Giải SBT Toán 6 (Cánh diều) Bài tập cuối chương 5  

Với giải sách bài tập Toán 6 Bài tập cuối chương 5 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Toán 6 Bài tập cuối chương 5  

Bài 121 trang 59 SBT Toán 6 Tập 2:

Viết các số sau theo thứ tự tăng dần:

a) 516;178;1721;1132;3542;7162;

b) –1,002; 1,01; –3,761; –6,2314; 0,001; 7,5.

Lời giải

a) 516;178;1721;1132;3542;7162

Ta chia các phân số trên thành 2 nhóm:

• Nhóm 1: gồm các phân số âm 516;178;1132;

• Nhóm 2: gồm các phân số dương 1721;3542;7162.

+ So sánh nhóm 1: 516;178;1132

Ta có 178=17.48.4=6832 và 516=5.216.2=1032.

Vì –68 < –11 < –10 nên 6832<1132<1032.

Khi đó 178<1132<516.

+ So sánh nhóm 2: 1721;3542;7162

Ta có 1721=17.221.2=3442; giữ nguyên 3542.

Vì 34 < 35 nên 3442<3542.

Khi đó 1721<3542

Lại có 3542<1<7162

Nên 1721<3542<7162.

Ta đã biết phân số âm luôn nhỏ hơn phân số dương nên ta có:

178<1132<516<1721<3542<7162.

Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: 178;1132;516;1721;3542;7162.

b) –1,002; 1,01; –3,761; –6,2314; 0,001; 7,5.

Ta chia các số thập phân trên thành 2 nhóm:

• Nhóm 1: gồm các số thập phân âm –1,002; –3,761; –6,2314;

• Nhóm 2: gồm các số thập phân dương 1,01; 0,001; 7,5.

+ So sánh nhóm 1: –1,002; –3,761; –6,2314;

Xét các số thập phân 1,002; 3,761; 6,2314.

Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng đơn vị. Do 6 > 3 > 1 nên 6,2314 > 3,761 > 1,002.

Do đó –6,2314 < –3,761 < –1,002.

+ So sánh nhóm 2: 1,01; 0,001; 7,5.

Kể từ trái sang phải, cặp chữ số cùng hàng đầu tiên khác nhau là cặp chữ số ở vị trí hàng đơn vị. Do 0 < 1 < 7 nên 0,001 < 1,01 < 7,5.

Ta đã biết các số thập phân âm luôn nhỏ hơ các số thập phân dương nên ta có:

–6,2314 < –3,761 < –1,002 < 0,001 < 1,01 < 7,5.

Vậy sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: –6,2314; –3,761; –1,002; 0,001; 1,01; 7,5.

Bài 122 trang 59, 60 SBT Toán 6 Tập 2:

Thực hiện phép tính:

a) 0,58 . 72 – (–7) . (–0,7) . 15,8;

b) 0,05 : 0,5 + 7 : 0,7 + 0,9 : 0,009;

c) 911.92121+2121.911+31121.911;

d) 20  212  0212  021.2  02020  202  020.2332.322.

Lời giải

a) 0,58 . 72 – (–7) . (–0,7) . 15,8

= 0,58 . 49 – 7 . 7 . 1,58

= 0,58 . 49 – 49 . 1,58

= 49 . (0,58 – 1,58)

= 49 . (–1)

= –49.

b) 0,05 : 0,5 + 7 : 0,7 + 0,9 : 0,009

= 0,1 + 10 + 100

= 110,1.

c) 911.92121+2121.911+31121.911

=911.92121911.2121+911.31121

=911.921212121+31121

=911.121121=911.1=911.

d) 20  212  0212  021.2  02020  202  020.2332.322

=2  021  .  10  0012  021.2  0202  020  .  10  001.22.23.3.1.322

=23.

Bài 123 trang 60 SBT Toán 6 Tập 2:

Tính một cách hợp lí:

a) 1,6 + (2,7 – 0,7 . 6) – (94 . 0,7 – 99 . 2,7);

b) 0,1 – 0,02 + 0,2 – 0,01 + 0,03 – 0,8;

c) 5116+11723271464.561213;

d) 21.3+23.5+25.7.10.133223533;

e) 2.4.10+4.6.8+14.16.203.6.15+6.9.12+21.24.30.

