Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán, các biện pháp khắc phục tại nhà và điều trị chuyên khoa

Đau lưng, thường gặp nhất là đau thắt lưng, không phải là một bệnh lý. Nó là một triệu chứng của một số loại vấn đề y tế khác nhau.

Video Đau lưng | Là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Phòng tránh và Điều trị

Đau lưng thường là kết quả của các tổn thương cấu trúc ở vùng lưng như:

  • Dây chằng
  • Cơ 
  • Dây thần kinh
  • Đốt sốt – tạo lên cột sống

Nó cũng có thể là do tổn thương các cơ quan lân cận, như thận.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 80% người dân từng bị ít nhất 1 lần đau lưng trong suốt cuộc đời. Trong số đó, 50% sẽ bị nhiều hơn một lần trong vòng một năm. Trong 90% trường hợp, cơn đau thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang bị đau lưng.

Video Bệnh đau lưng, thoát vị đĩa đệm, và gai cột sống

Điều trị đau lưng

Nhiều người sẽ không cần điều trị chuyên sâu cho chứng đau lưng. Thuốc giảm đau không kê đơn thường là đủ để làm giảm triệu chứng.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, các phương pháp điều trị chuyên sâu có thể cần thiết, nhưng chúng thường được chỉ định dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ.

Thuốc

Phần lớn các cơn đau lưng thuyên giảm khi điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (nonsteroidal anti-inflammatory drug - NSAID), như:

  • Ibuprofen (Motrin)
  • Naproxen (Aleve)

Thuốc giảm đau như paracetamol (Panadol) cũng là một lựa chọn, mặc dù chúng không có đặc tính chống viêm.

Hãy cẩn thận với các loại thuốc như ibuprofen nếu bạn có vấn đề về thận hoặc loét dạ dày.

Không bao giờ dùng nhiều hơn liều khuyến cáo của thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì ngay cả những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng không đúng cách.

Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng gồm:

Thuốc bôi và thuốc mỡ

Các sản phẩm bôi ngoài da có thể có hiệu quả cao trong việc giảm đau lưng. Nhiều loại thuốc trong số này có chứa các thành phần như ibuprofen và lidocain, được chứng minh là hoạt động tốt hơn giả dược khi dùng giảm đau.

Opioid

Opioid là thuốc giảm đau mạnh có thể được kê đơn cho những cơn đau dữ dội hơn. Những loại thuốc này, như oxycodone (OxyContin) và sự kết hợp của paracetamol và hydrocodone (Vicodin, tác động lên tế bào não và cơ thể để giảm đau.

Tuy nhiên, opioid nên được sử dụng một cách thận trọng do có nguy cơ gây nghiện.

Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ cũng có thể được sử dụng để điều trị đau lưng, đặc biệt là khi có hiện tượng co thắt cơ đang xảy ra cùng với cơn đau. Các loại thuốc này tác động lên hệ thần kinh trung ương để giảm đau.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác đôi khi có thể được kê ngoài hướng dẫn của nhãn thuốc (off-label) để điều trị đau lưng.

Nếu cơn đau lưng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa amitriptyline, một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, vì nó tập trung vào các cơ chế khác nhau của phản ứng đau. Thuốc chống trầm cảm này cũng có thể tác dụng tốt hơn đối với các cơn đau liên quan đến dây thần kinh.

Tiêm steroid

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tiêm steroid cortisone cho những trường hợp đau lưng nghiêm trọng. Tuy nhiên, giảm đau do tiêm steroid thường hết sau khoảng ba tháng.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng và hiếm khi cần thiết đối với chứng đau lưng. Nó thường dành cho những bất thường về cấu trúc không đáp ứng với điều trị bảo tồn bằng thuốc và liệu pháp.

Phẫu thuật được chỉ định khi:

  • Đau dữ dội, không ngừng
  • Chèn ép dây thần kinh làm yếu cơ

Phẫu thuật nối đốt sống (Spinal fusion) sẽ nối các đốt sống bị đau thành một khối xương duy nhất và vững chắc hơn. Nó giúp loại bỏ chuyển động gây đau của cột sống.

