Giải SBT Ngữ Văn 7 Bài 5: Văn bản thông tin - Cánh diều

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Bài 5: Văn bản thông tin sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7 Bài 5. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Văn bản thông tin

I. Bài tập đọc hiểu

Ca Huế

Câu 1 trang 34 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đánh dấu √ vào các phương án trả lời đúng cho câu hỏi: “Vì sao văn bản Ca Huế là văn bản thông tin?”

a. Vì văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về hoạt động ca Huế

 

b. Vì văn bản nên lên các quy định về cách tiến hành hoạt động ca Huế

 

c. Vì văn bản giới thiệu cảnh đẹp của con người và thiên nhiên xứ Huế

 

d. Vì văn bản nêu lên quy định về nhạc cụ, nhạc công trong hoạt động ca Huế

 

e. Vì văn bản phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ của người viết về ca Huế

 

Trả lời:

a. Vì văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về hoạt động ca Huế

b. Vì văn bản nên lên các quy định về cách tiến hành hoạt động ca Huế

c. Vì văn bản giới thiệu cảnh đẹp của con người và thiên nhiên xứ Huế

 

d. Vì văn bản nêu lên quy định về nhạc cụ, nhạc công trong hoạt động ca Huế

e. Vì văn bản phát biểu những cảm xúc và suy nghĩ của người viết về ca Huế

 

Câu 2 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Ca Huế bằng 1 – 2 câu ngắn gọn.

Trả lời:

Bài ca Huế nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa truyền thống nổi tiếng ở vùng đất Cố đô.

Câu 3 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần (2) sang những quy tắc cụ thể theo mẫu sau:

Nội dung hoạt động

Quy tắc, luật lệ

Môi trường diễn xướng

 

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng từ 8 đến 10 người

Số lượng người nghe ca Huế

 

Số lượng nhạc công

 

Số lượng nhạc cụ

 

Phong cách biểu diễn

 

Trả lời:

Nội dung hoạt động

Quy tắc, luật lệ

Môi trường diễn xướng

Thường ở trong một không gian hẹp.

Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế

Khoảng từ 8 đến 10 người

Số lượng người nghe ca Huế

không hạn chế.

Số lượng nhạc công

từ 5 đến 6 người.

Số lượng nhạc cụ

4 hoặc 5 nhạc cụ.

Phong cách biểu diễn

có 2 hình thức (biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách).

Câu 4 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?

Trả lời:

Các em dựa vào bố cục văn bản, có thể thấy phần (3) là phần khái quát giá trị của ca Huế. “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia …”

Câu 5 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1Nếu cần giới thiệu cho người khác nghe và hiểu đúng hoạt động ca Huế, em sẽ nêu lên những nội dung chính nào?

Trả lời:

Nếu cần giới thiệu cho người khác nghe và hiểu đúng hoạt động ca Huế, em sẽ nêu lên những nội dung chính:

- Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gain, chuyên nghiệp và bác học của cá nhạc thính phòng.

- Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa với hình thức diễn xướng mang tính bác học.

- Môi trường diễn xướng: thường ở trong không gian hẹp

- Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế: khoảng từ 8 đến 10 người

- Số lượng người nghe ca Huế: không giới hạn.

- Số lượng nhạc công: từ 5 đến 6 người.

- Số lượng nhạc cụ: 4 hoặc 5 nhạc cụ.

- Phong cách biểu diễn: có 2 hình thức (biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách).

Câu 6 trang 35 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bàn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Khởi động

Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với tối đa 12 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không bị trừ điểm. Điểm tối đa là 120 điểm.

Vượt chướng ngại vật

Có bốn từ hàng ngang – cũng chính là bốn gợi ý liên quan đến “Chướng ngại vật” mà các thí sinh phải đi tìm. Có một gợi ý thứ 5 – là một hình ảnh liên quan đến “Chướng ngại vật” hoặc chính là “Chướng ngại vật”. Hình ảnh được chia thành 5 ô đánh số thứ tự từ 1 đến 4 và có 1 ô trung tâm. Mỗi thí sinh có tối đa một lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian suy nghĩ 15 giây/câu. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, một góc (được đánh số tương ứng với số từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra. Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào.

+ Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 2 được 80 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 3 được 60 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước hàng ngang thứ 4 được 40 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật trước khi mở ô trung tâm hình ảnh được 20 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng chướng ngại vật sau khi mở ô trung tâm hình ảnh được 10 điểm.

Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này. Thí sinh được điểm cao nhất là 90 điểm khi trả lời đúng một từ hàng ngang “bất kì” và trả lời đúng “chướng ngại vật” của chương trình.

Tăng tốc

Có bốn câu hỏi, gồm một câu hỏi dưới dạng tư duy logic, một câu hỏi sắp xếp và hai câu hỏi bằng video. Thời gian suy nghĩ: 30 giây. Bốn thí sinh cùng trả lời bằng máy tính.

+ Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ hai được 30 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ ba được 20 điểm.

+ Thí sinh trả lời đúng và nhanh thứ tư được 10 điểm.

+ Thí sinh trả lời cả bốn câu hỏi nhanh và đúng nhất sẽ nhận được 160 điểm.

Về đích

Có các gói 40, 60, 80 điểm:

+ Gói 40 điểm gồm 2 câu 10 điểm và 1 câu 20 điểm

+ Gói 60 điểm gồm 1 câu 10 điểm, 1 câu 20 điểm, 1 câu 30 điểm

+ Gói 80 điểm gồm 1 câu 20 điểm và 2 câu 30 điểm

Thời gian suy nghĩ của mỗi câu hỏi như sau:

+ Câu hỏi 10 điểm: Thời gian suy nghĩ là 10 giây.

+ Câu hỏi 20 điểm: Thời gian suy nghĩ là 15 giây.

+ Câu hỏi 30 điểm: Thời gian suy nghĩ là 20 giây.

Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn gói câu hỏi của mình. Thí sinh nếu trả lời đúng sẽ ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì một trong ba thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm nút nhanh. Thí sinh trả lời đúng giành được điểm, trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi. Mỗi thí sinh được đặt “Ngôi sao hi vọng” một lần, trả lời đúng câu hỏi có “Ngôi sao hi vọng” được gấp đôi điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.

Điểm tối đa đạt được là 350 điểm khi thí sinh chọn gói 80 điểm, trả lời đúng cả ba caau, trong đó, 1 câu 30 điểm “bất kì” đã được thí sinh đặt “Ngôi sao hi vọng” và thí sinh đó “cướp được” cả ba câu trong gói này của ba bạn khác”.

(Theo duong-len-dinh-olympia.fandom.com)

a. Văn bản trên nêu lên nội dung gì? Em hãy đặt nhan đề cho văn bản.

b. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?

c. Dẫn ra một số quy định được cho là vi phạm luật chơi.

d. Quy định về “Ngôi sao hi vọng” như thế nào?

Trả lời:

a)

- Nội dung văn bản: nói về quy tắc và cách cộng điểm khi tham gia cuộc thi đường lên đỉnh Olympia.

- Nhan đề: Giải đáp.

b) Văn bản giới thiệu luật chơi chương trình Đường lên đỉnh Olypia nêu trên được coi là văn bản thông tin. Vì:

- Cung cấp cho người đọc thông tin về trò chơi Đường lên đỉnh Olympia.

- Nêu lên các quy định về cách tiến hành tham gia trò chơi và cách cộng điểm khi trả lời đúng.

c) Một số quy định được cho là vi phạm luật chơi.

- “Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.”

- “… trả lời sai sẽ bị trừ nửa số điểm của câu hỏi.”.

d) Quy định về “Ngôi sao hi vọng”:

“Mỗi thí sinh được đặt Ngôi sao hi vọng một lần, trả lời đúng câu hỏi có Ngôi sao hi vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó, trả lời sai sẽ bị trừ số điểm của câu hỏi.”.

Hội thi thổi cơm

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Hội thi thổi cơm là một văn bản thông tin?”:

A. Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm.

B. Vì văn bản đã so sánh các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm.

C. Vì văn bản đã phát biểu những cảm xúc về trò chơi dân gian thi nấu cơm.

D. Vì văn bản đã nêu lên nhận xét, đánh giá về trò chơi dân gian thi nấu cơm.

Trả lời:

Đáp án đúng là A.

Vì văn bản đã giới thiệu các quy định của trò chơi dân gian thi nấu cơm.

Câu 2 trang 37 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo trật tự nào? (Gợi ý: trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hoặc các đối tượng được phân loại). Cách sắp xếp thông tin đó tạo ra hiệu quả như thế nào?

Trả lời:

Có thể thấy, nhìn chung các mục trong văn bản triển khai, trình bày thông tin theo đối tượng được phân loại. Cụ thể, mỗi cuộc thi phân loại đối tượng dự thi và cách thi.

Cách trình bày này giúp người đọc dễ nắm được các thông tin chính một cách dễ dàng, đồng thời biết được yêu cầu chung của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một trò chơi; cũng từ đó, biết cách viết kiểu văn bản này.

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản

Trả lời:

Những điểm giống và khác nhau trong hội thi thổi cơm của các địa phương được nói tới trong văn bản:

- Giống:đều gồm có 3 bước.

- Khác nhau:

+ Ở hội Thị Cấm một đội thi gồm cả nam và nữ.

+ Ở hội thi ở làng Chuông gồm có 2 cuộc thi dành cho nam và nữ. Cuộc thi của nữ thì vừa thổi cơm vừa ẵm em. Cuộc thi của nam thì vừa bơi thuyền vừa thổi cơm.

+ Ở hội thi Hành Thiện: chỉ dành cho nam.

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là gì? Phân tích một số nội dung cụ thể trong văn bản để thấy người viết đã đạt được mục đích đó.

Trả lời:

- Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là giới thiệu về hội thi thổi cơm ở các địa phương vùng miền Bắc và miền Trung.

- Trong văn bản thì tác giả đã giới thhiệu rất chi tiết nguồn gốc, địa điểm, cách thức chơi của hội thi ở các địa phương. Từ đó người đọc có được cái nhìn tổng thể về hội thi.

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“CÁCH CHƠI NÉM CÒN”

Trò chơi ném còn có hai cách thức tiến hành chơi” “còn vòng” và “còn xai”.

Cách chơi ném còn vòng

- Tiến hành chia đội chơi ném còn, có thể chia hai đội nam hoặc nữ, hoặc hai đội so le nam, nữ với số lượng người như nhâu. Ban tổ chức quy định vị trí đứng cho mỗi đội.

- Khi có tín hiệu bắt đầu trò chơi, trong thời gian quy định, các đội chơi sẽ tiến hành ném còn qua vòng còn. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải, quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ ròi mới tung lên, quả còn bay lọt qua vòng tròn được tính một điểm.

- Ban trọng tài theo dõi thời gian, người phạm lỗi và tính điểm cho mỗi đội. Đội chơi khi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng. Ngoài ra, có thể tổ chức ném còn vòng tự do, không chia đội, người chơi nào ném được qua vòng còn là thắng cuộc và được xem như là người sẽ có nhiều may mắn.

Cách chơi ném còn sai

- Đây thực chất là một hình thức giao duyên, trong đó, thanh niên nam, nữ chưa vợ, chưa chồng được chia thành hai hàng. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên. Lúc đầu, những người chơi có thể tung còn đại trà, bên tung bên đón. Về sau, cặp nào có “tình ý” với nhau thì tự khắc ném còn cho nhau.

- Nếu ai bắt trượt, làm quả còn rơi xuống đất sẽ phaair có quà tặng cho người tung, thường là chiếc khăn piêu, vòng bạc, …”.

(Theo thuthuatchoi.com)

a. Nội dung chính của văn bản trên là gì?

b. Vì sao văn bản trên được coi là văn bản thông tin?

c. Quy định về cách chơi ném còn vòng khác ném còn xai như thế nào?

Trả lời:

a) Nội dung chính của văn bản: Giới thiệu về cách chơi ném còn.

b) Văn bản Cách chơi ném còn nêu trên được coi là văn bản thông tin vì:

- Cung cấp cho người đọc thông tin về cách chơi ném còn

- Nêu lên quy định về cách tiến hành trò chơi ném còn.

c) Để thấy sự khác nhau, các em đối chiếu nội dung văn bản dựa trên các quy định về: người chơi, cách chơi ném còn, phân loại thắng - thua, phần thưởng, …

Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang

Câu 1 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những đặc điểm nào trong văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho thấy đó là văn bản thông tin?

Trả lời:

Những đặc điểm trong văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang cho thấy đó là văn bản thông tin:

- Cung cấp cho người đọc thông tin về các sới vật, hội vật tại nhiều địa phương của Bắc Giang.

- Nêu lên các quy định, mục đích của các sới vật, hội vật.

Câu 2 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Theo văn bản, để tổ chức một hội vật, cần chuẩn bị và tiến hành những nghi lễ, nghi thức nào?

Trả lời:

- Chuẩn bị: chọn hai đô thực hiện keo vật thờ.

- Mở đầu, hai đô vật thờ tiến hành nghi lễ bái tổ: sau đó là nghi thức xe đài.

- Sau nghi thức xe đài, keo vật thờ chính thức diễn ra.

Câu 3 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự như thế nào và có những quy tắc gì?

Trả lời:

- Giới thiệu rất trang trọng về hai đô vật thờ (tên tuổi, địa chỉ, thành tích đã đạt được, những sở trường trong thi đấu, …)

- Hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn nghênh diện.

- Hai đô vật chắp tay, đồng thời khom lưng “bái tổ” theo thế ba bước tiến lên, ba bước lùi xuống.

- Hai đô thực hiện nghi thức xe đài, như xe đài ở Bắc Giang: đó là những thế “đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu”; hay hiền hòa và uốn lượn như “dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ”, “dòng sông Thương nước chảy đôi dòng”, …

- Keo vật thờ chính thức diễn ra với nhiều miếng/ mẹo vật được giới thiệu: miếng bốc, miếng gồng; miếng mói, miếng sườn, …

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Từ ngàn đời nay, vật dân tộc đã trở thành môn thể thao gắn bó sâu sắc với người dân Bắc Giang và trở thành trung tâm chú ý của đông đảo khách thập phương khi đến thăm Bắc Giang. Vì thế, nhiều sới vật, hội vật tại nhiều địa phương của Bắc Giang đã trở nên nổi tiếng và trở thành điểm hẹn của hàng ngàn người hâm mộ trong và ngoài tỉnh. Ở những nơi đó đều có những sới vật chuẩn, hàm chứa tính truyền thống. Đó là sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông, đây không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”. Đồng thời, đấu vật còn là hình thức tôn vinh thần thượng võ ngàn đời của dân tộc. Hòa mình vào những hội vật mùa xuân trên quê hương Bắc Giang mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của vật dân tộc thông qua những thủ tục vô cùng độc đáo, không giống bất cứ môn thể thao nào trên thế gian này.

a. Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

b. Vì sao đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin?

c. Quy định về sới vật có ý nghĩa như thế nào?

d. Nhận xét mang rõ dấu ấn cảm xúc tự hào của người viết về hội vật thể hiện ở câu văn nào trong đoạn trích?

Trả lời:

a)

Nội dung chính của đoạn trích: Giới thiệu khái quát về hội vật ở Bắc Giang và quy cách của một sới vật.

b) Đoạn trích trên được coi là văn bản thông tin vì:

- Cung cấp cho người đọc thông tin về các sới vật ở Bắc Giang.

- Giới thiệu hình thức của một sới vật chuẩn.

c) Quy định về các sới vật có ý nghĩa như sau:

“Đó là sới vật hình tròn được đặt trước sân đình hình vuông, đây không phải là sự sắp đặt ngẫu nhiên mà còn có ý nghĩa sâu sắc. Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông). Mặt khác, tròn là Mặt Trời, các đô vật thường là nam, biểu hiện cho tính dương. Thông qua đấu vật, người ta mong cho dương vượng để có “mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu”. Đồng thời, đấu vật còn là hình thức tôn vinh tinh thần thượng võ ngàn đời của dân tộc.”.

d) Văn thuyết minh cũng có thể kết hợp các yếu tố biểu cảm; trong đoạn trích có nhiều câu, nhưng tập trung thể hiện rõ dấu ấn cảm xúc tự hào của người viết về hội vật trong câu văn: “Hòa mình vào những hội vật mùa xuân trên quê hương Bắc Giang mới có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp của vật dân tộc thông qua thủ tục vô cùng độc đáo, không giống bất cứ môn thể thao nào trên thế gian này.”.

II. Bài tập tiếng Việt

Bài tập tiếng Việt trang 40

Câu 1 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a. … Chị dậu cảm ơn bà ấy bằng những giọt nước mắt chứa chan. (Ngô Tất Tố)

b. Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày. (Thép Mới)

Trả lời:

Câu

Thành tố phụ trước

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ sau

a

Những

Giọt nước mắt

Chứa chan

b

 

tre

- là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày

Câu 2 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a) Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b) Mỗi khi xuân về, những vùng quê trên đất Bắc Giang lại rộn ràng tiếng trống vật. (Phi Trường Giang)

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ là cụm chủ vị

a

từ ngày công chúa bị mất tích

Công chúa

Công chúa/bị mất tích

b

Mỗi khi xuân về

Xuân

Xuân/ về

c

Khi tiếng trống chầu vang lên

Tiếng trống chầu

tiếng trống chầu/ vang lên

Câu 3 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a. Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b. Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ)

c. Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dừng trận đấu để cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Trả lời:

Câu

Trạng từ là cụm chủ vị

Kết từ

a

Vì chắc Trũi được vô sự

b

Vì tàu đang ở chỗ nước trong

c

Để cụ cầm chàu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc

Để

Câu 4 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trngj ngữ với vị ngữ.

a. Từ đã tin như người ta tin một vị thần. (Nam Cao)

b. Thoa hít mạnh cho hơi sương mát thấm vào lồng ngực. (Nguyễn Minh Châu)

Trả lời:

Câu

Trạng từ là cụm chủ vị

Kết từ

a

người ta tin một vị thần

như

b

hơi sương mát thấm vào lồng ngực

cho

Câu 5 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Ghi lại các từ ngữ thuộc lĩnh vực âm nhạc được dùng trong văn bản Ca Huế và chỉ ra sự phù hợp của các từ ngữ đó đối với đề tài của văn bản.

Trả lời:

* Các từ ngữ thuộc lĩnh vực âm nhạc được dùng trong văn bản Ca Huế:

- Các làn điệu dân ca Huế được nhắc đến trong tác phẩm:

+ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã.

+ Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung

+ Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện: khao khát, mong chờ, hoài vọng thiết tha.

+ Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.

+ Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

- Các dụng cụ được nhắc đến trong tác phẩm: Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp tranh để gõ nhịp.

* Sự phù hợp của các từ ngữ đó đối với đề tài của văn bản: Đây là các từ ngữ chuyên ngành khi sử dụng trong văn bản ta thấy được sự chuyên nghiệp, dễ hiểu khi nhắc đến.

III. Bài tập viết

Bài tập viết trang 40

Câu 1 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Thế nào là bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi? Để làm bài văn thuyết minh theo kiểu này, em cần chú ý điều gì?

Trả lời:

- Văn bản thuyết mình về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi là giới thiệu những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ.

- Để làm bài văn thuyết minh theo kiểu này, em cần chú ý:

+ Xác định hoạt động hay trò chơi cần thuyết minh

+ Tìm thông tin về hoạt động hay trò chơi ở các nguồn khác nhau; chọn lọc những thông tin quan trọng, tập trung vào các thông tin liên quan đến quy tắc, luật lệ cuả hoạt động hay trò chơi đã xác định.

+ Xác định bố cục của bài văn; lựa chọn trật tự sắp xếp các thông tin chính, chú ý làm nổi bật các thông tin về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.

+ Xác định hình thức trình bày: chữ viết kèm theo hình vẽ hoặc tranh, ảnh để giới thiệu, minh họa về quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi.

+ Có thể trình bày bài văn bằng cách viết tay hoặc thiết kế trên máy vi tính.

Câu 2 trang 40 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Từ các văn bản Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, hãy viết bài thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho hoạt động đã được giới thiệu hoặc các hoạt động tương tự của địa phương em.

Trả lời:

Tham khảo bài văn sau:

“LỄ HỘI ĐUA BÒ Ở BẢY NÚI – AN GIANG

Hằng năm, đồng bào Khmer ở An Giang tổ chức lễ cúng báo hiếu ông bà tổ tiên, những ân nhân đã qua đời gọi là Sen Dolta, kéo dài ba ngày, từ 29 tháng 8 cho đến mồng 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng thiếu thì kéo sng mồng 2 tháng 9).

Ba ngày mang ba ý nghĩa khác nhau: ngày thứ nhất nghênh tiếp, ngày thứ hai lưu giữ và ngày thứ ba đưa tiễn ông bà. Trong không khí ấy, người Khmer dành trọn cả đêm để thưởng thức dàn nhạc ngũ âm biểu diễn hoặc hào hứng uốn mình trong điệu múa lăm vông đầy ấn tượng. Nhưng đặc biệt nhất của lễ Dolta là hằng năm đều có tổ chức lễ hội đua bò, hoặc ở chùa Thamit (Vĩnh Trung, Tịnh Biên), hoặc ở chùa Tà Miệt (Lương Phi, Tri Tôn) thuộc vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang.

Lễ hội đua bò có kéo bừa là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của người Khmer ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Bò được nuôi để làm sức kéo phục vụ cho nông nghiệp. Trước đây, họ thường cho bò chạy đua trên thửa ruộng của mình và nó đã trở thành trò chơi dân gian có từ lâu đời của người Khmer ở vùng này.

