Video Viêm dạ dày - Thông hiểu Nguyên nhân, Biến Chứng, Điều trị và Phòng ngừa
Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột, gây ra các triệu chứng rõ ràng. Những triệu chứng này có thể nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị. Viêm dạ dày mạn tính có thể xảy ra một cách thầm lặng. Nếu không điều trị, bệnh lý này có thể gây ra nhiều biến chứng.
Vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh viêm dạ dày trên toàn thế giới. Trong các trường hợp khác, viêm dạ dày có thể là do niêm mạc dạ dày bị kích ứng do sử dụng rượu hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Viêm dạ dày mạn tính là một bênh lý thường gặp và ước tính rằng có đến hơn 50% dân số thế giới mắc bệnh này ở mức độ nào đó. Bệnh lý này đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng vì nó có liên quan đến các biến chứng như loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh viêm dạ dày. Đồng thời, bài viết sẽ cung cấp các lời khuyên cho bạn về những gì nên ăn và những gì cần tránh để giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.
Triệu chứng của viêm dạ dày
Một số bệnh nhân viêm dạ dày có thể không có triệu chứng nào đáng chú ý. Tuy nhiên, những bệnh nhân khác lại có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng.
Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói, đau như dao đâm hoặc bỏng rát vùng thượng vị và hạ sườn trái. Đau thường lan ra sau lưng.
Các triệu chứng thường gặp khác là: đầy hơi và buồn nôn. Nôn cũng là một triệu chứng của bệnh, chất nôn có thể có màu trong, vàng hoặc xanh.
Các triệu chứng của viêm dạ dày nặng bao gồm:
- Khó thở
- Đau ngực
- Chất nôn có lẫn máu
- Đau dạ dày dữ dội
- Phân khẳm
Hãy đến cơ sở y tế ngay nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Nhịp tim nhanh
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Khó thở
- Đau bụng kèm theo sốt
- Chất nôn có lẫn máu
- Lượng lớn chất nôn màu vàng hoặc xanh lá cây
- Phân đen hoặc có máu
- Chóng mặt và ngất xỉu
Nguyên nhân gây bệnh và các thể bệnh
Viêm dạ dày xảy ra khi lớp màng nhầy bảo vệ của dạ dày yếu đi, tạo điều kiện cho dịch tiêu hóa làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Viêm dạ dày có thể là mạn tính, tiến triển chậm trong một thời gian dài hoặc cấp tính, tiến triển và phục hồi một cách nhanh chóng.
Viêm dạ dày có thể phân loại thành viêm dạ dày ăn mòn hoặc viêm dạ dày không ăn mòn. Viêm dạ dày ăn mòn là một bệnh lý nặng, trong đó niêm mạc dạ dày bị mỏng đi. Nó có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển từ từ theo thời gian. Viêm dạ dày không ăn mòn gây ra những biến đổi đổi trên niêm mạc dạ dày, chứ không phá hủy dần dần.
Phần tiếp theo của bài viết này sẽ nói đến các nguyên nhân khác nhau gây viêm dạ dày.
Vi khuẩn H. pylori
Nguyên thường gặp nhất của bệnh viêm dạ dày là vi khuẩn H. pylori, có khoảng 35% người dân ở Hoa Kỳ có vi khuẩn này trong cơ thể.
Những yếu tố kích thích
Viêm dạ dày phản ứng cũng tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến 15% dân số Hoa Kỳ. Nguyên nhân của bệnh lý này là do các yếu tố kích thích.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil) và một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm đau, có thể gây kích ứng và gây viêm dạ dày. NSAID là nguyên phổ biến nhất gây loét dạ dày không tính đến yếu tố nhiễm khuẩn.
Những yếu tố kích thích khác gây ra bệnh lý này rượu và dịch mật.
Các bệnh tự miễn
Các bệnh lý tự miễn có thể gây ra viêm dạ dày. Ví dụ, hệ thống miễn dịch tấn công niêm mạc dạ dày trên những bệnh nhân viêm teo dị sản dạ dày tự miễn.
Chấn thương dạ dày
Những chấn thương hoặc tổn thương thực thể niêm mạc dạ dày có thể dẫn đến viêm dạ dày.
Ví dụ, một người đã phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày có thể bị viêm dạ dày sau phẫu thuật, khiến lớp niêm mạc lót dạ dày bị thoái hóa.
Cơ chế gây ra bệnh lý này vẫn chưa rõ ràng, nhưng viêm dạ dày sau phẫu thuật có thể là do tăng tiết axit dạ dày. Đây là phản ứng của dây thần kinh phế vị hoặc của hormon do lượng axit dạ dày giảm.
Các nguyên nhân khác
Chế độ ăn uống của bạn thường không gây ra viêm dạ dày, nhưng dị ứng thực phẩm và bệnh celiac thì có thể.
Các thể bệnh viêm dạ dày do các nguyên nhân khác gây nên là:
- Viêm dạ dày truyền nhiễm không do H. pylori: Vi rút và nấm có thể gây viêm dạ dày ở những bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch hoặc có bệnh lý nền
- Viêm dạ dày do bức xạ: Khi vùng bụng phải tiếp xúc với bức xạ, niêm mạc dạ dày có thể bị kích ứng và gây ra viêm dạ dày.
- Viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan: Phản ứng dị ứng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
- Bệnh Ménétrier: Bệnh lý này khá hiếm gặp. Nó liên quan đến sự phát triển của các nếp gấp dày và khối u trên thành dạ dày.
