Giải sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Bài 7: Thơ
(1) Ánh Mặt Trời rực rỡ biển xanh.
(2) Cát càng mịn, biển càng trong
(3) Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
(4) Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
(5) Sẽ có cây có cửa có nhà
(6) Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
A. (1) – (4) – (5)
B. (1) – (2) – (3)
C. (2) – (4) – (6)
D. (3) – (5) – (6)
Trả lời:
Chọn đáp án: B. (1) – (2) – (3)
A. Vui tươi – trầm ngâm – nhớ về quá khứ - yêu thương
B. Vui tươi – yêu thương– nhớ về quá khứ - trầm ngâm
C. Vui tươi – yêu thương - trầm ngâm – nhớ về quá khứ
D. Vui tươi– nhớ về quá khứ – yêu thương - trầm ngâm
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Vui tươi – yêu thương - trầm ngâm – nhớ về quá khứ
Trả lời:
- Hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến ba lần: ở dòng thơ thứ 14 (Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa), dòng thơ thứ 21 và 22 (Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ: / Cha mượn cho con buồm trắng nhé).
- “Cánh buồm” tượng trưng cho phương tiện để hiện thực hóa khát vọng được đi khắp đó đây, khám phá những điều mới mẻ của người con.
Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây có cửa có nhà,
Vẫn là đất nước của ta,
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến
a. Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng dấu câu nào để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con?
b. Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” có tác dụng gì?
c. Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy tình cảm gì của cha dành cho con? Câu trả lời của người cha cho thấy điều gì?
Trả lời:
a. Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng dấu hai chấm để đánh dấu, báo trước lời nói của nhân vật cha và con.
b. Việc nhắc lại ba lần từ “không thấy” trong dòng thơ: “Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?” góp phần diễn tả sự mênh mông, bát ngát của biển cả.
c. Cử chỉ “mỉm cười xoa đầu con nhỏ” cho thấy người cha không hề tỏ ra ngạc nhiên trước câu hỏi của con, thay vào đó là sự trìu mến, yêu thương, ân cần giảng giải cho con. Câu trả lời của người cha cho thấy ông khuyến khích con tìm hiểu những vùng đất mới, nơi mà ông cũng chưa hề đi đến. Có thể ông cũng đã từng như con mình và giờ đây, đứa con sẽ hiện thực mơ ước đó của ông.
Trả lời:
Trong bài thơ, người con hỏi và nói với cha:
Cha ơi!
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
[…]
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi …
Qua những câu hỏi, lời nói ở trên, người con muốn được đến những nơi “chưa hề đi đến” để khám phá những điều mới mẻ ở đó. Đó là ước mơ rất hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng và đẹp đẽ.
Trả lời:
Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến những ước mơ của mình khi còn nhỏ. Người cha cũng từng khao khát được đi xa, đến những vùng đất mới để tìm hiểu những điều mới lạ.
Trả lời:
Ước mơ, khát vọng lớn nhất của em khi còn nhỏ là học thật giỏi được lớn thật nhanh. Hằng ngày nhìn bố mẹ vất vả làm lụng, em luôn ước mơ học thật giỏi để cho cha mẹ vui lòng. Em cũng muốn lớn thật nhanh để giúp đỡ cha mẹ đỡ vất vả.
Câu 8 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Bố đứng nhìn biển cả
Con xếp giấy thả diều
Bố trời chiều bóng ngả
Con sóng sớm bừng reo
Chuyện bố bố con con
Dập dồn như lớp sóng
Biển bốn phía biển tròn
Diều bay trong gió lộng
Bố dạy con hình học
Đo góc biển chân trời
Khi vừng dương mới mọc
Nhuộm tím màu xa khơi
Ống nhòm theo biển dài
Thấy buồn lên thích quá!