Ngày nay, đua bò đã được nâng lên thành lễ hội (được công nhận cấp quốc gia) của vùng Bảy Núi vào dịp lễ Dolta. Sân đua bò là một thửa ruộng có kích thước không quy định cụ thể, tùy khu đất được chọn làm sân đua. Chiều dài có thể đến 200 mét, chiều rộng khoảng 100 mét. Sân đua được bao bọc bởi những tán cây xanh mát và những bờ đất cao. Mặt ruộng sân đua được bơm nước vào vừa ngập khoảng 5 – 10 xăng-ti-mét, bên trên đường chạy là ban giám khảo và trọng tài. Đường chạy vòng quyết định dài gần 100 mét, rộng 4 mét, hai đầu đặt điểm xuất phát và đích đến chừa một khoảng cách an toàn khá xa.

Các đôi bò đăng kí dự thi đã được chăm sóc kĩ từ mấy tháng trước, cho ăn những thức ăn bổ dưỡng và tập luyện gian khổ. Với những chiếc lục lạc vàng sáng loáng, chiếc ách sơn phết đẹp mắt cùng cặp sừng nhỏ nhắn nhưng chắc chắn, các đôi bò bắt cặp nhau chờ vào vòng đua. Trong cuộc thi, từng đôi bò phải tranh nhau quyết liệt với từng đối thủ qua từng vòng đấu, chỉ cần thua một vòng là bị loại ra khỏi cuộc chơi. Từng cặp đối thủ loại nhau trực tiếp cho đến vòng cuối cùng. Người điều khiển đôi bò thi đấu cũng thuộc tay nhà nghề, gan dạ, khôn khéo, mưu trí để hiểu ý đôi bò của mình mà thúc giục chúng vào thời điểm thích hợp, đồng loạt, không lệch đường đua. Nếu không may, người điều khiển đôi bò chạy trước không đứng vững trên thanh bừa, rơi xuống đất sẽ bị đôi bò chạy sau giẫm đạp lên rất nguy hiểm.

Luật thi đấu không giống bất kì luật của cuộc tranh tài nào khác. Mỗi đôi bò được đặt ách vào cổ để kéo cái bừa có người điều khiển đứng lên trên. Trước khi thi đấu, hai người điều khiển bò thi đấu được rút thăm ai trước, ai sau.

Bắt đầu thi đấu, cả hai đôi bò sẽ phải chạy chậm quanh sân như để làm “nóng” cuộc đua, gọi là “vòng hô”. Sau hai “vòng hô” là tới điểm phất cờ (đôi trước, đôi sau chứ không phải chạy song song) để bước vào “vòng thả”. Đoạn “thả” quyết định phân thắng bại, nếu đôi trước bị đôi sau đạp lên, chạy qua mặt là đôi sau thắng.

Cuộc đua cứ như vậy, hết đôi này đến đôi khác, đạp tung nước trong tiếng reo hò cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả. Ngược lại, nếu đôi bò chạy trước nhanh hơn, không để đôi sau đuổi kịp, qua mặt và về đến đích là đôi bò đó thắng cuộc. Trên đường đua, đôi bò nào bị sức ép cổ vũ của khán giả, bỏ đường chạy cũng bị loại.

Theo giới khán giả sành điệu thì hấp dẫn nhất của cuộc đua bò là ở hai “vòng hô”, tuy bò chạy chậm nhưng đó là lúc người điều khiển đôi bò thể hiện tài năng của mình. Và chàng kị sĩ thắng cuộc sẽ được mọi người tán tụng, xem như vị anh hùng cầm vàm bò can đảm nhất vùng.

Mỗi lần lễ hội được tổ chức có khoảng 70 đôi bò tham gia. Huyện nào đăng cai tổ chức sẽ được ưu tiên một số lượng tham gia theo quy định. Hiện nay, những người cos bò đăng kí tham gia lễ hội không chỉ khoanh vùng ở Tịnh Biên và Tri Tôn, ban tổ chức còn mời gọi các tay đua từ nhiều địa phương khác để tạo thêm số lượng tham gia phong phú, sôi nổi, lễ hội thêm tưng bừng, hào hứng.

Lễ hội đua bò là môn thể thao hấp dẫn nên lễ hội này ngày càng thu hút nhiều du khách, không những trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà còn từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ về tham dự.”.

(Theo Minh Đạt, cema.gov.vn)

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng

Bài 4: Nghị luận văn học

Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1

Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Bài 7: Thơ

Câu hỏi liên quan

a) Nội dung chính của văn bản: Giới thiệu về cách chơi ném còn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bài 5 Văn bản thông tin sbt CD
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!