Giải SBT Ngữ Văn 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2:Nội dung nào sau đây là khái niệm của truyện ngụ ngôn?

A. Truyện dân gian, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, nhằm giáo dục con người.

B. Truyện cổ dân gian, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương.

C. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ, … hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

D. Truyện dân gian, kể về cuộc đời của nhân vật bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhằm phản ánh xã hội.

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ, … hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Mục đích chính của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Ngợi ca, cổ vũ

B. Bộc lộ cảm xúc

C. Đúc kết kinh nghiệm

D. Gửi gắm ý tưởng, bài học

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Gửi gắm ý tưởng, bài học

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phương án nào không phải là yêu cầu khi đọc truyện ngụ ngôn?

A. Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?

C. Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?

D. Truyện nêu lên được bài học gì?

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Truyện liên quan đến sự thật lịch sử nào?

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Trả lời:

Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng góp phần làm nổi bật chủ đề của văn bản: phê phán những kẻ thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tự cao tự đại, đồng thời, khuyên răn mọi người cần biết khiêm tốn, học hỏi để nâng cao nhận thức của bản thân.

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem tới nhiều bài học, em hãy nêu lên những bài học có thể rút ra từ câu chuyện này. Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện?

Trả lời:

- Có thể rút ra những bài học sau từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng:

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà còn dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí có thể phải trả bằng cả tính mạng.

+ Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.

+ Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết. Do đó, để mở mang vốn hiểu biết của bản thân, chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi không ngừng.

- Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân.

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 5) Trong cuộc sống, có nhiều câu chuyện tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một câu chuyện như thế?

Trả lời:

Có một bạn học chỉ mới là HS giỏi trong lớp nhưng cứ nghĩ rằng mình giỏi nhất cả khối lớp nên chủ quan, không tập trung vào việc học; đến cuối kì, kết quả lại thua xa các bạn cùng lớp.

Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm bên dưới:

Đeo nhạc cho mèo

Tự bao giờ đến giờ, mèo cứ xơi chuột mãi, nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.

Nhưng, con giun xéo lắm cũng quằn, chuột ta lấy thế làm giận. Một hôm, mới hội cả nhau lại làm một làng chuột để chống mèo. Thôi thì đủ mặt: nào anh Chù, mùi hôi đến nỗi thành câu ca; nào chú Nhắt, có tính nhí nhắt đã nên câu ví; nào lại ông Cống, rung rinh béo tốt, quan trường lại chấm cho ở trên ông Đồ; …

Khi làng dài răng đã tề tựu đông đủ cả rồi, ông Cống mới lên giọng rằng:

- Cái giống quái kia sở dĩ nó chụp được anh em mình chỉ vì trời phú cho nó cái tài rình mò và khéo bắt lén mà thôi. Bây giờ, bà con ta nên mua một cái nhạc buộc vào cổ nó, để khi nào nó đến, nghe tiếng nhạc, ta biết đường chạy trước, thì nó còn làm gì nổi ta nữa.

Cả làng chuột nghe nói, dẩu mõm, quật đuôi, đều lấy làm phục cái câu chí lí của ông Cống và đồng thanh ưng thuận.

Khi nhạc đã kiếm được rồi, hội đồng chuột lại họp. Con nào con nấy lao xao hớn hở, bảo nhau đã sắp tới ngày thoát được cái ách ông Miu ranh mãnh rồi.

Nhưng kịp lúc hội đồng hỏi ai dám đem nhạc đeo vào cổ mèo, thì thấy cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.

Không biết cử ai nào việc đại sự ấy, bất đắc dĩ làng cắt ông Cống phải đi, vì chính ông Cống đã xướng lên cái thuyết đeo nhạc vậy.

Ấy mới khốn! Nhưng Cống ta trong lòng tuy nao, mà ngoài mặt làm ra bộ bệ vệ kẻ cả, nói rằng:

- Tôi đây, chẳng gì nhờ tổ ấm cũng được vào bậc ông Cống, ông Nghè, ăn trên ngồi trước trong làng, có đâu làng lại cắt tôi đi làm cái việc tầm thường ấy được! Trong làng ta nào có thiếu chi người! Tôi xin cử anh Nhắt, anh ấy nhanh nhảu, chắc làm được việc.