Lời giải

a) 1,6 + (2,7 – 0,7 . 6) – (94 . 0,7 – 99 . 2,7)

= 1,6 + 2,7 – 0,7 . 6 – 94 . 0,7 + 99 . 2,7

= 1,6 + 2,7 . (1 + 99) – 0,7 . (6 + 94)

= 1,6 + 2,7 . 100 – 0,7 . 100

= 1,6 + 270 – 70 = 201,6.

b) 0,1 – 0,02 + 0,2 – 0,01 + 0,03 – 0,8

= 0,1 + 0,2 + (–0,01 – 0,02 + 0,03) – 0,8

= 0,3 + 0 – 0,8

= –0,5.

c) 5116+11723271464.561213

=5116+11723271464.563626

=5116+11723271464.0=0.

d) 21.3+23.5+25.7.10.133223533

=113+1315+1517.1303431253

=117.13=67.13=27.

e) 2.4.10+4.6.8+14.16.203.6.15+6.9.12+21.24.30

=2.4.2.5+4.6.2.2.2+7.2.4.4.2.103.6.3.5+6.3.3.2.6+3.7.6.4.3.10

=2.4.2.5+2.6+7.4.103.6.3.5+2.6+7.4.10

=2.4.23.2.3.3=2.43.3.3=827.

Bài 124 trang 60 SBT Toán 6 Tập 2:

Tìm x, biết:

a) –3x + 7 = 12 – 125;

b) 13:2x1=421;

c) [124 – (20 – 4x)] : 20 = 12;

d) 12.3+13.4+...+18.9+19.10.x=15.

Lời giải

a) –3x + 7 = 12 – 125

–3x + 7 = –113

–3x = –113 – 7

–3x = –120

x = (–120) : (–3) = 40.

Vậy x = 40.

b) 13:2x1=421

2x1=13:421

2x1=13.214=74

2x=74+1=34

x=34:2=38.

Vậy x=38.

c) [124 – (20 – 4x)] : 20 = 12

124 – (20 – 4x) = 12 . 20 

124 – (20 – 4x) = 240

20 – 4x = 124 – 240

20 – 4x = –116

4x = 20 – (–116)

4x = 136

x = 136 : 4

x = 34.

Vậy x = 34.

d) 12.3+13.4+...+18.9+19.10.x=15

1213+1314+...+1819+19110.x=15

12110.x=15

510110.x=15

410.x=15

25.x=15

x=15:25

x=15.52=12

Vậy x=12.

Bài 125 trang 60 SBT Toán 6 Tập 2:

Tìm các số nguyên x sao cho:

a) 25<x15<16;

b) 12+13512<2x<1231+13631.

Lời giải

a) Ta có:

⦁ 25=2.65.6=1230;

⦁ x15=2x2.15=2x30;

⦁ 16=1.56.5=530.

Vì 25<x15<16 nên 1230<2x30<530.

Do đó –12 < 2x < 5.

Suy ra –6 < x < 2,5.

Mà x là số nguyên nên x ∈ {–5; –4; –3; –2; –1; 0; 1; 2}.

Vậy x ∈ {–5; –4; –3; –2; –1; 0; 1; 2}.

b) Ta có:

⦁ 12+13512=612+412512=512;

⦁ 1231+13631=1231+13631=12431=4.Giải SBT Toán 6 (Cánh diều) Bài tập cuối chương 5   - Ảnh 1

Vì 12+13512<2x<1231+13631 nên 512<2x<4

Do đó 524<x<2.

Mà x là số nguyên nên x = 1.

Vậy x = 1.

Bài 126 trang 60 SBT Toán 6 Tập 2:

So sánh:

a) A=12+122+123+...+122  020+122  021 và B=13+14+15+1360;

b) C=2  0192  020.2  0212  022 và D=2  020+2  0222  019+2  021.32.

Lời giải

a) Ta có:

2A=2.12+122+123+...+122  020+122  021

2A=1+12+122+123+...+122  019+122  020

Suy ra: 2AA=1+12+122+123+...+122  019+122  020

                             12+122+123+...+122  020+122  021

Do đó A=1122021<1.

