Dịch hạch- “Cái chết đen” trong lịch sử

Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, chủ yếu lây truyền qua bọ chét. Loại vi khuẩn gây bệnh có tên là Yersinia pestis, lưu hành trong quần thể các loài gặm nhấm nhỏ, được tìm thấy phổ biến nhất ở các vùng nông thôn của Châu Phi, Châu Á và Hoa Kỳ. Vi khuẩn lây truyền sang người qua những vết cắn của loài bọ chét hoặc do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.

Video cái chết đen - đại dịch hạch khủng khiếp 

Được biết đến với cái tên “Cái chết đen” trong thời trung cổ, ngày nay ít hơn 5000 người bị bệnh mỗi năm trên toàn thế giới. Bệnh có thể gây chết người nếu không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh. Bệnh dịch hạch phổ biến nhất là thể hạch. Lúc đầu hạch sưng rất to và cứng, sau đó mềm hóa mủ, thường gặp ở nách, bẹn hoặc cổ. Thể phổi là thể hiếm gặp nhất và nguy hiểm nhất, có thể lây qua đường hô hấp. 

Triệu chứng dịch hạch

Bệnh dịch hạch được chia thành ba thể chính - thể hạch, thể nhiễm trùng huyết và thể phổi - tùy thuộc cơ quan nhiễm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào thể bệnh.

Thể hạch 

Thể hạch là thể hay gặp nhất. Ở thể này, các hạch bạch huyết thường sưng to (nổi hạch), thường phát triển trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng hay gặp như: 

  • Hạch nằm ở bẹn, nách hoặc cổ.
  • Hạch to bằng quả trứng gà.
  • Lúc đầu hạch cứng chắc, sau đó hạch hóa mủ.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của thể hạch như: 

  • Sốt và ớn lạnh đột ngột
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi, khó chịu
  • Đau cơ 

Thể nhiễm khuẩn huyết 

 Ở thể này, vi khuẩn xâm nhập và nhân lên trong máu. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: 

  • Sốt và ớn lạnh
  • Cơ thể rất yếu
  • Đau bụng, tiêu chảy nôn mửa
  • Chảy máu từ miệng, mũi hoặc trực tràng hoặc xuất huyết dưới da.
  • Sốc
  • Đen và hoại tử mô, thường gặp nhất là ngón tay, ngón chân và mũi. 
Thể nhiễm khuẩn huyết thường gây đen và hoại tử đầu chi. Nguồn ảnh: smbasblog.comThể nhiễm khuẩn huyết thường gây đen và hoại tử đầu chi. 

Thể phổi 

Đây là thể hiếm gặp nhất nhưng lại nguy hiểm nhất, vì nó ảnh hưởng đến phổi và có thể lây từ người này sang người khác qua giọt bắn. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ sau khi nhiễm trùng, bao gồm: 

  • Ho, đờm có lẫn máu.
  • Khó thở
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Sốt cao
  • Đau đầu
  • Cơ thể yếu
  • Tức ngực 

Bệnh dịch hạch thể phổi tiến triển nhanh chóng, có thể gây suy hô hấp và sốc trong vòng hai ngày sau khi nhiễm bệnh. Thể này cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong vòng một ngày sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện, nếu không bệnh nhân có khả năng tử vong. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và đang trong vùng dịch, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng và tử vong. 

Nguyên nhân dịch hạch

Vi khuẩn dịch hạch, Yersinia pestis, được truyền sang người qua bọ chét. Bọ chét hút máu vật chủ nhiễm bệnh, thường là các loài động vật gặm nhấm, sau đó lây cho người qua vết đốt. Một số loài động vật gặm nhấm là nguồn lây của bệnh dịch hạch như: 

  • Chuột cống
  • Chuột nhà
  • Sóc
  • Thỏ
  • Sóc Bắc Mỹ
  • Sóc chuột
  • Chuột đồng 
Các loài động vật gặm nhấm như chuột là vật chủ trung gian truyền bệnh. Nguồn ảnh: medicalxpress.comCác loài động vật gặm nhấm như chuột là vật chủ trung gian truyền bệnh. 

Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn nếu vết rách trên da tiếp xúc với máu của động vật bị nhiễm bệnh. Chó và mèo nhà có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch từ vết cắn của bọ chét hoặc do ăn phải các loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. 

Bệnh dịch hạch thể phổi, ảnh hưởng đến phổi, lây lan khi hít phải các giọt bắn do động vật hoặc người bị bệnh ho vào không khí. 

Các yếu tố rủi ro dịch hạch 

Nguy cơ phát triển bệnh dịch hạch là rất thấp. Trên toàn thế giới, chỉ có vài nghìn người mắc bệnh dịch hạch mỗi năm. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh dịch hạch có thể tăng lên tùy thuộc vào khu vực sống, công việc và sở thích của mỗi người.

Khu vực sống 

Dịch hạch bùng phát phổ biến nhất ở các vùng nông thôn, nơi dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém và có nhiều loài gặm nhấm. Số ca nhiễm bệnh dịch hạch nhiều nhất ở Châu Phi, đặc biệt là đảo Madagascar. Bệnh dịch hạch cũng đã truyền sang người ở Châu Á và Nam Mỹ. 

Công việc 

Bác sĩ thú y và trợ thủ có nguy cơ cao hơn khi có thể tiếp xúc với chó và mèo nhiễm bệnh. Những người làm việc ngoài trời ở những nơi thường có động vật nhiễm dịch hạch cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Bác sĩ thú y có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao hơn do thường xuyên phải tiếp xúc với động vật. Nguồn ảnh: www.rd.comBác sĩ thú y có nguy cơ mắc bệnh dịch hạch cao hơn do thường xuyên phải tiếp xúc với động vật. 

Sở thích 

Cắm trại, săn bắn hoặc đi bộ đường dài ở những khu vực có động vật nhiễm bệnh dịch hạch cư trú có thể làm tăng nguy cơ bị bọ chét nhiễm bệnh cắn. 

Các biến chứng dịch hạch

Các biến chứng của bệnh dịch hạch có thể bao gồm: 

  • Tử vong: Hầu hết những người được điều trị kháng sinh kịp thời đều không tử vong sau khi nhiễm bệnh. Nhưng bệnh dịch hạch không được điều trị có tỷ lệ tử vong cao.
  • Hoại tử: Các cục máu đông trong các mao mạch của ngón tay và ngón chân có thể làm gián đoạn lưu lượng máu và khiến mô tế bào chết đi. Các phần mô đã hoại tử có thể cần phải cắt bỏ.
  • Viêm màng não: Biến chứng này ít xảy ra. 

Phòng ngừa dịch hạch

Bảo vệ thú cưng khỏi bọ chét là một biện pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch. Nguồn ảnh: wagwalking.comBảo vệ thú cưng khỏi bọ chét là một biện pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch. 

Hiện tại chưa có vaccine đặc hiệu cho bệnh dịch hạch nhưng các nhà khoa học đang nghiên cứu để phát triển một loại vaccine khác. Thuốc kháng sinh có thể dự phòng, ngăn ngừa nhiễm trùng nếu bạn có nguy cơ hoặc đã tiếp xúc với bệnh dịch hạch. Hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau nếu bạn đang sinh sống tại các khu vực có dịch hạch bùng phát: 

  • Tiêu diệt các loài vật chủ trung gian gây bệnh: Loại bỏ các khu vực động vật gặm nhấm có thể làm tổ, chẳng hạn như rác, các vật dụng cũ,... Không để thức ăn cho vật nuôi ở những khu vực mà chuột dễ dàng tiếp cận. Nếu quanh khu vực bạn đang sống có nhiều chuột, bọ chét,... hãy tìm cách tiêu diệt chúng.
  • Bảo vệ thú cưng khỏi bọ chét: Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y cách diệt bọ chét.
  • Đeo găng tay: Khi tiếp xúc với động vật có khả năng bị nhiễm bệnh, hãy đeo găng tay để ngăn sự tiếp xúc trực tiếp giữa da và vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng: Luôn bảo vệ trẻ và vật nuôi trong gia đình khỏi các loài gặm nhấm và côn trùng bằng các loại thuốc.  

Chẩn đoán dịch hạch

Để khẳng định bệnh nhân có mắc bệnh dịch hạch hay không, bác sĩ có thể lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy và tìm vi khuẩn Yersinia pestis. Một số mẫu bệnh phẩm như: 

  • Chọc hút hạch: Nếu bệnh nhân đang bị nổi hạch (hạch bạch huyết sưng lên), điển hình của bệnh dịch hạch, bác sĩ có thể dùng kim để lấy mẫu bệnh phẩm từ hạch bạch huyết.
  • Máu: Nuôi cấy máu để phát hiện vi khuẩn Yersinia pestis, từ đó khẳng định được bệnh nhân có mắc bệnh hay không. 
  • Đờm hoặc dịch phế quản: Để kiểm tra bệnh nhân có mắc bệnh dịch hạch thể phổi không, bác sĩ sẽ lấy đờm hoặc dịch phế quản bằng cách sử dụng một ống mỏng, linh hoạt đưa qua mũi hoặc miệng và xuống cổ họng (nội soi). 

Điều trị dịch hạch

Điều trị bằng thuốc 

Ngay khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh dịch hạch, bạn sẽ phải nhập viện và điều trị bằng thuốc kháng sinh mạnh, như: 

  • Gentamicin
  • Doxycycline (Monodox, Vibramycin, hoặc các loại khác)
  • Ciprofloxacin (Cipro)
  • Levofloxacin
  • Moxifloxacin (Avelox)
  • Cloramphenicol 

Cần chuẩn bị gì khi đi khám bác sĩ

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh dịch hạch, bạn nên đến bệnh viện và gặp bác sĩ truyền nhiễm. 

Những điều cần làm khi gặp bác sĩ 

Nếu đang có các triệu chứng về đường hô hấp, bạn nên đeo khẩu trang y tế khi đến gặp bác sĩ để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người khác. Bên cạnh đó, bạn có thể: 

  • Nói với bác sĩ nếu thời gian gần đây bạn có đến vùng đang có bệnh dịch hạch.
  • Liệt kê hết tất cả các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, dù triệu chứng chỉ mới bắt đầu. 
  • Viết ra thông tin cá nhân quan trọng, bao gồm cả việc gần đây đã di chuyển đến khu vực thường xảy ra bệnh dịch hạch và có xử lý động vật hoang dã hay không.
  • Kể tên tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc viên uống bổ sung đang sử dụng.
  • Nên đi khám cùng với người thân hoặc bạn bè để không bỏ lỡ thông tin quan trọng hay lời dặn từ bác sĩ. 
  • Nhờ bác sĩ giải đáp thắc mắc. 
Thoải mái trao đổi và luôn tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Nguồn ảnh: www.everydayhealth.comThoải mái trao đổi và luôn tuân thủ lời dặn của bác sĩ. 

Đối với bệnh dịch hạch, bạn có thể trao đổi với bác sĩ một số vấn đề như: 

  • Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng hiện tại là gì?
  • Ngoài những nguyên nhân hay gặp, có thể có những nguyên nhân nào khác? 
  • Những xét nghiệm cần thực hiện
  • Bây giờ cần phải làm gì?
  • Liệu có cần phải cách ly không?
  • Các phương pháp điều trị và các phương pháp điều trị thay thế. 
  • Những vấn đề sức khỏe khác và làm thế nào để điều trị các bệnh lý cùng lúc. 
  • Những lưu ý đặc biệt cần tuân thủ.

Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bản thân và những điều bạn còn băn khoăn. 

Một số câu hỏi từ phía bác sĩ 

Bác sĩ có thể đưa ra một số câu hỏi để phục vụ cho việc chẩn đoán như: 

  • Các triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
  • Gần đây bạn có di chuyển đến những khu vực thường xảy ra bệnh dịch hạch không?
  • Gần đây bạn có xử lý động vật hoang dã hoặc mèo không?
  • Bạn có biết mình bị bọ chét cắn không?
  • Các triệu chứng xuất hiện liên tục hay ngắt quãng? 
  • Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
  • Có yếu tố nào giúp cải thiện các triệu chứng không?
  • Có yếu tố nào làm trầm trọng thêm các triệu chứng không?
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!