Ấy mới hay! Nhưng Nhắt ta trở mặt láu, cãi lí rằng:

- Làng cắt tôi đi, tôi cũng xin vâng, không dám chối từ. Nhưng tôi, dù bé vậy, mà cũng còn ở chiếu trên, chưa đến nỗi nào. Ông Cống không đi, phải; tôi đây không đi, cũng phải. Để xin cắt anh Chù, anh ấy tuy chậm, nhưng chắc chắn, làng không lo hỏng việc.

Ấy mới không có gì lạ! Chù ta thật thà, không biết cãi sao, ụt ịt nói rằng:

- Tôi là đầy tớ làng, làng sai tôi đi là phải lắm. Nhưng tôi chỉ sợ, nếu tôi đến gần mèo mà mèo thịt tôi đi, thì rồi lấy ai thay tôi mà buộc nhạc được nữa.

Chuột Cống nhanh miệng bảo:

- Mèo nó có vờn là vờn chúng tao, vờn cái anh Nhắt kia, chớ chú mày hôi hám như thế, thì nó bắt mà thèm vào. Thôi cứ nhận đi ngay đi, không được nói lôi thôi gì nữa.

Chuột Chù ì ạch phải nhận, vác nhạc đi tìm mèo thật. Khốn chưa trông thấy mèo, mới nghe thấy tiếng, Chù đã sợ run cả mình, không dám tiến. Nhưng sợ lệ làng, sau đánh bạo, phải lại gần, thì thấy mèo quả nhiên không thèm vờn đến thật. Song mèo cũng nhe nanh, giương vuốt, làm cho Chù cắm đầu, vác cái thân ì ạch chạy không chạy khổ về báo cho làng hay. Cả làng nghe báo cũng sợ, bỏ chạy tán loạn, chẳng ai hỏi đến cái nhạc, nó bon đi đâu, và bon tự bao giờ không biết.

Thành ra từ đó, chuột vốn sợ mèo, vẫn hoàn sợ mèo mãi.

Theo Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

(In trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

a. Mục đích cuộc họp của cả làng chuột là gì?

A. Dạy cho mèo bài học thích đáng

B. Cùng nhau thương lượng với mèo

C. Tìm cách phát hiện được mèo và cắt cử người đeo nhạc cho mèo.

D. Đoàn kết đánh đuổi mèo, không cho đến gần làng chuột.

b. Nhân vật nào khởi xướng việc mua cái nhạc buộc vào cổ mèo?

A. Chuột Nhắt

B. Chuột Cống

C. Chuột Chù

D. Chuột Chũi

c. Mèo có biệt tài gì làm cho cả làng chuột phải khiếp sợ?

A. Mèo có võ nghệ cao cường, bắt chuột không để thoát.

B. Mèo có tài thức đêm rất hay và có đôi tai rất thính

C. Mèo có tài chạy rất nhanh nên chuột khó chạy thoát

D. Mèo có tài rinh mò và khéo bắt lén

d. Cuối cùng, ai là người nhận nhiệm vụ đi đeo nhạc cho mèo?

A. Chuột Nhắt

B. Chuột Cống

C. Chuột Chù

D. Chuột Chũi

e. Bài học rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo là gì?

A. Ý tưởng phải có tính thực tiễn và tính khả thi cao.

B. Kế hoạch đề ra thì phải có người thực hiện, nếu không thì chẳng mang lại kết quả gì.

C. Trong cuộc họp, chỉ có một cá nhân thao túng dễ dấn đến quyết định ảo tưởng, viển vông

D. Tất cả A, B, C đều đúng

g. Trong truyện, tính cách của chuột Cống được bộc lộ như thế nào?

A. Là kẻ thích huênh hoang nhưng lại hèn nhát

B. Là kẻ dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách

C. Là kẻ có đầy mưu trí, không sợ bất cứ điều gì

D. Là kẻ có quyền thế nhưng rất tâm lí, yêu thương đồng loại.

h. Vì sao cả làng chuột không thực hiện được việc đeo nhạc cho mèo?

