Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
239
23/12/2023
Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
a. Nêu cách ngắt nhịp của từng dòng thơ tỏng khổ thơ trên.
b. Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp đó là gì?
c. Hai dòng thơ sau có gì đặc sắc về nghệ thuật? Em hình dung như thế nào về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai dòng thơ này?
Trả lời
a. Các dòng thơ có thể được ngắt nhịp như sau:
Lũ chúng tôi / từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu / thì lớn xuống
Chúng mang dáng / giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng / thầm lặng mẹ tôi
b. Trong hai dòng thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp tu từ tương phản, đối lập qua hai từ “lớn lên” – “lớn xuống”. Biện pháp tu từ đó cho thấy sự liên tưởng thú vụ của tác giả về “hướng” phát triển của “chúng tôi” với “bí và bầu”. “Chúng tôi” ngày càng cao lên, còn những quả bí và quả bầu ở trên giàn thì ngày càng dài ra theo chiều hướng xuống mặt đất. Cả “chúng tôi” cùng “bí và bầu” đều “lớn” nhờ bàn tay của mẹ. Mặc dù mẹ trồng “bí và bầu” để nuôi “chúng tôi” nhưng dường như chúng đều là những đứa “con” của mẹ, hay “chúng tôi” cũng chính là một thứ “quả” mẹ “trồng”. Qua đó, tác giả nhấn mạnh công lao của mẹ.
c. Hai dòng thơ sau sử dụng phép so sánh: “chúng: (bí và bầu) có hình dáng giống như những giọt mồ hôi của mẹ rơi xuống mỗi khi vất vả, nhưng đó là những giọt mồ hôi rơi trong thầm lặng, không phải lúc nào những đứa con cũng nhìn thấy điều đó. “Chúng” là thành quả mà mẹ vun trồng được, nhưng cũng tượng trưng cho những nhọc nhằn, gian khổ, hi sinh mà mẹ phải trải qua và chịu đựng. Qua đó, tác giả cho thấy sự thấu hiểu của người con với những gian truân của mẹ, thương và xót xa cho mẹ; đồng thời, gián tiếp cho thấy sự day dứt khi mẹ phải vất vả vì mình.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
Bài 7: Thơ
Bài 8: Nghị luận xã hội
Bài 9: Tùy bút và tản văn
Bài 10: Văn bản thông tin