Bệnh bạch tạng ở mắt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và sống chung với bệnh

Từ “bạch tạng” có thể khiến bạn liên tưởng đến da hoặc tóc sáng màu. Nhưng bệnh bạch tạng cũng có thể ảnh hưởng đến mắt của người bệnh. Tình trạng này được gọi là bệnh bạch tạng ở mắt, xảy ra ở nam nhiều hơn nữ.

Video bệnh bạch tạng là gì

Đôi mắt của người bị bệnh bạch tạng ở mắt có vẻ ngoài và cách hoạt động khác với người bình thường. Nhiều người có thể cần phải đeo kính đặc biệt hoặc kính áp tròng.

Nhưng người bệnh sẽ không mất hoàn toàn thị lực và mức độ bệnh cũng không tăng lên theo thời gian. Trên thực tế, khi trẻ bị bạch tạng ở mắt lớn hơn, thị lực của chúng có thể tốt hơn.

Nguyên nhân của bệnh bạch tạng ở mắt

Những người bị bệnh bạch tạng ở mắt xuất hiện bệnh từ khi mới được sinh ra. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân xuất phát từ gen mà họ thừa hưởng từ mẹ của mình. Phụ nữ mang gen này nhưng thường không có triệu chứng. Hầu hết tất cả những người mắc bệnh thuộc loại phổ biến nhất, được gọi là típ 1 hoặc Nettleship-Falls, đều là nam giới.Bệnh bạch tạng ở mắt xảy ra chủ yếu ở nam do thừa hưởng gen đột biến tử mẹ   (Nguồn ảnh: https://albinismupclose.com)Bệnh bạch tạng ở mắt xảy ra chủ yếu ở nam do thừa hưởng gen đột biến tử mẹ (Nguồn ảnh: https://albinismupclose.com)

Loại bệnh bạch tạng ở mắt khác ít phổ biến hơn nhiều. Cả cha và mẹ đều mang gen đột biến. Cả con trai và con gái đều có thể được sinh ra với gen đột biến thừa hưởng từ bố mẹ. Màu da và tóc của họ cũng có thể nhạt hơn so với các thành viên khác trong gia đình. Nếu cả cha và mẹ đều có gen này, thì tỉ lệ khả năng con họ sẽ có gen này là 1/4.

Các triệu chứng của bệnh bạch tạng ở mắt

Bệnh ảnh hưởng đến võng mạc và các dây thần kinh phía sau mắt. Võng mạc là một lớp mô ở phía sau của mắt có chức năng gửi tín hiệu đến não về những gì một người nhìn thấy. Mọi thứ trông mờ vì võng mạc không phát triển như bình thường. Nó không thể tạo ra hình ảnh sắc nét và các dây thần kinh sau mắt không thể truyền hình ảnh rõ ràng đến não.

Một triệu chứng khác tất nhiên là màu mắt. Bệnh bạch tạng khiến cơ thể không thể tạo ra đủ một chất hóa học gọi là melanin, tạo ra màu sắc cho mắt, da và tóc. Hầu hết những người bị bệnh bạch tạng ở mắt đều có mắt xanh. Nhưng các mạch máu bên trong có thể hiện rõ và mắt có màu hồng hoặc đỏ.

Các triệu chứng mắt khác bao gồm:

  • Chuyển động nhanh của mắt không kiểm soát. Mắt di chuyển nhanh sang hai bên, lên xuống hoặc theo hình tròn. Đây được gọi là rung giật nhãn cầu. Ở trẻ em, biểu hiện này thường giảm khi trẻ lớn hơn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng chói hoặc ánh sáng mặt trời. Đôi mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng vì mống mắt không có đủ melanin để bảo vệ võng mạc. Đeo kính râm hoặc kính áp tròng màu có thể giúp việc ra ngoài thoải mái hơn.
  • Cảm nhận chiều sâu của vật
  • Mắt lác

Những người bị bệnh bạch tạng ở mắt thường không có da hoặc tóc nhợt nhạt hơn như các loại bệnh bạch tạng khác.

Sống chung với bệnh bạch tạng ở mắt

Kính hai tròng, kính thuốc và kính áp tròng có thể giúp cải thiện thị lực. Một số người cũng thích sử dụng kính lúp cầm tay. Lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong nhà sau vai thay vì phía trước có thể giúp người bị bệnh bạch tạng ở mắt nhìn rõ hơn.

Khi lái xe, họ cần đeo kính đặc biệt có gắn kính viễn vọng loại nhỏ để đảm bảo an toàn.Thiết bị kính viễn vọng hai cấp hỗ trợ người bệnh bạch tạng ở mắt (Nguồn ảnh: https://www.bita-ve.com)Thiết bị kính viễn vọng hai cấp hỗ trợ người bệnh bạch tạng ở mắt (Nguồn ảnh: https://www.bita-ve.com)

Những người bị bệnh bạch tạng ở mắt nên được bác sĩ nhãn khoa kiểm tra và khám sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần. Bác sĩ nhãn khoa có thể đảm bảo người đó có kính áp tròng hoặc kính hỗ trợ phù hợp để giúp họ nhìn rõ hơn.

Trẻ em có thể gặp khó khăn ở trường vì chúng không thể nhìn thấy mọi thứ trên bảng đen hoặc màn hình. Thảo luận với trường học của chúng về những cuốn sách in khổ lớn, sắp xếp chỗ ngồi và hỗ trợ nhiều hơn trong lớp học. Bác sĩ nhãn khoa khuyến cáo sử dụng:

  • Kính hoặc kính viễn vọng mini
  • Các chương trình chính tả được thiết kế để có thể đưa hình ảnh đến gần hơn

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!