A. Vì chuột Chù quá nhút nhát

B. Vì ý tưởng đề ra không mang tính khả thi

C. Vì chuột Cống là người đứng đầu nhưng lại thoái thác.

D. Vì mèo hung dữ, đuổi lũ chuột chạy tán loạn

i. Truyện Đeo nhạc cho mèo nhằm phê phán ai?

A. kẻ đề ra những ý tưởng viển vông, ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người khác

B. Kẻ yếu hèn, nhút nhát, bất tài, vô dụng, nhận nhiệm vụ gì cũng không thể hoàn thành như mong đợi của mọi người.

C. Kẻ mưu trí, đề ra những ý tưởng xuất sắc, tất cả vì cộng đồng, cùng bàn bạc để hành động, cổ vũ mọi người tham gia công việc dù có khó khăn, nguy hiểm.

D. Kẻ dám nói dám làm, không ham sống sợ chết, luôn bàn bạc để hành động, cùng chia sẻ công việc khó khăn, nguy hiểm với những người khác.

Trả lời:

Câu

a

b

c

d

e

g

h

i

Đáp án

C

B

D

C

D

A

B

A

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật của truyện ngụ ngôn?

A. Con người

B. Loài vật

C. Đồ vật

D. Cả ba đối tượng trên

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Cả ba đối tượng trên

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Truyện nào dưới đây không phải là truyện ngụ ngôn?

A. Ếch ngồi đáy giếng

B. Thánh Gióng

C. Đẽo cày giữa đường

D. Thỏ và rùa

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Thánh Gióng

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Người thợ mộc đã xử lí những lời góp ý của mọi người như thế nào?

A. Tin tưởng nhưng không làm theo lời góp ý

B. Nửa tin tưởng, nửa ngờ vực về lời góp ý

C. Tin tưởng hoàn toàn và làm theo lời góp ý

D. Tin tưởng nhưng có ý kiến phản bác lại lời góp ý

Trả lời:

Chọn đáp án C. Tin tưởng hoàn toàn và làm theo lời góp ý

Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma.”?

Trả lời:

Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Nhưng do người thợ mộc không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma”.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?

Trả lời:

- Những bài học có thể rút ra từ truyện Đẽo cày giữa đường:

+ Câu truyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình.

+ Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn.

- Ý nghĩa chính của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.

Câu 6 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.

Trả lời:

- Liên hệ một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường. Ví dụ: Có những kiểu người “ba phải”, nghe ai nói đúng hay sai gì cũng gật đầu mà không có chính kiến của bản thân nên bị mọi người chê trách.

- Bạn A trong giờ làm bài kiểm tra, khi làm bài xong quay sang trái thấy B làm khác mình, A bèn sửa lại cho giống B. Khi sửa xong quay sang C thì lại thấy C làm khác, A lại sửa giống C. Kết quả khi trả bài kiểm tra thì bài của A mới là đúng.

Câu 7 trang 8 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cậu bé chăn cừu

Một ngày nọ, có một cậu bé chăn cừu buồn rầu ngồi trên sườn núi nhìn những con cừu của mình. Để làm vui vẻ cho mình, cậu hít một hơi thật sâu rồi la lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”.

Dân làng chạy ngay lên núi để giúp cậu bé đuổi chó sói. Nhưng khi họ đến đỉnh núi thì không thấy con chó sói nào hết. Cậu bé nhìn những khuôn mặt đang giận dữ của dân làng và cười.

Người dân liền bảo với cậu bé: “Này cậu bé chăn cừu, đừng hô sói khi không có chó sói.”. Rồi họ tức giận bỏ xuống núi.

Hôm sau, cậu bé lại la toáng lên: “Sói! Sói! Có sói đang đuổi bắt cừu!”. Vì sự vui sướng nghịch ngợm của mình, cậu bé lại thấy người dân chạy lên núi để giúp cậu đánh đuổi sói.