Theo con nhìn tương lai
Khấp khởi mừng trong dạ
Trên boong tàu gió mát
Trên biển cả sóng cồn
Diều con lên bát ngát
Tưởng mọc vừng trăng non
(Huy Cận, thivien.net)
Hãy chỉ ra tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ trên. So sánh với tình cảm, cảm xúc của người cha trong bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Trả lời:
- Trong bài thơ Bố đứng nhìn biển cả, người bố thể hiện tình yêu thương con, hi vọng và tin tưởng con sẽ có được một tương lai tươi sáng.
- Đó cũng chính là điểm tương đồng giữa tình cảm, cảm xúc của người bố trong bài thơ Bố đứng nhìn biển cả với tình cảm, cảm xúc của người cha tỏng bài Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Bài Mây và sóng của Ta-go được viết theo thể thơ nào?
A. Bốn chữ
B. Năm chữ
C. Lục bát
D. Thơ văn xuôi
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Thơ văn xuôi
Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phương thức biểu đạt nào không có trong bài thơ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Trả lời:
Chọn đáp án: C. Nghị luận
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với
bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.”.
Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng Trái Đất, đưa tay lên trời.
cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.”.
“Mẹ mình đang đợi ở nhà.” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ
mà đến được?”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
a. Em bé đã tưởng tượng ra điều gì? Những điều đó có đặc điểm như thế nào?
b. Những dòng thơ nào cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ? Đó là tình cảm gì?
c. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Trả lời:
a. Em bé đã tưởng tượng ra trên mây có người gọi và nói với em về việc họ được tự do, tha hồ vui chơi từ sáng tới chiều. Em bé cũng muốn lên đó và họ bày cách cho em lên cùng với họ. Nhưng sau đó, em nói với họ rằng mẹ em đang đợi em ở nhà, em không rời mẹ để đến với họ được. Rồi họ mỉm cười bay đi.
Những điều mà em bé tưởng tượng ra rất thú vị, đẹp đẽ, lung linh, kì ảo. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên rất thơ mộng, cuốn hút các em nhỏ.
b. Những dòng thơ cho thấy tình cảm của em bé dành cho mẹ:
- “Mẹ mình đang đợi ở nhà.” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Những dòng thơ trên cho thấy em bé rất yêu thương mẹ, luôn ở bên mẹ, không muốn rời xa mẹ. Em bé còn tưởng tượng ra trò chơi của mình và mẹ ngay tỏng ngôi nhà của mình. Trò chơi ấy cũng hấp dẫn không kém trò chơi trên mây, mà em vẫn có mẹ ở bên để che chở, vỗ về.
c. Qua đoạn thơ, tác giả muốn nhấn mạnh trí tưởng tượng phong phú và sự ngây thơ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của em bé. Đồng thời, ca ngợi sức mạnh của tình mẫu tử - một trong những điều mang lại hạnh phúc đích thực cho con người ngay ở nơi trần gian, trong ngôi nhà của mỗi chúng ta.
Trả lời:
- Sức hấp dẫn của những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” nằm trong lời kể của họ với em bé: đúng với tâm lí ham chơi, dễ bị lôi cuốn bởi những điều mới mẻ của trẻ em.
- Em bé không tham gia vì không muốn rời xa mẹ, không muốn mẹ phải lo buồn, điều này thể hiện tình thương yêu mẹ của em bé.
Trả lời:
Những trò chơi do em bé tạo ra “thú vị” và “hay hơn” vì không chỉ có “mây” (vì chính em đã là mây) mà còn có “trăng” (hiện thân của mẹ), không chỉ được vui đùa như với những người sống “trên mây” mà còn được cùng sống dưới một “mái nhà” – nơi đó em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng từ mẹ; em không chỉ có “sóng” (vì chính em đã là sóng) mà còn có “bến bờ kì lạ” (hiện thân của mẹ), bến bờ bao dung, luôn rộng mở đón em. Như vậy, không những em không phải “rời mẹ” mà còn được “lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi hấp dẫn của những người “trên mây” và “trong sóng”.
Trả lời:
Thông điệp của nhà thơ:
- Ca ngợi tình mẹ con.
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc (trong đó có tình mẫu tử).