Phẫu thuật cắt bỏ và thay thế một phần đĩa đệm và đốt sống có thể được thực hiện để giảm đau do các bệnh thoái hóa gây ra.

Liệu pháp thay thế

Các liệu pháp thay thế có thể giúp giảm đau lưng gồm:

  • Châm cứu
  • Mát xa
  • Điều chỉnh thần kinh cột sống
  • Liệu pháp hành vi nhận thức
  • Kỹ thuật thư giãn

Cần phải trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi trải qua bất kỳ điều trị thay thế hoặc bổ sung nào.

Các biện pháp khắc phục chứng đau lưng tại nhà

Nhiều phương pháp điều trị tại nhà có thể được áp dụng cùng với các phương pháp truyền thống giúp điều trị đau lưng hiệu quả. Nếu bạn có thắc mắc về những biện pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Chườm ấm hoặc chườm đá

Chườm đá có thể làm giảm cảm giác khó chịu và giúp giảm viêm trong các giai đoạn cấp tính của đau lưng. Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da. Hãy quấn nó vào một chiếc khăn hoặc gạc mỏng để tránh làm tổn thương da.

Chườm ấm cũng có thể giảm đau khi tình trạng viêm thuyên giảm. Tùy theo tình hình mà xen kẽ giữa chườm ấm và chườm đá.

Tập các bài tập

Các bài tập để cải thiện tư thế và tăng cường sức mạnh của cơ lưng và cơ bụng - được gọi là cơ cốt lõi - là một lựa chọn điều trị được khuyến khích mạnh mẽ.

Các bài tập này sẽ:

  • Cải thiện tư thế
  • Sử dụng kỹ thuật nâng phù hợp
  • Tăng cường cơ cốt lõi
  • Kéo căng cơ để cải thiện tính linh hoạt

Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn cách thực hiện các loại bài tập này tại nhà.

Tinh dầu

Nghiên cứu cho thấy tinh dầu hoa oải hương hoặc thuốc mỡ làm bằng capsaicin có thể giúp giảm đau.

Capsaicin là thành phần trong ớt làm cho chúng có tính nóng. Những thành phần này có thể giải mẫn cảm các dây thần kinh ở khu vực bị tác động và giảm cảm giác đau.

Tắm muối

Tắm nước nóng có thể có tác động kỳ diệu đối với các cơ đau nhức, nhưng trong khi ngâm mình, hãy thêm muối Epsom vào trong nước để tăng cường sức khỏe cho lưng của bạn. Cơ thể bạn có thể hấp thụ các khoáng chất từ bồn nước muối và chúng có thể giúp xoa dịu các cơ đau nhức.

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể có hiệu quả cao trong việc giảm đau lưng. 

Nguyên nhân đau lưng

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau lưng là do căng cơ quá mức và các nguyên nhân liên quan tới cấu trúc lưng.

Căng cơ quá mức

Các cơ bị căng thường gây ra đau lưng. Căng cơ quá mức thường xảy ra khi nâng vật nặng ở tư thế không phù hợp và chuyển động bất ngờ đột ngột.

Căng cơ quá mức cũng có thể do hoạt động quá sức. Ví dụ như cảm giác đau nhức và cứng khớp xảy ra sau vài giờ làm việc trên sân hoặc chơi một môn thể thao.

Các vấn đề về cấu trúc

Đốt sống là những xương lồng vào nhau, xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống. Đĩa đệm là vùng mô đệm không gian giữa mỗi đốt sống. Chấn thương đĩa đệm là một nguyên nhân khá phổ biến gây đau lưng.

Đôi khi những đĩa đệm này có thể phình ra, thoát vị hoặc vỡ ra. Các dây thần kinh có thể bị chèn ép khi điều này xảy ra.