Nhưng khi người dân không thấy chó sói đâu, họ liền nghiêm nghị nói với cậu bé: “Hãy dành bài ca ssangs sợ của cậu cho khi nào có việc xấu thực sự! Đừng hô sói khi không có chó sói!”.

Nhưng cậu bé chỉ nhe răng cười, nhìn họ tức giận xuống núi một lần nữa.

Về sau, cậu bé nhìn thấy một con sói thực sự đang rình mò đàn cừu của cậu. Rất hoảng sợ, cậu bé vắt chân lên chạy, dùng hết sức la toáng lên: “Sói! Sói!”.

Nhưng dân làng nghĩ rằng cậu bé lại lừa họ nên không ai chạy lên núi.

Hoàng hôn xuống, mọi người tự hỏi tại sao không thấy cậu bé và đàn cừu trở về. Họ liền leo lên đồi để tìm cậu bé và họ thấy cậu đang vừa khóc vừa nói: “Thực sự đã có một con sói ở đây! Bầy cừu đã chạy tan tác! Cháu đã hô có sói! Tại sao các bác không tới?”.

Khi trở về làng, một cụ già đã khoác tay lên vai cậu bé và an ủi: “Sáng mai, chúng ta sẽ giúp cháu tìm những con cừu bị mất, không ai tin một kẻ nói dối ngay cả khi họ đang nói thật, cháu ạ!”.

(Ê-dốp, in trong Tuyển tập truyện tranh Ê-dốp – Cậu bé chăn cừu. Đặng Ngọc Thanh Thảo – An Bình dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010)

a. Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?

b. Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?

c.  Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan với bản thân em như thế nào?

Trả lời:

a. Các nhân vật: cậu bé chăn cừu, dân làng, đàn cừu, chó sói. Cậu bé chăn cừu là nhân vật chính bởi các tình tiết của truyện đều xoay quanh nhân vật này.

b.

Bối cảnh của truyện là cậu bé chăn cừu vì một mình chăn đàn cừu thật buồn chán, tẻ nhạt nên đã nghĩ ra cách nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu để mọi người chạy đến cho vui.

c.  

Truyện nhắc nhở mọi người không nên nói dối. Những ai nói dối sẽ đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình. Nói dối là một tính xấu, gây nhiều tác hại khôn lường, mọi người cần phải tránh. Câu chuyện là bài học cho lối ứng xử của bản thân chúng ta, đó là cần phải biết vui đùa đúng lúc, đúng chỗ, không lấy việc nói dối làm trò đùa

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại tục ngữ?

A. Là những câu ca truyền miệng không theo một điệu nhất định, nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc trữ tình của người xưa.

B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

C. Là một tổ hợp từ cố định, được sản sinh trong quá trình giao tiếp giữa người với người.

D. là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, có cái nhìn tổng quát

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp có lợi ích ra sao?

A. Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

B. Giúp cho lời ăn tiếng nói lôi cuốn hơn, để đưa đẩy, rào đón người nghe

C. Giúp cho lời nói kín đáo, bóng gió, không cho người nghe hiểu rõ ngay ý của người nói

D. Giúp cho lời nói nhẹ nhàng, bay bổng, nhằm diễn tả thế giới tâm tình của người nói

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội bao gồm những đối tượng nào?

A. là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có

D. Tất cả các đối tượng trên

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Tất cả các đối tượng trên

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động có ý nghĩa gì?

A. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động suy đoán được cuộc sống và tương lai của chính mình

B. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động nâng cao tinh thần lạc quan, yêu đời trong lao động, sản xuất.

C. Là bài học dân gian về khí tượng để giúp người dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động

D. Tất cả các phương án trên đều sai

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Là bài học dân gian về khí tượng để giúp người dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

A. Thương người như thể thương thân

B. Tấc đất tấc vàng

C. Một mặt người bằng mười mặt của

D. Đẹp như tiên

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Đẹp như tiên

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Trả lời:

- Giải thích ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động:

+ Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa.

+ Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: Thường thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích; nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.

+ Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết, gồm bốn yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được năng suất cao.

+ Câu 4: Nhằm khẳng định một chân lí: Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

+ Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh mọi người thấu hiểu nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên.

- Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ thích hợp để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai.