- Trí tưởng tượng của tuổi thơ vô cùng phong phú, nhưng hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà ở ngay trên trần thể và do chính con người tạo nên.
- Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo.
Trả lời:
Việc làm của mẹ với em lúc nhỏ khiến em yêu thích nhất là mẹ đã dạy cho em học bài. Mẹ luôn ân cần, chu đáo chỉ dạy cho em từng li từng tí. Giọng nói của mẹ rất ấm áp, mẹ giảng bài rất dễ hiểu. nhờ có mẹ mà thành tích học tập của em luôn đứng đầu lớp. Em rất yêu mẹ của mình.
Câu 8 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Xứ thần tiên
Nếu mọi người biết được cung điện của nhà vua ở đâu, nó sẽ biến mất khỏi không trung. Những bức tường bằng bạc trắng và mái ngói lấp lánh vàng. Hoàng hậu sống trong cung điện có bảy cái sân, bà đeo đồ trang sức trị giá bằng của cải bảy vương quốc. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, cung điện của nhà vua ở đâu. Nó ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. Công chức đang ngủ trên bờ biển xa của bảy biển không thể đến. Không có ai trên thế giới có thể tìm ra nàng ngoài con. Nàng đeo vòng trên tay và hạt ngọc trai trên tai; tóc đang trải xuống sàn nhà. Nàng sẽ thức dậy nếu con chạm cây gậy thần của con vào nàng, và đồ trang sức sẽ rơi xuống từ đôi môi nàng khi nàng mỉm cười. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, nàng đang ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. Đã đến giờ mẹ ra sông tắm, bước lên ban công trên mái. Con ngồi tại góc nơi bóng tối các bức tường gặp mặt. Chỉ có con mèo được đi cùng con, bởi nó biết nơi người thợ cạo trong câu chuyện sống. Nhưng con sẽ nói thầm vào tai mẹ, nơi người thợ cạo trong câu chuyện sống. Đó chính là ở góc ban công nhà mình nơi đặt chậu cây tulsi. (Ta-go, Vũ Hoàng Linh dịch, thivien.net) |
Hãy cho biết: Em bé trong bài thơ có những suy nghĩ và tình cảm như thế nào đối với ngôi nhà của mình? Theo em bé, nơi đâu là “xứ thần tiên”? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và tình cảm đó của em bé?
Trả lời:
Theo em bé, ngôi nhà của em chính là “xứ thần tiên” – nơi đó có cung điện (có vua, hoàng hậu, công chúa), người thợ cạo trong câu chuyện sống.
Điều đó cho thấy em bé rất yêu quý ngôi nhà của mình. Với trí tưởng tượng phong phú, em bé hình dung ra đó là nơi đẹp nhất, đáng yêu nhất.
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Năm chữ
B. Bảy chữ
C. Tám chữ
D. Tự do
Trả lời:
Chọn đáp án: D. Tự do
Trả lời:
- Phẩm chất của người mẹ chủ yếu được thể hiện qua các dòng thơ ở khổ 1 và 2.
- Qua hai khổ thơ đó, tác giả cho thấy những phẩm chất tốt đẹp của người mẹ: trông chờ mọi thành quả vào đootay lao động của mình; lao động chăm chỉ, cần cù; yêu thương, nuôi nấng, dạy dỗ các con; lặng thầm chịu đựng những gian truân, vất vả; …
Trả lời:
- Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gồm ba khổ, gieo vần hỗn hợp, ngắt nhịp linh hoạt.
- Bài thơ có tứ thơ độc đáo, mang tính phát hiện đầy ám ảnh về người mẹ và những thành quả mà mẹ tạo ra.
- Từ ngữ, hình ảnh của bài thơ vừa bình dị, quen thuộc vừa mang tính tượng trưng. Trong bài, nhà thơ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp ngữ (những mùa quả), đối lập (lặn – mọc, lớn lên – lớn xuống), so sánh (quả - như Mặt Trời, như Mặt Trăng; quả - mang dáng giọt mồ hôi mặn), ẩn dụ (chúng tôi, một thứ quả trên đời; hái; quả non xanh), nói giảm – nói tránh (ngày bàn tay mẹ mỏi).