Đĩa đệm bị hủy hoại có thể rất đau. Một đĩa đệm phồng lên và đè vào các dây thần kinh di chuyển từ lưng xuống chân có thể gây ra đau thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa có thể gặp ở chân với các triệu chứng như:

  • Đau đớn
  • Ngứa ran
  • Tê chân

Thoái hóa 

Thoái hóa cột sống cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bệnh đau lưng. Nguyên nhân là do sụn khớp ở lưng bị tổn thương và suy giảm chất lượng.

Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến hẹp cột sống hoặc hẹp ống sống.

Loãng xương

Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương nhỏ ở đốt sống. Những vết gãy này có thể gây ra đau đớn nghiêm trọng và được gọi là gãy ép đốt sống

Các nguyên nhân khác của đau lưng

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác gây ra đau lưng nhưng hầu hết những nguyên nhân này hiếm gặp. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau lưng thường xuyên, không khỏi.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân phổ biến hơn gây đau lưng, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định xem bạn có phải nguyên nhân hiếm gặp hơn không. Các nguyên nhân đó có thể là:

  • Sự dịch chuyển của một thân đốt sống này trên một thân đốt sống khác, được gọi là trượt đốt sống
  • Mất chức năng thần kinh ở tủy sống dưới, được gọi là hội chứng chùm đuôi ngựa (cauda equina syndrome) - là một trường hợp cấp cứu.
  • Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn ở cột sống, như Staphylococcus, E. coli , hoặc bệnh lao
  • Ung thư hoặc khối u không ác tính ở cột sống
  • Nhiễm trùng thận hoặc sỏi thận

Triệu chứng đau lưng 

Đau lưngĐau lưng có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức như:

  • Cảm giác đau âm ỉ ở lưng
  • Một cơn đau như đâm có thể lan xuống chân đến bàn chân
  • Không có khả năng đứng thẳng mà không bị đau
  • Giảm phạm vi chuyển động và giảm khả năng uốn cong lưng

Các triệu chứng đau lưng, nếu do căng cơ hoặc tư thế sai, thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Đau lưng là mạn tính khi các triệu chứng đã xuất hiện lâu hơn 3 tháng.

Triệu chứng đau lưng có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng

Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau lưng không cải thiện trong vòng 2 tuần kể từ khi bị. Đôi khi đau lưng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Các triệu chứng có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng hơn là:

  • Đi ngoài hoặc đi tiểu không tự chủ
  • Tê, ngứa ran hoặc yếu ở một hoặc cả hai chân
  • Khởi phát sau chấn thương, chẳng hạn như ngã hoặc một cú đánh vào lưng
  • Cơn đau dữ dội, liên tục và trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm
  • Giảm cân không giải thích được
  • Đau lưng kết hợp với cảm giác đau nhói ở bụng
  • Sốt

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này.

Chẩn đoán đau lưng

Khám sức khỏe thường là tất cả những gì cần thiết để chẩn đoán đau lưng. Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể kiểm tra:

  • Khả năng đứng và đi bộ
  • Phạm vi chuyển động của cột sống
  • Phản xạ
  • Sức mạnh chân
  • Đánh giá cảm giác ở chân 

Nếu nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để kiểm tra các tình trạng cơ bản
  • Chụp X-quang cột sống để xem các xương có đúng vị trí và kiểm tra xem có gãy xương không
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để đánh giá đĩa đệm, cơ, dây chằng, dây thần kinh và mạch máu của bạn
  • Xạ hình xương để tìm các bất thường trong mô xương
  • Điện cơ (EMG) để kiểm tra sự dẫn truyền thần kinh

Làm thế nào để ngăn ngừa đau lưng

Những mẹo dưới đây có thể giúp giảm đau lưng khi nó xảy ra. Chúng cũng có thể giúp bạn ngăn ngừa đau lưng ngay từ đầu.

Không vác quá nặng

Những chiếc cặp nặng, túi đựng máy tính xách tay, va li và ví có thể gây căng cơ không cần thiết cho cổ và cột sống của bạn.

Cố gắng giảm bớt những gì bạn cần mang theo và sử dụng các túi phân bổ trọng lượng đồng đều hơn như ba lô. Nếu có thể, hãy sử dụng một chiếc túi có bánh xe để loại bỏ trọng lượng tác động lên lưng.

Tập luyện các cơ cốt lõi

Các cơ trong và xung quanh bụng, lưng giúp giữ cho bạn đứng thẳng và thực hiện các hoạt động thể chất hằng ngày. Tăng cường sức mạnh cho chúng cũng có thể làm giảm nguy cơ đau, căng cơ hoặc tổn thương lưng.

Hãy kết hợp các bài tập rèn luyện sức mạnh và hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên của bạn ít nhất hai lần một tuần.

Cải thiện tư thế 

Tư thế không chuẩn có thể gây áp lực không cần thiết cho cột sống. Theo thời gian, nó có thể dẫn đến đau và tổn thương.

Thường xuyên nhắc nhở bản thân cong vai tròn về phía sau và ngồi thẳng lưng trên ghế.

Đổi giày

Giày cao gót có khả năng gây hại cho lưng nếu bạn đi thường xuyên. Chọn giày đế thấp, thoải mái khi bạn có thể. 3cm là gợi ý chiều cao của giàu tối đa.

Kéo giãn thường xuyên

Làm công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày có thể khiến cơ bắp của bạn mệt mỏi và dễ bị căng hơn. Kéo giãn thường xuyên để giúp cải thiện lưu thông trong các cơ đó và giảm nguy cơ đau lưng và tổn thương.

Các yếu tố nguy cơ gây đau lưng

Theo Mayo Clinic, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị đau lưng hơn nếu:

  • Làm việc trong một môi trường ít vận động
  • Không tập thể dục
  • Tham gia vào hoạt động có tác động mạnh mà không kéo dài hoặc khởi động trước
  • Tuổi cao
  • Bị béo phì
  • Hút thuốc lá
  • Đã được chẩn đoán với một tình trạng cụ thể như viêm khớp

Sức khỏe tinh thần của bạn cũng có ảnh hưởng đến nguy cơ bị đau lưng. Bạn có thể có nguy cơ bị đau lưng cao hơn nếu bạn có một công việc căng thẳng hoặc bị trầm cảm và lo lắng.

Đau lưng và mang thai

Đau lưng khi mang thai không phải là hiếm – có một số lý do có thể là gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những gì bạn đang gặp phải để loại trù trường hợp cơn đau có thể là một phần của một vấn đề lớn hơn.

Dưới đây là một số lý do tại sao bạn có thể bị đau lưng khi mang thai:

Dịch chuyển trọng tâm

Khi em bé của bạn lớn lên, trọng tâm của "trọng lực" cơ thể bạn di chuyển ra ngoài. Cột sống và lưng cong để bù đắp cho sự thay đổi cân bằng. Điều này gây thêm căng thẳng cho cột sống thắt lưng.

Tăng cân

Tăng cân là chuyện bình thường khi mang thai nhưng trọng lượng tăng thêm đó có thể gây tăng áp lực hơn cho lưng và các cơ cốt lõi.

Nội tiết tố

Khi cơ thể bạn chuẩn bị sinh em bé, nó sẽ tiết ra các hormone giúp nới lỏng các dây chằng giúp ổn định xương chậu và cột sống thắt lưng. Cũng chính những hormone này có thể khiến xương cột sống của bạn bị xê dịch, dẫn đến khó chịu và đau đớn.

Các bài tập giúp giảm đau lưng

Các động tác giãn cơ nhẹ nhàng và các bài tập dễ dàng có thể giúp giảm đau lưng và ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.

Đây là hai bài tập bạn có thể thử. Những động tác này không yêu cầu thiết bị đặc biệt và có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào. Có thể sử dụng một tấm thảm tập yoga, nhưng cũng có thể không cần.