Các yếu tố nguy cơ của viêm dạ dày
Viêm dạ dày thường gặp hơn ở người cao tuổi và những người bị suy giảm miễn dịch.
Những bệnh lý nền và các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ của viêm dạ dày bao gồm:
- Hút thuốc
- Stress nặng
- Sử dụng quá nhiều rượu hoặc cocaine
- Nuốt phải chất ăn mòn hoặc vật thể lạ
- Có tiền sử nôn mạn tính
- Thiếu vitamin B12
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid thường xuyên
- Thường xuyên sử dụng steroid theo đơn, hóa trị liệu, sử dụng các sản phẩm bổ sung kali hoặc sắt
- Điều trị bằng tia xạ hoặc bị nhiễm bức xạ
- Trào ngược dịch mật sau khi phẫu thuật dạ dày
- Rối loạn miễn dịch – bệnh lý tự miễn, chẳng hạn như viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc đái tháo đường type 1
- HIV
- Bệnh Crohn
Các bệnh nhiễm trùng như: lao và giang mai có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày.
Vi khuẩn H. pylori có thể từ người này sang người khác bằng nhiều cách như qua: thực phẩm, nước hoặc vật sắc nhọn.
Các biến chứng của viêm dạ dày
Viêm dạ dày mạn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa khác, như loét dạ dày (hay còn gọi là loét dạ dày tá tràng) và xuất huyết dạ dày.
Một số thể bệnh của viêm dạ dày, như viêm teo dị sản dạ dày tự miễn và viêm dạ dày do H. pylori, có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt vào máu. Viêm teo dị sản dạ dày tự miễn cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin B12 và gây thiếu máu.
Ngoài ra, viêm dạ dày do H. pylori có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Các xét nghiệm và chẩn đoán
- Khám thực thể
- Tiền sử bệnh và các triệu chứng hiện tại
- Kiểm tra sự hiện diện của H. pylori bằng xét nghiệm máu, hơi thở hoặc phân.
- Nội soi dạ dày
- Làm điện tâm đồ
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm dạ dày bằng cách chụp X-quang thực quản, dạ dày và ruột non. Phương pháp này còn được gọi là X-quang đường tiêu hoá trên hoặc khảo sát Bari.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu:
- Đánh giá chức năng gan, thận
- Khám thiếu máu
- Kiểm tra chức năng túi mật và tuyến tụy
- Thử thai
Nếu vẫn chưa xác định được chẩn đoán, bác sĩ có thể thực hiện nội soi đường tiêu hoá trên. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một ống mỏng, mềm, có gắn đèn chiếu sáng qua miệng xuống cổ họng và vào dạ dày để quan sát các tổn thương.
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống thường không gây viêm dạ dày, nhưng rượu, các thực phẩm gây dị ứng và một số sản phẩm chức năng thì có.
Thay đổi chế độ ăn uống không phải là cách điều trị chính của bệnh viêm dạ dày, ngoại trừ trường hợp viêm dạ dày do bệnh celiac hoặc dị ứng thức ăn.
Một số người nhận thấy rằng ăn một số loại thực phẩm nhất định giúp họ giảm các triệu chứng của bệnh và làm giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn H. pylori.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh
Hạn chế những loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày, như: thức ăn cay, chua hoặc đồ ăn chiên; chia nhỏ các bữa ăn trong ngày có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của viêm dạ dày.
Điều trị viêm dạ dày
Các tốt nhất để điều trị bệnh viêm dạ dày là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào thể bệnh là mạn tính hay cấp tính.
Viêm dạ dày có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Một đợt điều trị thường có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn H. pylori. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc: clarithromycin (Biaxin) và metronidazole (Flagyl).
- Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazole (Prilosec) hoặc lansoprazole (Prevacid), có thể ngăn chặn dạ dày bài xuất axit và hỗ trợ làm lành tổn thương niêm mạc
- Thuốc chẹn H2: famotidin (Pepcid), có thể làm dạ dày giảm tiết axit.
- Thuốc kháng axit: Những thuốc này có thể trung hòa axit trong dạ dày.
- Chất bao niêm mạc dạ dày: Sucralfate (Carafate) hoặc misoprostol (Cytotec) có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc chống buồn nôn: Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều loại thuốc chống buồn nôn.
Kết hợp sử dụng thuốc đúng cách và chế độ ăn lành mạnh chắc chắn có thể giúp bạn khỏi bệnh viêm dạ dày.
Cách phòng tránh viêm dạ dày
Các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu được đầy đủ về bệnh viêm dạ dày. Và do hiện nay, một số nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ nên việc phòng ngừa bệnh còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phòng tránh bệnh viêm dạ dày bằng cách:
- Vệ sinh tay sạch sẽ và ăn chín uống sôi
- Tránh sử dụng các loại thuốc gây kích ứng dạ dày
- Tránh hút thuốc và sử dụng đồ uống chứa cồn
Tổng kết
Viêm dạ dày là một bệnh lý mà trong đó niêm mạc dạ dày bị viêm và nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh là do nhiễm vi khuẩn H. pylori.
Nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như loét dạ dày hoặc thiếu hụt vitamin. Viêm dạ dày không được điều trị cũng có thể phát triển thành ung thư dạ dày.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và thể bệnh là cấp tính hay mạn tính, các phương pháp điều trị có thể bao gồm: sử dụng thuốc không theo đơn hoặc thuốc theo đơn, thuốc kháng sinh và có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Xem thêm:
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm dạ dày mạn tính
- Những triệu chứng của bệnh viêm dạ dày
- Những điều cần biết về bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Viêm dạ dày- tá tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân viêm dạ dày