Những yếu tố nghệ thuật này vừa giúp tác giả thể hiện cảm xúc chân thành, đồng thời nêu được những suy ngẫm, triết lí thâm trầm, sâu lắng của tác giả về mẹ.
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
a. Nêu cách ngắt nhịp của từng dòng thơ tỏng khổ thơ trên.
b. Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
c. Hai dòng thơ sau có gì đặc sắc về nghệ thuật? Em hình dung như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai dòng thơ này?
Trả lời:
a. Các dòng thơ có thể được ngắt nhịp như sau:
Lũ chúng tôi / từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu / thì lớn xuống
Chúng mang dáng / giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng / thầm lặng mẹ tôi
b. Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản, đối lập qua hai từ “lớn lên” – “lớn xuống”. Biện pháp tu từ đó cho thấy sự liên tưởng thú vụ của tác giả về “hướng” phát triển của “chúng tôi” với “bí và bầu”. “Chúng tôi” ngày càng cao lên, còn những quả bí và quả bầu ở trên giàn thì ngày càng dài ra theo chiều hướng xuống mặt đất. Cả “chúng tôi” cùng “bí và bầu” đều “lớn” nhờ bàn tay của mẹ. Mặc dù mẹ trồng “bí và bầu” để nuôi “chúng tôi” nhưng dường như chúng đều là những đứa “con” của mẹ, hay “chúng tôi” cũng chính là một thứ “quả” mẹ “trồng”. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao của mẹ.
c. Hai dòng thơ sau sử dụng phép so sánh: “chúng: (bí và bầu) có hình dáng giống như những giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống mỗi khi vất vả, nhưng đó là những giọt mồ hôi rơi trong thầm lặng, không phải lúc nào những đứa con cũng nhìn thấy điều đó. “Chúng” là thành quả mà mẹ vun trồng được, nhưng cũng tượng trưng cho những nhọc nhằn, gian khổ, hi sinh mà mẹ phải trải qua và chịu đựng. Qua đó, tác giả cho thấy sự thấu hiểu của người con với những gian truân của mẹ, thương và xót xa cho mẹ; đồng thời, gián tiếp cho thấy sự day dứt khi mẹ phải vất vả vì mình.
Trả lời:
- Quả non xanh: nghĩa đen – quả chưa chín; nghĩa bóng – người con chưa trưởng thành, chín chắn, chưa báo đáp được ơn sinh thành và dưỡng dục của mẹ.
- Tác giả hoảng sợ khi nghĩ đến lúc mẹ già yếu, gần đất xa trời mà mình vẫn chưa khôn lớn, trưởng thành hoặc chưa đáp đền được công ơn của mẹ.
- Bài thơ cho thấy tình yêu thương, sự trân trọng của nhà thơ đối với mẹ; đồng thời, bộc lộ sự day dứt, xót xa khi chưa làm cho mẹ được thanh thản lúc cuối đời.
Trả lời:
Cảm xúc của nhân vật trữ tình tỏng khổ cuối của bài thơ Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) có những điểm giống và khác với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong khổ cuối của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai).
- Giống nhau: Cả hai nhân vật trữ tình đều thể hiện sự thảng thốt, lo lắng khi nhận ra hoặc nghĩ đến lúc mẹ đã về già.
- Khác nhau: Trong bài Mẹ (Đỗ Trung Lai), nhân vật trữ tình dường như không muốn tin vào sự thực là mẹ đã già, đã gần đất xa trời; nhân vật trữ tình trong bài Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm) lại day dứt khi nghĩ đến lúc mẹ già mà mình chưa đủ chín chắn, trưởng thành, chưa trở thành chỗ dựa cho mẹ hoặc làm cho mẹ được an lòng.
