Kích thước của đồng tử và cách chúng phản ứng với ánh sáng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề sức khỏe nhất định. Ví dụ: nếu bạn bị một cú đánh vào đầu, sau đó một hoặc cả hai đồng tử bị giãn thì đó có thể là dấu hiệu của chấn thương nội sọ nghiêm trọng.
Vì vậy, nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi đột ngột nào về kích thước của đồng tử mà không rõ lý do, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Thông qua khám đồng tử, bác sĩ sẽ nhận định được một phần sức khoẻ mắt cũng như sức khoẻ tổng thể của bạn. Một trong những phương pháp được sử dụng gọi là test sáng lần lượt để kiểm tra xem đồng tử có phản ứng với ánh sáng theo cùng một cách hay không. Ngoài ra, trong quá trình khám mắt, bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ thuốc nhỏ mắt để làm đồng tử giãn và dễ dàng nhìn vào trong nhãn cầu của bạn hơn.
Các bệnh ảnh hưởng đến đồng tử
Giãn đồng tử: đồng tử một bên lớn hơn đồng tử bên kia. Khoảng 1/5 người có thể mắc chứng này. Có lẽ người được biết đến nhiều nhất với tình trạng này là ca sĩ David Bowie, mắt trái của ông đã bị giãn vĩnh viễn sau một chấn thương. Nếu nghi ngờ bạn bị giãn đồng tử hai bên, hãy so sánh kích thước đồng tử của mình với các bức ảnh cũ hơn của chính bạn để xác định và tìm ra thời điểm khởi phát triệu chứng.
Dị tật bẩm sinh vùng mống mắt: Điều này xảy ra khi một phần mắt của bạn không hình thành đúng cách trước khi bạn được sinh ra. Dị tật thường dẫn đến đồng tử dài hơn bình thường, đôi khi có hình dạng giống lỗ khóa.
Liệt dây thần kinh sọ III có thể làm cho một đồng tử giãn ra. Liệt thường do dây thần kinh này (vốn có chức năng điều khiển chuyển động của mắt và khả năng co đồng tử) bị chèn ép. Nếu bạn cũng bị đau đầu và nhìn đôi, đó có thể là dấu hiệu của chứng phình động mạch - một khu vực yếu trong thành mạch máu. Nếu túi phình nhỏ, bạn thậm chí có thể không có cảm nhận gì, nhưng có thể nguy hiểm nếu nó phát triển, vỡ và rò rỉ máu vào không gian xung quanh não của bạn.
U tuyến yên: Tuyến yên điều hoà một số tuyến khác tiết ra hormone. Một khối u trong tuyến này có thể làm cho đồng tử của bạn lớn hơn.
Hội chứng Horner: Tình trạng này làm cho đồng tử co lại. Có thể bạn đã bị bệnh này bẩm sinh, nhưng nguyên nhân thường là do điều gì đó ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh mắt của bạn.
Hội chứng Adie: Đôi khi được gọi là hội chứng Holmes-Adie, nó làm cho một đồng tử lớn hơn bình thường và phản ứng chậm với ánh sáng. Nguyên nhân thường không rõ, nhưng đôi khi nó xảy ra sau một chấn thương hoặc thiếu máu cục bộ.
Chấn thương sọ não: Chấn thương đầu đôi khi có thể khiến đồng tử của bạn to hơn bình thường hoặc chênh lệch hai bên. Nếu bạn bị chấn thương ở đầu và đồng tử thay đổi kích thước, bạn nên đến phòng cấp cứu.
Đau đầu từng cơn: Những cơn đau đầu này khiến bạn bị đau ở một bên đầu. Đồng tử của bạn ở bên đau có thể nhỏ hơn khi bạn bị đau đầu kiểu này.
Viêm mống mắt: Tình trạng này gây kích ứng và sưng tấy xung quanh đồng tử của bạn. Nếu bạn không được điều trị, nó có thể để lại mô sẹo khiến hình dạng đồng tử của bạn không đều.
Thuốc ảnh hưởng đến kích thước đồng tử
Một số loại thuốc và các chất kích thích bất hợp pháp có thể khiến đồng tử của bạn thay đổi kích thước ở một hoặc cả hai mắt. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến đồng tử bao gồm:
- Amphetamine
- Thuốc kháng cholinergic
- Thuốc kháng histamine
- Thuốc chống loạn thần
- Độc tố botulinum (Botox)
- Thuốc làm thông thoáng mũi
- Thuốc điều trị bệnh Parkinson
- Thuốc để ngăn ngừa co giật
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Các loại chất kích thích bao gồm "muối tắm", cocaine và LSD (Acide Lysergique Diethylamide) cũng có thể ảnh hưởng đến kích thước đồng tử của bạn.
Xem thêm: