Dày sừng nang lông: Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Dày sừng nang lông hay còn được gọi là bệnh “da gà”, là một tình trạng da phổ biến với biểu hiện là các mảng da sần sùi. Những nốt sần hay những nốt mụn nhỏ này thực chất là những tế bào da chết làm bít các nang lông. Đôi khi chúng có màu đỏ hoặc nâu.

Video dày sừng nang lông - Viêm nang lông là gì?

Vị trí thường gặp dày sừng nang lông là ở cánh tay, đùi, má hoặc mông. Bệnh không lây lan và những vết sần này thường không gây khó chịu hoặc ngứa.

Tình trạng này được cho là trầm trọng hơn vào mùa đông khi da có xu hướng bị khô và cũng có thể nặng hơn khi mang thai.

Không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn tình trạng da vô hại này, nhưng có một số cách để điều trị hoặc ngăn bệnh nặng hơn. Dày sừng thường sẽ hết tự nhiên khi đến 30 tuổi. 

Các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông

Triệu chứng đáng chú ý nhất của bệnh dày sừng nang lông là sự xuất hiện của các nốt sần. Các nốt sần này nổi rõ trên da giống như nổi da gà.

Mụn có thể xuất hiện ở các vị trí da nào có nang lông. Do đó sẽ không bao giờ xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Dày sừng nang lông thường được tìm thấy ở cánh tay trên và đùi. Bệnh nặng hơn có thể xuất hiện ở cẳng tay và cẳng chân.

Các triệu chứng có liên quan bao gồm:

  • Hồng nhạt hoặc đỏ xung quanh vết sần
  • Ngứa da khó chịu
  • Da khô
  • Vết sần có cảm giác như giấy nhám
  • Các vết sần có thể xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào màu da (màu da, trắng, đỏ, hồng, nâu hoặc đen)

Các hình ảnh dày sừng nang lông

Nguồn ảnh: https://www.healthline.com.Dày sừng nang lông

 Nguồn ảnh: https://www.healthline.com.Dày sừng nang lông

Nguyên nhân dày sừng nang lông

Tình trạng da lành tính này là kết quả của sự tích tụ keratin, một loại protein của tóc trong lỗ chân lông.

Nếu bạn bị bệnh dày sừng nang lông, chất keratin của tóc sẽ bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông, làm tắc nghẽn các nang lông đang phát triển. Kết quả là hình thành một vết sần nhỏ trên vị trí của một sợi lông. Nếu quan sát kỹ có thể thấy một sợi lông nhỏ mọc lên.

Nguyên nhân chính xác của sự tích tụ chất sừng vẫn chưa được biết rõ, nhưng các bác sĩ cho rằng nó có thể liên quan đến các tình trạng da như viêm da cơ địa và các bệnh di truyền.

Đối tượng có thể bị dày sừng nang lông

Tình trạng da sần như da gà thường gặp ở những người:

  • Da khô
  • Bệnh chàm
  • Bệnh vảy cá
  • Dị ứng phấn hoa
  • Béo phì
  • Phụ nữ
  • Trẻ em hoặc thanh thiếu niên
  • Tổ tiên của người Celt

Bất cứ ai cũng có thể dễ bị tình trạng da này, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Dày sừng thường bắt đầu ở giai đoạn cuối giai đoạn phôi thai hoặc trong thời kỳ thanh thiếu niên. Bệnh thường rõ ràng hơn vào giữa những năm 20 tuổi với hầu hết các trường hợp biến mất hoàn toàn vào năm 30 tuổi.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây bùng phát khi mang thai đối với phụ nữ và ở tuổi dậy thì đối với thanh thiếu niên. Dày sừng nang lông phổ biến nhất ở những người có làn da trắng.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị hoàn toàn của bệnh dày sừng nang lông. Bệnh thường tự biến mất theo tuổi tác. Có một số phương pháp điều trị mà bạn có thể thử để cải thiện tình trạng da, nhưng bệnh này thường kháng điều trị. Việc cải thiện có thể mất vài tháng.

Điều trị da liễu

Bác sĩ da liễu có thể đề xuất phương pháp điều trị dưỡng ẩm để làm dịu da khô, ngứa và cải thiện vẻ ngoài của da do phát ban dày sừng. Nhiều loại kem bôi không kê đơn và theo kê đơn có thể loại bỏ tế bào da chết hoặc ngăn chặn các nang lông bị tắc nghẽn.

Hai thành phần phổ biến trong các liệu pháp dưỡng ẩm là urê và axit lactic. Kết hợp với nhau, các thành phần này giúp loại bỏ các tế bào da chết và làm mềm da. Các phương pháp điều trị khác mà bác sĩ da liễu có thể đề xuất như:

  • Microdermabrasion, một liệu pháp tẩy tế bào chết mạnh
  • Tẩy da chết hóa học
  • Kem retinol

Tuy nhiên, hãy thận trọng với các thành phần trong các loại kem này và nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Một số loại kem bôi theo đơn bao gồm axit có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Đỏ
  • Châm chích
  • Kích ứng
  • Khô

Ngoài ra còn có một số lựa chọn điều trị thử nghiệm như liệu pháp quang học khí hút và điều trị bằng laser mạch.

Phương pháp điều trị dày sừng nang lông tại nhà

Nếu bạn không tự tin khi bị dày sừng nang lông, có một số cách có thể thử để điều trị tại nhà. Mặc dù không thể chữa khỏi tình trạng này, nhưng các phương pháp điều trị tự chăm sóc có thể giúp giảm thiểu các vết sưng, ngứa và kích ứng.

  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm trong thời gian ngắn có thể giúp làm thông thoáng và nới lỏng lỗ chân lông. Chà xát da bằng bàn chải cứng để loại bỏ các vết sưng tấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn nên hạn chế thời gian ngâm mình trong bồn tắm vì thời gian tắm lâu hơn có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên của cơ thể.
  • Tẩy tế bào chết: Tẩy da chết hàng ngày có thể giúp cải thiện vẻ ngoài của da. Các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tẩy da chết nhẹ nhàng bằng xơ mướp hoặc đá bọt.
  • Bôi kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng có axit alpha hydroxy (AHA) như axit lactic có thể cấp nước cho da khô và kích thích đổi mới tế bào. Một số sản phẩm như Eucerin Professional Repair và AmLactin được bác sĩ da liễu giới thiệu. Glycerin được bán trong hầu hết các cửa hàng mỹ phẩm, cũng có thể làm dịu vết sưng tấy, trong khi nước hoa hồng có thể làm dịu tình trạng viêm da.
  • Tránh quần áo chật: Mặc quần áo chật có thể gây ma sát khiến da bị kích ứng.
  • Sử dụng máy tạo ẩm: Máy tạo độ ẩm bổ sung độ ẩm cho không khí trong phòng, có thể duy trì độ ẩm trên da và ngăn ngừa các cơn ngứa bùng phát. 

Câu hỏi liên quan

Bệnh không thể trị dứt điểm, nhưng nếu bệnh đem tới sự phiền toái vì tình trạng khô da, ngứa ngáy, mất thẩm mỹ thì bệnh nhân có thể điều trị cải thiện tình hình bằng những phương pháp như sau: Tẩy tế bào chết định kỳ, Dưỡng ẩm cho da, Dùng thuốc bôi,...
Xem thêm
Dày sừng nang lông là một tình trạng da khá thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp, sần sùi.
Xem thêm
Bệnh dày sừng nang lông có thể chữa để cải thiện tuy nhiên việc điều trị không thể chữa khỏi dày sừng nang lông, vì vậy bạn sẽ cần chăm sóc da duy trì để kiểm soát tình trạng dày sừng nang lông.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Dày sừng nang lông
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!