Câu 7 trang 21 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Nắng mới Mỗi lần nắng mới hắt bên song, |
Hình ảnh người mẹ trong bài thơ có đặc điểm gì? Người con thể hiện tình cảm, cảm xúc gì với mẹ?
Trả lời:
Người mẹ hiện lên trong trí nhớ của nhà thơ. Đó là người mẹ đã khuất. Khi còn sống, người mẹ dịu hiền, tươi tắn, chịu thương chịu khó.
Nhà thơ rất yêu mẹ và nhớ mẹ. Hình ảnh mẹ luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ với những cảm xúc trìu mến, thân thương.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Nguyễn Khoa Điềm)
Trả lời:
- Nghĩa của các từ in đậm “quả, quả non xanh” theo ngữ cảnh là: chỉ người con của mẹ, được mẹ sinh thành và dưỡng dục.
Trả lời:
Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông) để từ nghĩa cụ thể của cụm từ cánh buồm (chỉ vật thường làm bằng vải hay cói, căng ở cột thuyền để hứng gió, tạo sức đẩy cho thuyền đi), từ đó thể hiện ước mơ muốn đi xa của người con.
Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
a. Dựa vào ngữ cảnh, xác định nghĩa của từ cầm trong khổ thơ trên.
b. Tìm thêm những ngữ cảnh khác của từ cầm (ví dụ: cầm bút, cầm chắc phần thắng, …) và xác định nghĩa của từ cầm trong mỗi ngữ cảnh đó.
Trả lời:
a. Trong ngữ cảnh này, cầm có nghĩa là kìm nén (sự xúc động, dòng nước mắt).
b. Những ngữ cảnh khác của từ cầm:
- Cầm quân: Cầm ở đây là điều khiển, chỉ huy
- Cầm đồ: Cầm ở đây là gửi của cải cho người khác giữ lại làm tin để vay tiền.
Đừng cho phép lưỡi bạn vượt quá ý nghĩ của bạn. (Sách 3 500 câu danh ngôn)
Trả lời:
- Từ lưỡi trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển.
- Lưỡi ở đây được hiểu là lời nói. Câu thơ khuyên con người phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói, tránh nói năng không suy nghĩ.
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,.... (Hồ Chí Minh)
b)
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...
(Hoàng Trung Thông)
c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)
d) Nhưng... xin lỗi... - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối - Tôi không thể...! (Brét-bơ-ry)
Trả lời:
- Tác dụng của dấu chấm lửng:
a) Tỏ ý còn nhiều nội dung tương tự chưa được liệt kê hết.
b) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng và làm giãn nhịp điệu câu thơ chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung mới.
c) Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
d) Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng vì lí do gì đó.
Trả lời:
Từ “vườn cây” của mẹ, Nguyễn Khoa Điềm bắt nhịp tự nhiên sang “vườn người” với những nhận xét, so sánh hóm hỉnh mà thâm trầm:
“Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Tỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”
Từ bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương, quý mến của mẹ dành cho cây, cho con, nên tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn: còn bí ẩn thì lớn xuống, dài to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn, lao khổ của mẹ. Tác giả đã có một liên tưởng thú vị mang theo tấm lòng biết ơn, trân trọng dành cho mẹ khi hình dung bí, bầu: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/ Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.”. Ý thơ Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến bài ca dao nói về nỗi vất vả của mẹ, của nông dân một nắng hai sương:
“Mồ hôi mà rỏ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh lá tốt vẫn vương tơ lòng.”