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Trả lời:

Đề cao giá trị con người và khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau; đồng thời, khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm trong mọi công việc thì ắt sẽ thành công.

Câu 8 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.

Trả lời:

- Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động đã phản ánh kinh nghiệm nhìn trời đất để dự báo thời tiết, cũng như những kinh nghiệm của người nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi.

- Những kinh nghiệm ấy có vai trò quan trọng đối với người lao động. Nó giúp người lao động phán đoán thời tiết để chủ động trong công việc cũng như những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất giúp quá trình lao động đạt hiệu quả cao.

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích

B. Truyện ngụ ngôn

C. Thơ trữ tình

D. Ca dao

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Truyện ngụ ngôn

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

A. Cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm

B. Muốn nghỉ ngơi để ăn uống cho thỏa thích

C. Không thích làm, chỉ thích chơi

D. Muốn anh Bụng chung tay cùng làm

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Muốn anh Bụng chung tay cùng làm

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Cách phản ứng của các thành viên Răng, Miệng, tay, Chân như thế nào?

A. Tất cả đều từ bỏ công việc

B. Tất cả đều thích làm công việc

C. Tay, Chân thì làm, Tăng, Miệng thì không làm.

D. Răng, Miệng chỉ từ bỏ công việc vài hôm

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Tất cả đều từ bỏ công việc

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: các thành viên cơ thể từ bỏ công việc đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Bụng phải chết vì đói khát

B. Các thành viên cơ thể đều rã rời, mệt mỏi

C. Các thành viên cơ thể đều mừng vui

D. Tay, Răng, Miệng, Chân được nghỉ ngơi

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Các thành viên cơ thể đều rã rời, mệt mỏi

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Kết cục, các thành viên Răng, Miệng, Tay, Chân đã nhận ra điều gì ở Bụng?

A. Bụng thích ăn và ngủ

B. Bụng lười biếng, chỉ thích ăn

C. Bụng ham chơi, không chịu làm

D. Bụng luôn làm, không nghỉ ngơi chút nào

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Bụng luôn làm, không nghỉ ngơi chút nào

Câu 6 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân mượn các thành viên cơ thể để nói về chuyện của ai?

A. Tự nhiên

B. Sự vật

C. Con người

D. Con vật

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Con người

Câu 7 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Bài học rút ra từ truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân là gì?

A. Mỗi người đều có quyền riêng tư, cần phải được tôn trọng, tránh đố kị lẫn nhau

B. Sống trong tập thể phải biết chung sức đoàn kết, tránh đố kị lẫn nhau dẫn đến chia rẽ

C. Mỗi người phải sống tự lập, không nên dựa dẫm vào người khác, tránh đố kị lẫn nhau

D. Sống trong tập thể phải tôn trọng, không nên trêu ghẹo, đừa giỡn gây mất lòng nhau.

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Sống trong tập thể phải biết chung sức đoàn kết, tránh đố kị lẫn nhau dẫn đến chia rẽ

Câu 8 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

Truyện Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng của Việt Nam về nội dung đều nêu ra sự tị nạnh của các bộ phận trên cơ thể để từ đó rút ra bài học trong cuộc sống. Về hình thức, truyện của Việt Nam viết bằng văn xuối, truyện của Ê - dốp là thơ.

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ý nào sau đây phản ánh đúng nghĩa của câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục?

A. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì phải ưu tiên thứ nhất là cần cù, thứ nhì là chịu khó chăm sóc cho đất tơi xốp, màu mỡ

B. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó cần cày bừa kĩ để làm cho ddaaats tơi xốp, màu mỡ.

C. Người nông dân luôn mong đợi thời gian thu hoạch và mùa vụ được năng suất cao để trang trải cho cuộc sống

D. Tất cả các phương án trên

Trả lời:

Chọn đáp án: B. Kinh nghiệm trồng trọt: để đạt năng suất cao thì ưu tiên hàng đầu là đúng thời vụ, sau đó cần cày bừa kĩ để làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Câu tục ngữ Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông truyền đạt kinh nghiệm gì?