Bài tập bắc cầu

Tư thế bắc cầu 

  1. Nằm trên mặt đất, hai chân đặt phẳng trên sàn, rộng bằng hông.
  2. Hai tay đặt ngang hông, ấn chân xuống sàn khi từ từ nâng mông lên khỏi mặt đất cho đến khi cơ thể thành một đường thẳng. Giữ vai của bạn trên sàn.
  3. Hạ xuống. Nghỉ ngơi trong 1 phút.
  4. Lặp lại 15 lần.
  5. Thực hiện 3 hiệp.
  6. Nằm sấp. Duỗi tay qua đầu và duỗi thẳng chân ra phía sau.
  7. Từ từ nhấc tay và chân lên khỏi mặt đất. Bắt đầu cách mặt đất khoảng 15 cm và lên cao hơn khi bạn cảm thấy thoải mái.
  8. Đẩy qua rốn để nâng chân và tay khỏi mặt đất. Dừng lại khi bạn cảm thấy lưng bị co cứng. Để tránh mỏi cổ, hãy cúi đầu xuống, nhìn xuống đất.
  9. Giữ tư thế duỗi thẳng trong 2-3 giây.
  10. Trở lại trạng thái trung lập và thư giãn các cơ.
  11. Lặp lại động tác này từ 10 đến 12 lần.

Yoga chữa đau lưng

Yoga có thể được coi là một cách để giảm căng thẳng, nhưng nó cũng có thể là một cách tuyệt vời để giảm đau cơ. Một số tư thế yoga nhất định cũng có thể giúp kéo căng và tăng cường các cơ ở lõi và lưng của bạn. Nó có thể làm dịu cơn đau và ngăn ngừa các vấn đề về lưng trong tương lai.

Thực hành các tư thế yoga này trong vài phút mỗi ngày. Chúng rất tốt cho người mới bắt đầu. Bạn có thể thêm những động tác mới để tập lâu hơn.

Tư thế con mèo - con bò

Tư thế con mèo - con bò

  1. Nằm xuống sàn, chống tay và đầu gối.
  2. Căn chỉnh cơ thể của bạn để tay của bạn ở ngay dưới vai và đầu gối ở dưới hông. Cân bằng đều trọng lượng của bạn trên 2 tay và 2 chân.
  3. Từ từ hít vào và nhìn lên bức tường trước mặt. Để bụng của bạn hướng xuống thảm.
  4. Từ từ thở ra, hóp cằm vào ngực, kéo rốn về phía sau cột sống và ưỡn lưng.
  5. Chuyển bước 3 và 4 thành một động tác liên tục và lặp lại trong ít nhất 1 phút.
  6. Nằm sấp. Duỗi thẳng chân ra phía sau. Đặt bàn tay của bạn, lòng bàn tay xuống, bên cạnh vai của bạn.
  7. Vận động cơ lõi, lưng dưới và cơ mông của bạn để từ từ nâng phần thân trên của bạn lên và hướng đầu lên khỏi mặt đất. Chỉ sử dụng cánh tay của bạn để hỗ trợ.
  8. Hóp lưng dưới và ấn rốn xuống đất để duy trì độ căng.
  9. Giữ nguyên trong khoảng thời gian này trong 2-3 phút.
  10.  Thư giãn và trở lại mặt đất.

Tư thế nhân sư 

Tư thế nhân sư Khi cơ bắp phát triển mạnh hơn, bạn có thể giữ tư thế này lâu hơn. Tập trong 5 phút.

Đau lưng do nhiễm trùng tiết niệu

Nhiễm trùng tiết niệu là nhiễm trùng ở cơ quan phụ trách việc sản xuất nước tiểu. Đó có thể là thận, niệu quản, niệu đạo hoặc bàng quang.

Nhiễm trùng tiết niệu thường do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển.