Đợi mẹ
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã vế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
(Vũ Quần Phương, thivien.net)
Trả lời:
Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu. Bài thơ “Đợi mẹ” được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ. Nhà thơ Vũ Quần Phương xa mẹ từ khi còn nhỏ. Có lẽ vì vậy mà khi viết về mẹ, mỗi vần thơ của ông đều như chạm đến những cảm xúc sâu lắng nhất trong lòng người đọc:
“Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non
Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm
Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà
Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa
Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã vế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ”
Bài thơ kể cho chúng ta nghe về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ: đợi mẹ. Ai chẳng từng đợi mẹ đi chợ, đi làm về. Ai chẳng từng trải qua cảm giác thắc thỏm đứng ngồi mong ngóng. Em bé trong bài thơ này cũng vậy. Trời đã tối. Những dấu hiệu của nhịp sống ồn ào ban ngày đã dừng lại. Từng hoạt động của đêm lần lượt diễn ra: Vành trăng non đã lên, đom đóm đã thắp lửa ngoài ao, đom đóm đã bay vào nhà. Vậy nhưng mẹ vẫn chưa làm đồng về.
Em bé có thể nhìn thấy vầng trăng treo cao tít trên bầu trời nhưng không thể mìn thấy mẹ. Mẹ vẫn ở ngoài cánh đồng xa. Mẹ lẫn vào cánh đồng, còn cánh đồng lại lẫn vào đêm. Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ bị lẫn, bị chìm vào trong bóng tối gợi bao niềm day dứt, ngậm ngùi. Đâu phải mẹ không mong về với con, đâu phải mẹ không biết con đang trông ngóng mẹ, nhưng vì cuộc mưu sinh, vì con, mẹ phải đi sớm về muộn. Hình ảnh của mẹ khiến ta nhớ đến hình ảnh con cò trong câu ca dao xưa: “Con cò lặn lội bờ sông.” hay: “Cái cò mà đi ăn đêm.” – thật tội nghiệp biết bao.
Mẹ chưa về nên bếp chưa lên lửa, mẹ chưa về nên cửa nhà trống trải làm sao. Bóng tối ùa về, kéo theo những nỗi sợ mơ hồ trong tâm hồn thơ trẻ. Vì thế, niềm mong mỏi bước chân mẹ càng thêm khắc khoải hơn. EM mong mẹ không phải vì “xu bánh đa vừng” hay củ khoai, tấm mía, … EM mong mẹ về với em, mẹ là ấm áp, mẹ là bình yên. Có mẹ, căn bếp kia mới trở nên ấm cúng; có mẹ, mái nhà tranh mới bớt hoang vắng, quạnh hiu.
Vậy nhưng, trong khi em bé chờ từng khắc bước chân mẹ, thì bước chân ấy vẫn “ì oạp” nơi cánh đồng xa. Từ tượng thanh “ì oạp” thật giàu sức gợi. Nó gợi lên từng bước chân khó nhọc của mẹ khi phải băng lội giữa bốn bề nước ruộng mênh mông, và lần nữa gọi lên cảm xúc nghẹn ngào nơi trái tim bạn đọc. Thơ là tiếng nói của cảm xúc. Thơ là sợ dây truyền cảm đặc biệt giữa tác giả và độc giả. Nên đọc những vần thơ trên, người đọc không khỏi rưng rưng xúc động.
Có lẽ, ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn như thế, ngày nào em bé cũng thắc thỏm chờ mẹ như thế, nên “nỗi đợi” đã vô thức ăn sâu vào tâm tưởng, đi cả vào giấc mơ của em. Em bé đợi mẹ cả trong mơ ở câu thơ cuối thật thương quá đi thôi. Đến bao giờ cuộc sống của mẹ và bé mới bớt nhọc nhằn, bao giờ mẹ mới được về sớm để em bé vui niềm vui bình dị bên mẹ mỗi khi chiều về chứ không phải đợi đến mỏi mòn rồi ngủ quên bên bậu cửa?
Bài thơ “Đợi mẹ” có số câu chữ không nhiều, lời thơ giản dị, tự nhiên, ngôn từ giàu sức gợi, đã mang đến thật nhiều xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc. Qua “nỗi đợi” của em bé về mẹ, bài thơ giúp chúng ta cảm nhận được tình yêu thương của em dành cho mẹ, vị trí đặc biệt của mẹ trong tâm hồn em. Đồng thời, bài thơ còn khắc họa một cách chân thực, cảm động hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ vì mưu sinh, và vì con.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1