A. Kinh nghiệm về hiện tượng thiên nhiên, thời tiết tối, sáng.

B. Kinh nghiệm về thời vụ thích hợp để gieo trồng cho phù hợp

C. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm, cá.

D. Kinh nghiệm về thời gian không thích hợp cho việc đánh bắt tôm, cá

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Kinh nghiệm về thời điểm thích hợp để đánh bắt tôm, cá.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm nhằm răn dạy điều gì?

A. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả cũng pphair biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.

B. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhưng vẫn lạc quan yêu đời, không cần phải bận tâm, lo nghĩ nhiều.

C. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả nhuewng cuối cùng phải tắm rửa cho cơ thể thơm tho mỗi ngày.

D. Tất cả các phương án trên

Trả lời:

Chọn đáp án: A. Dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn, vất vả cũng pphair biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Ý nào dưới đây không phải nghĩa của câu tục ngữ Chết trong hơn sống đục?

A. Chết vì lí tưởng cao đẹp, chết vì lí tưởng vĩ đại

B. Không chịu sống một cách nhục nhã, hèn hạ

C. Lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người

D. Muốn chết ở nơi cao sang, không chịu cuộc sống nghèo hèn.

Trả lời:

Chọn đáp án: D. Muốn chết ở nơi cao sang, không chịu cuộc sống nghèo hèn.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Biện pháp tu từ nào dưới đây được sử dụng trong câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Chơi chữ

D. Nhân hóa

Trả lời:

Chọn đáp án B. Ẩn dụ

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đức tính nào được phản ánh trong câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim?

A. Siêng năng

B. Trung thực

C. Dũng cảm

D. Khiêm nhường

Trả lời:

Chọn đáp án A. Siêng năng

Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?

Trả lời:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của người xưa đối với việc quan sát các hiện tượng thời tiết để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là bài học thiết thực, là trí tuệ của nhân dân lao độn, giúp cha ông ta ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán được thời tiết để tránh thiệt hại và nâng cao năng suất lao. Ví dụ: Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt.

- Tục ngữ về con người, xã hội luôn chú ý tôn vinh, đề cao giá trị con người và đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có.

Ví dụ: Thương người như thể thương thân

Câu 8 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.

Trả lời:

Một số câu tục ngữ có ích với cuộc sống:

- Cơm treo, mèo nhịn đói.

- Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm

- Có tật giật mình…

- Lạt mềm buộc chặt 

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 1, SGK) Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) 

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

(Tục ngữ)

b) Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

                                         (Tục ngữ)

c) 

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

   Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

                                        (Ca dao)

Trả lời:

SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 13, 14, 15 - Cánh diều

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Chỉ ra biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì và có tác dụng như thế nào đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm?

a. Các quân kiến đen thông tin thì lưởng vưởng chạy nhanh như bay. (Tô Hoài)

b. Nước mắt theo sự suy nghĩ chảy ra như mưa, chị Dậu thấy tỏng ngực nóng như lửa đốt. (Ngô Tất Tố)

Trả lời:

Biện pháp nói quá

Biểu thị + Tác dụng

a. chạy nhanh như bay

- Biểu thị tốc độ chạy rất nhanh của đoàn kiến

- Kiến đen thông tin chạy nhanh nhưng không đến mức bay được. Tô Hoài cho thấy sự vội vã của đoàn kiến đen thông tin.

b. nước mắt chảy như mưa/ lòng ngữ nóng như lửa đốt

phận bị chà đạp, chèn ép.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: (Bài tập 3, SGK) Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) 

Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

                                    (Thu Bồn)

b) 

Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà "về" năm đói, làng treo lưới

      Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

                                      (Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi

                                                     (Tô Hoài)

Trả lời:

SBT Ngữ văn 7 Bài tập tiếng Việt trang 13, 14, 15 - Cánh diều

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy sử dụng biện pháp tu từ nói giảm – nói tránh để chuyển các câu sau đây thành những câu cùng nghĩa (hoặc gần nghĩa):

a. Bạn ấy chậm lắm

Mẫu: Bạn ấy không được nhanh nhẹn.

b. Cô ấy nấu ăn rất vụng

 

c. Dạo này trông bác yếu quá

 

d. Ông bà em đã già rồi

 

Trả lời:

a. Bạn ấy chậm lắm

Mẫu: Bạn ấy không được nhanh nhẹn.

b. Cô ấy nấu ăn rất vụng

Cô ấy nấu ăn không được ngon lắm.

c. Dạo này trông bác yếu quá

Dạo này trông bác không được khỏe như trước.

d. Ông bà em đã già rồi

Ông bà em đã có tuổi rồi.

Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó.

a. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. (Ếch ngồi đáy giếng).

b. Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng … (Thầy bói xem voi)

Trả lời:

a. vị ngữ là cụm động từ cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể, có động từ trung tâm là tưởng và thành tố phụ là hai cụm chủ vị bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

b. vị ngữ là cụm động từ cũng cho là mình nói đúng, có động từ trung tâm là cho và thành phố phụ là cụm chủ vị mình nói đúng.

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật là:

A. Dùng suy luận lô gich để vạch rõ điều gì đó của nhân vật mà mình cho là đúng

B. Bàn bạc, đưa ra ý kiến về việc làm đúng hay sai của nhân vật ấy

C. Nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhân vật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy

D. Trình bày, giảng giải, cắt nghĩa về lời nói của nhân vật ấy

Trả lời:

Chọn đáp án: C. Nêu lên nhận xét về các đặc điểm của nhân vật và làm sáng tỏ các đặc điểm ấy

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tự chọn viết một đoạn văn (mở bài hoặc một ý lớn của thân bài) phân tích đặc điểm một nhân vật trong truyện ngụ ngôn mà em thích.

Trả lời:

Ví dụ đoạn văn phần thân bài phân tích nhân vật con ếch trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh và lí thú. Ếch chỉ là một loài vật bé nhỏ, tầm thường. Nơi sống là đáy giếng, một nơi chật hẹp, tối tăm, khép kín. Mối quan hệ của ếch chỉ là những con vật nhỏ bé, tầm thường: Vài con nhái, con cua, con cóc mà thôi. Môi trường sống ấy, quan hệ "cộng đồng" ấy nơi "vương quốc" đáy giếng đã làm cho ếch hợm mình, tự phụ, kiêu căng. Tiếng kêu của ếch chỉ "Ồm ộp" trong đáy giếng, nhưng lũ cua cáy, ốc nhái thì "rất hoảng sợ". Vì sống "lâu ngày" trong hoàn cảnh ấy, tật xấu phát triển thành "bệnh" trầm trọng. Điểm nhìn thì thấp bé, nhỏ hẹp. Tầm nhìn thì mù mờ chủ quan. Do đó, nằm ở đáy giếng, ngồi ở đáy giếng mà "ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung". Đáng sợ hơn nữa là thái độ sống của ếch rất tự cao, tự đại, nó cho mình "oai như một vị chúa tể". Ếch đã tự ru ngủ mình trong vương quốc "đáy giếng", không phải ngày một ngày hai, mà là đã "lâu nay" ở đời, ai có thể "ngủ trên mãi trong đời chật". Ếch cũng thế thôi. Một trận mưa to đã làm cho nước giếng "dềnh lên tràn bờ". Như một cuộc "mở cửa". Môi trường sống của ếch đã thay đổi. Từ đáy giếng, ếch bò lên, bơi lên bờ giếng, rồi ếch "ra ngoài". Môi trường sống đã thay đổi rộng lớn hơn.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Văn bản thông tin

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Bài 7: Thơ

Bài 8: Nghị luận xã hội

Bài 9: Tùy bút và tản văn

Câu hỏi liên quan

Chọn đáp án: C
Xem thêm
a) C b) B c) D d) C
Xem thêm
Chọn đáp án: C
Xem thêm
Chọn đáp án: B
Xem thêm
Chọn đáp án: D.
Xem thêm
Chọn đáp án: D
Xem thêm
Chọn đáp án: B
Xem thêm
Chọn đáp án B
Xem thêm
Chọn đáp án: C
Xem thêm
Chọn đáp án: A.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!