Lại có B=13+14+15+1360=20+15+12+1360=6060=1.

Vậy A < B.

b) Ta có 0<2  0192  020<1 và 0<2  0212  022<1.

Suy ra C < 1  (1)

Lại có 2 020 > 2 019 và 2 022 > 2 021.

Nên 2 020 + 2 022 > 2 019 + 2 021

Suy ra 2  020+2  0222  019+2  021>1

Mà 32>1.

Do đó 2  020+2  0222  019+2  021.32>1 hay D > 1  (2).

Từ (1) và (2) suy ra C < 1 < D.

Vậy C < D.

Bài 127 trang 60, 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Bốn bạn An, Bình, Chi, Đông cùng đọc 4 quyển truyện giống nhau và thi xem ai đọc nhanh hơn. Trong một giờ, các bạn An, Bình, Chi, Đông lần lượt đọc được 718;13;2360;310 quyển truyện. Trong bốn bạn đó ai đọc xong nhanh nhất? Ai đọc xong cuối cùng? Giải thích vì sao.

Lời giải

Ta có: 718=7018013=601802360=69180 và 310=54180.

Vì 54 < 60 < 69 < 70 nên 54180<60180<69180<70180.

Do đó 310<13<2360<718.

Vậy An đọc xong nhanh nhất, Đông đọc xong cuối cùng.

Bài 128 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Trong đợt tổng kết năm học tại một trường trung học cơ sở, tổng số học sinh giỏi của ba lớp 6A, 6B, 6C là 90 em. Biết rằng 25 số học sinh giỏi của lớp 6A bằng 13 số học sinh giỏi của lớp 6B và bằng 12 số học sinh giỏi của lớp 6C. Tính số học sinh giỏi của mỗi lớp.

Lời giải

Sách bài tập Toán 6 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5    (ảnh 1) 

Số học sinh giỏi của lớp 6A bằng: 13:25=56 (số học sinh giỏi của lớp 6B).

Số học sinh giỏi của lớp 6C bằng: 13:12=23 (số học sinh giỏi của lớp 6B).

Tổng số học sinh giỏi của cả ba lớp bằng: 56+1+23=52(số học sinh giỏi của lớp 6B).

Số học sinh giỏi của lớp 6B là: 90:52=36 (học sinh).

Số học sinh giỏi của lớp 6A là: 56.36=30 (học sinh).

Số học sinh giỏi của lớp 6C là: 90 – (36 + 30) = 24 (học sinh).

Vậy số học sinh giỏi của lớp 6A, 6B, 6C lần lượt là 36 học sinh, 30 học sinh, 24 học sinh.

Bài 129 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Cùng một công việc, nếu mỗi đội làm riêng thì ba đội A, B, C hoàn thành công việc trong thời gian lần lượt là 6 giờ, 8 giờ và 12 giờ. Hai đội B và C làm chung trong 2 giờ rồi sau đó đội C chuyển đi làm việc khác, đội A cùng làm với đội B tiếp tục công việc cho đến khi hoàn thành. Đội A cùng làm với đội B cho đến khi hoàn thành công việc trong mấy giờ?

Lời giải

Trong 1 giờ, đội A, B, C làm được số phần công việc lần lượt là: 16;18 và 112.

Trong 2 giờ, đội B, C làm được số phần công việc lần lượt là: 2.18=14 và 2.112=16.

Trong 2 giờ, hai đội B và C làm được 14+16=512 (công việc).

Số phần công việc còn lại sau khi hai đội B và C làm chung trong 2 giờ là:

1512=712 (công việc).

Số phần công việc hai đội A và B làm chung trong 1 giờ là: 16+18=724 (công việc).

Vậy số giờ để đội A cùng làm với đội B cho đến khi hoàn thành công việc là:

712:724=2 (giờ).

Bài 130 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Một người trưởng thành đi 1 dặm (1 mile) khoảng 2 000 bước chân. Các chuyên gia cho rằng nếu người trưởng thành đi bộ đều đặn mỗi ngày khoảng 7 000 bước sẽ giúp cho cơ thể dẻo dai, giảm nguy cơ tim mạch, thoái hóa xương khớp,… 7 000 bước chân (của người trưởng thành) tương ứng với bao nhiêu ki-lô-mét? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Biết rằng 1 dặm chuẩn quốc tế ngày nay đã được thống nhất và quy định bằng 1 609,344 m.

Lời giải

7 000 bước chân (của người trưởng thành) tương ứng với số dặm là:

7 000 : 2 000 = 3,5 (dặm).

Đổi đơn vị: 3,5 dặm = 3,5 . 1 609,344 m

                                 = 5632,704 m

                                 = 5,632 704 km ≈ 5,6 km.

Vậy 7 000 bước chân (của người trưởng thành) tương ứng với khoảng 5,6 km.

Bài 131 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Một người trưởng thành trung bình mỗi phút thở 15 lần, mỗi lần hít thở 0,55 lít không khí (Nguồn: optimalbreathing.com). Tính khối lượng không khí một người trưởng thành hít thở trong một ngày (tính theo gam), biết 1 lít không khí nặng 1,3 gam.

Lời giải

Đổi 1 ngày = 24 giờ = 24 . 60 phút = 1 440 phút.

Số lần hít thở của một người trưởng thành trong một ngày là:

15 . 1 440 = 21 600 (lần).

Một người trưởng thành hít thở trong một ngày được số lít không khí là:

21 600 . 0,55 = 11 880 (lít).

Khối lượng không khí một người trưởng thành hít thở trong một ngày là:

11 880 . 1,3 = 15 444 (g).

Vậy khối lượng không khí một người trưởng thành hít thở trong một ngày là 15 444 g.

Bài 132 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Các nhà sản xuất cho biết: khi để một chiếc ti vi ở trạng thái “chờ” (nghĩa là chỉ tắt ti vi bằng điều khiển không dây) thì trong một giờ ti vi vẫn tiêu thụ điện năng là 1 Wh (Nguồn: thegreenage.co.uk). Giả thiết trung bình mỗi hộ gia đình ở thành phố Hà Nội đều có một ti vi và xem 4 giờ mỗi ngày. Hãy tính nếu tất cả 1,8 triệu hộ gia đình ở Hà Nội đều tắt ti vi ở trạng thái “chờ” thì trong một tháng (30 ngày) cả thành phố đã để lãng phí bao nhiêu tiền điện? Biết rằng giá điện trung bình là 1 900 đồng/kWh và 1 kWh = 1 000 Wh.

Lời giải

Trong 1 ngày, mỗi hộ gia đình sẽ để ti vi ở trạng thái “chờ” trong số giờ là:

24 – 4 = 20 (giờ).

Trong 1 tháng, mỗi hộ gia đình sẽ để ti vi ở trạng thái “chờ” trong số giờ là:

20 . 30 = 600 (giờ).

Trong 1 tháng, 1,8 triệu hộ gia đình sẽ để ti vi ở trạng thái “chờ” trong số giờ là:

1 800 000 . 600 = 1 080 000 000 (giờ).

Khi đó trong 1 tháng, 1,8 triệu hộ gia đình để ti vi ở trạng thái “chờ” sẽ tiêu thụ 1 080 000 000 Wh điện.

Đổi đơn vị: 1 kWh = 1 000 Wh.

                   1 080 000 000 Wh = 1 080 000 kWh.

Số tiền cả thành phố đã lãng phí là:

1 080 000 . 1 900 = 2 052 000 000 (đồng)

Vậy số tiền cả thành phố đã lãng phí là 2 052 000 000 đồng.

Bài 133 trang 61 SBT Toán 6 Tập 2:

Hai xe ô tô chở tất cả 948,6 kg hàng hóa. Nếu chuyển 50% số hàng ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở gấp 3 lần xe thứ nhất. Mỗi xe chở bao nhiêu ki-lô-gam hàng hóa?

Lời giải

Khi chuyển 50% số hàng ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở gấp 3 lần xe thứ nhất, khi đó xe thứ nhất còn chở số hàng hóa là:

[948,6 : (3 + 1)] . 1 = 237,15 (kg).

Thực tế xe thứ nhất phải chở: 237,15 : 50% = 474,3 (kg).

Xe thứ hai phải chở: 948,6 – 474,3 = 474,3 (kg).

Vậy mỗi xe đều chở 474,3 kg.

Bài 134 trang 62 SBT Toán 6 Tập 2:

Để cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào đường theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định, người ta đặt biển cấm đi ngược chiều. Người đi bộ được phép đi trên vỉa hè hoặc lề đường. Biển báo có dạng hình tròn đường kính 70 cm.

Sách bài tập Toán 6 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5    (ảnh 1) 

a) Tính diện tích biển báo.

b) Ở chính giữa biển báo là hình chữ nhật được sơn màu trắng có chiều rộng 10 cm, chiều dài 50 cm. Phần còn lại của biển báo được sơn màu đỏ. Tính diện tích phần được sơn màu đỏ của biển báo. (Lấy π = 3,14).

Lời giải

a) Bán kính của biển báo là: 70 : 2 = 35 (cm).

Diện tích của biển báo là: 35 . 35 . 3,14 = 3 846,5 (cm2).

Vậy diện tích của biển báo là 3 846,5 cm2.

b) Diện tích của hình chữ nhật được sơn màu trắng là:

10 . 50 = 500 (cm2).

Vậy diện tích phần được sơn màu đỏ của biển báo là: 3 846,5 – 500 = 3 346,5 cm2.

Bài 135 trang 62 SBT Toán 6 Tập 2:

Ước lượng kết quả của các tích sau (theo mẫu):

Mẫu: 97,21 . 5,97 ≈ 97 . 6 = 582;

          121 . 79 ≈ 120 . 80 = 9 600.

a) 2 395,11 . 155,99;

b) (–875,41) . (–23,92);

c) (–56 999) . 1 992.

Lời giải

a) 2 395,11 . 155,99 ≈ 2 395 . 156 = 373 620.

b) (–875,41) . (–23,92) = 875,41 . 23,92 ≈ 875 . 24 = 21 000.

c) (–56 999) . 1 992 ≈ (–57 000) . 1 990 = –113 430 000.

Bài 136 trang 62 SBT Toán 6 Tập 2:

Nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20 –10, Tâm giúp mẹ bán hoa trong ba ngày. Ngày thứ hai số hoa bán được tăng 10% so với ngày thứ nhất. Ngày thứ ba số hoa bán được giảm 10% so với ngày thứ hai. Trong ngày thứ nhất và ngày thứ ba thì ngày nào Tâm bán được nhiều hoa hơn và nhiều hơn bao nhiêu phần trăm?

Lời giải

Giả sử số hoa bán được trong ngày thứ nhất là 100% thì số hoa bán được trong ngày thứ hai là: 100% + 10% = 110% (số hoa bán được trong ngày thứ nhất).

Giả sử số hoa bán được trong ngày thứ hai là 100% thì số hoa bán được trong ngày thứ ba là: 100% – 10% = 90% (số hoa bán được trong ngày thứ hai).

So với ngày thứ nhất thì số hoa bán được trong ngày thứ ba là:

110% . 90% = 99% (số hoa bán được trong ngày thứ nhất).

Vậy ngày thứ nhất Tâm bán được nhiều hoa hơn ngày thứ ba và nhiều hơn 100% – 99% = 1%.

Bài 137 trang 62 SBT Toán 6 Tập 2:

Nhân dịp năm mới, một cửa hàng điện máy thực hiện chương trình giảm giá 20% cho tất cả các mặt hàng và ai có thẻ “khách hàng thân thiết” sẽ được giảm tiếp 5% trên giá đã giảm.

a) Bác Nam có thẻ “khách hàng thân thiết” mua một ti vi trị giá 7 900 000 đồng thì phải trả bao nhiêu tiền?

b) Bác Nam mua thêm một ấm đun nước nên phải trả tất cả 6 156 000 đồng. Giá ban đầu của chiếc ấm là bao nhiêu?