Nếu bị nhiễm trùng tiết niệu, bạn có thể bị đau lưng ở một mức độ nào đó hoặc khó chịu ở lưng dưới. Ngoài ra, bạn có thể gặp:

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Nóng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có máu
  • Nước tiểu đục
  • Nước tiểu có mùi nặng
  • Cảm thấy cần đi tiểu gấp
  • Ít nước tiểu mặc dù cảm thấy căng bang quang

Nhiễm trùng tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau khi bắt đầu điều trị, các triệu chứng sẽ nhanh chóng được giải quyết.

Đi tiểu thường xuyên và đau lưng có thể do các bệnh lý khác gây ra. 

Tổng kết

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến. Khi càng lớn tuổi, bạn càng có nhiều khả năng gặp phải vấn đề này. 

Khi được điều trị, hầu hết các cơn đau lưng sẽ tự hết. Đôi khi, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ để dùng thuốc kê đơn hoặc thuốc tiêm. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn trong những trường hợp rất hiếm.

Khi đã từng bị đau lưng và không muốn nó tái diễn, bạn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa đau lưng. Các bài tập giãn cơ, yoga và rèn luyện sức bền hàng ngày có thể giúp làm cho lưng và các cơ cốt lõi của bạn khỏe hơn và đàn hồi hơn.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Dưới đây là những bệnh của việc đau lung dưới ở tuổi dậy thì: Tư thế ngồi không đúng; Hoạt động thể lực nhiều; Chấn thương; Thừa cân béo phì...
Xem thêm
Mẹ bầu có thể bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai có ảnh hưởng đến: Vấn đề tăng cân; Tư thế xấu; Thay đổi hormone...
Xem thêm
Các cơn đau lưng ở dưới gần mông có thể là biểu hiện của một số căn bệnh như: Bệnh xương khớp; Đau lưng dưới gần mông do thoát vị đĩa đệm lưng; Do viêm dây chằng...
Xem thêm
Đau sau lưng bên trái do viêm dây thần kinh liên sườn; Đau lưng trên bên trái khó thở do đau tim
Xem thêm
Rất nhiều trường hợp nam giới và nữ giới cảm thấy bị lưng sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt là nam giới ở độ tuổi trung niên thì rất thường bị đau lưng sau khi quan hệ. Trường hợp này được giải thích như sau: Đối với nam giới Quá trình quan hệ tình dục, cả hai giới (mà đặc biệt là người nam) đều phải sử dụng rất nhiều năng lượng để thực hiện các động tác quan hệ. Trong đó, các hoạt động này đều đòi hỏi sự vận động “hết công suất” của rất nhiều khối cơ, khiến cơ thể nhanh chóng tiêu hao một lượng lớn calories, gây đau mỏi xương khớp.
Xem thêm
Điều trị bằng Thuốc Nam: Rễ cây đinh lăng; cây xấu hổ; Chuối hột hoặc tập các bài tập giảm đau lưng sau sinh tại nhà
Xem thêm
Hãy áp dụng phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí đau nhức. Một số bác sĩ cho rằng bạn nên chườm lạnh trong 48 – 72 giờ đầu tiên, sau đó mới chuyển sang chườm ấm.
Xem thêm
Phụ nữ có thai: sử dụng theo hướng dẫn của Bác sĩ, Dược sĩ. Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết trong 6 tháng đầu thai kỳ. Không sử dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ đang cho con bú: sử dụng theo hướng dẫn của Bác sĩ, Dược sĩ. Người bệnh không được sử dụng nếu chưa tham khảo ý kiến Bác sĩ hoặc Dược sĩ. Người lái xe và vận hành máy móc: Không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Xem thêm
Tránh nâng vật nặng; Luyện tập thể dục đều đặn; Không đi giày cao gót; Chườm nước nóng...
Xem thêm
Đau lưng trên khó thở một dấu hiệu của bệnh phổi; Nhồi máu cơ tim; Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở; Thoái hóa cột sống...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đau lưng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!