Lời giải

a) Cửa hàng thực hiện chương trình giảm giá 20% nên giá của một chiếc ti vi lúc này bằng 100% – 20% = 80% giá ban đầu.

Số tiền bác Nam phải trả sau khi được giảm 20% là:

7 900 000 . 80% = 6 320 000 (đồng).

Do bác Nam có thẻ “khách hàng thân thiết” nên được giảm thêm 5% trên giá đã giảm, nên giá của chiếc ti vi lúc này bằng 100% – 5% = 95% giá đã giảm.

Số tiền bác Nam phải trả sau khi được giảm thêm 5% trên giá đã giảm là:

6 320 000 . 95% = 6 004 000 (đồng).

Vậy số tiền bác Nam phải trả là 6 004 000 đồng.

b) Số tiền bác Nam phải trả khi mua thêm chiếc ấm là:

6 156 000 – 6 004 000 = 152 000 (đồng).

Số tiền bác Nam phải trả cho chiếc ấm trước khi được giảm thêm 5% trên giá đã giảm là: 152 000 : 95% = 160 000 (đồng).

Giá tiền ban đầu của chiếc ấm là: 160 000 : 80% = 200 000 (đồng).

Vậy giá tiền ban đầu của chiếc ấm là 200 000 đồng.

Bài 138 trang 62, 63 SBT Toán 6 Tập 2:

Biểu đồ sau đây nói về độ lớn của một số âm thanh trong cuộc sống:

Sách bài tập Toán 6 (Cánh diều): Bài tập cuối chương 5    (ảnh 1) 

Đơn vị được dùng để đo cường độ âm thanh là decibel (dB). Các âm thanh từ 85 dB trở lên (gọi là tiếng ồn) mà tai chúng ta phải tiếp xúc kéo dài hoặc lặp lại nhiều lần có thể làm giảm khả năng nghe hoặc gây điếc.

a) Tỉ lệ độ lớn âm thanh lúc trò chuyện so với độ lớn âm thanh búa khoan là bao nhiêu phần trăm?

b) Dựa vào biểu đồ trên, em hãy nêu ra những tiếng ồn chúng ta nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc.

Lời giải

a) Tỉ lệ phần trăm giữa độ lớn âm thanh lúc trò chuyện so với độ lớn âm thanh búa khoan là: 60120.100%=50%.

b) Dựa vào biểu đồ trên, những tiếng ồn chúng ta nên tránh hoặc hạn chế tiếp xúc là những âm thanh có cường độ âm thanh từ 85 dB trở lên.

Tức là các âm thanh từ giao thông, máy sấy tóc, nhạc Rock, máy cưa và búa khoan.

Xem thêm các bài giải SBT Toán 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 9: Tỉ số. Tỉ số phần trăm

Bài 10: Hai bài toán về phân số

Bài 1: Điểm. Đường thẳng

Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song

Bài 3: Đoạn thẳng

Câu hỏi liên quan

Vậy số học sinh giỏi của lớp 6A, 6B, 6C lần lượt là 36 học sinh, 30 học sinh, 24 học sinh.
Xem thêm
a) Cửa hàng thực hiện chương trình giảm giá 20% nên giá của một chiếc ti vi lúc này bằng 100% – 20% = 80% giá ban đầu.
Xem thêm
a) Tỉ lệ phần trăm giữa độ lớn âm thanh lúc trò chuyện so với độ lớn âm thanh búa khoan là:
Xem thêm
7 000 bước chân (của người trưởng thành) tương ứng với số dặm là:
Xem thêm
Đổi 1 ngày = 24 giờ = 24 . 60 phút = 1 440 phút.
Xem thêm
a) Ta có:
Xem thêm
Vậy An đọc xong nhanh nhất, Đông đọc xong cuối cùng.
Xem thêm
Khi chuyển 50% số hàng ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở gấp 3 lần xe thứ nhất, khi đó xe thứ nhất còn chở số hàng hóa là:
Xem thêm
Giả sử số hoa bán được trong ngày thứ nhất là 100% thì số hoa bán được trong ngày thứ hai là: 100% + 10% = 110% (số hoa bán được trong ngày thứ nhất).
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài tập cuối chương 5 - cd
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!