Phản ứng Ca(OH)2 + CH3COOH → (CH3COO)2Ca ↓ + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học
Ca(OH)2 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca ↓ + 2H2O
2. Điều kiện phản ứng
- Không có
3. Cách thực hiện phản ứng
- Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với axit axetic
4. Hiện tượng nhận biết phản ứng
- Canxi hidroxit tác dụng với axit photphoric tạo thành chất rắn màu trắng canxi axetat.
5. Tính chất hóa học của Ca(OH)2
- Dung dịch Ca(OH)2 có có tính bazơ mạnh. Mang đầy đủ tính chất của bazơ:
Tác dụng với axit:
Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
Tác dụng với muối:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH
Tác dụng với oxit axit:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì
+ Ban đầu dung dịch vẩn đục:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
+ Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt:
CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2
6. Bạn có biết
Tương tự như Ca(OH)2, một số bazơ khác như NaOH, KOH, Ba(OH)2… cũng phản ứng với CH3COOH tạo muối axetat và nước.
7. Bài tập liên quan
Bài 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại Ca thuộc nhóm
A. IA.
B. IIIA.
C. IVA.
D. IIA.
Lời giải:
Đáp án D
Canxi là một kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA
Bài 2: Canxi có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau:
A. Lục phương.
B. Lập phương tâm khối.
C. Lập phương tâm diện.
D. Tứ diện đều.
Lời giải:
Đáp án C
Bài 3: Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước ?
A. dung dịch CuSO4 vừa đủ.
B. dung dịch HCl vừa đủ.
C. dung dịch NaOH vừa đủ.
D. H2O.
Lời giải:
Đáp án B
- Khi cho Ca vào dung dịch HCl
Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 ↑
→ Ca không phản ứng với H2O trong dung dịch HCl
Bài 4. Nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi thấy:
A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.
B. mẩu đó vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.
C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.
D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 5. Axit axetic CH3COOH không phản ứng với chất nào sau đây?
A. NaOH.
B. Na2CO3.
C. NaCl.
D. Na.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
CH3COOH không phản ứng với NaCl.
Phương trình hóa học
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2
Bài 8: Dãy chất tác dụng với axit axetic là
A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.
B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.
C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.
D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Dãy chất tác dụng với axit axetic là
B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.
2CH3COOH + CuO ⟶ (CH3COO)2Cu + H2O
2CH3COOH + Ba(OH)2→ 2H2O + Ba(CH3COO)2
Zn + 2CH3COOH → Zn(CH3COO)2 + H2
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O
Bài 9: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách
A. nhiệt phân metan sau đó làm lạnh nhanh.
B. lên men dung dịch rượu etylic.
C. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Lời giải:
Đáp án: D
Bài 10: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.
D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Bài 11. Axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy:
A. NaOH, C2H5OH, Ag, Zn.
B. NaOH, C2H5OH, CuO, Na2SO4
C. K2CO3, Mg, CuO, Ag.
D. NaOH, CuO, CaCO3, Zn
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Bài 12. Cho các nhận định sau:
(a) Axit axetic có khả năng phản ứng được với ancol metylic, metylamin và Mg kim loại.
(b) Độ pH của glyxin nhỏ hơn đimetylamin.
(c) Dung dịch metylamin và axit glutamic đều làm hồng dung dịch phenoltalein.
(d) CH5N có số đồng phân cấu tạo nhiều hơn CH4O.
Số nhận định đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
(a) Đúng:
CH3COOH + CH3OH (xt: H2SO4 đặc, to) ⇄ CH3COOCH3 + H2O
CH3COOH + CH3NH2→ CH3COOH3NCH3
2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
(b) Đúng vì Glyxin có pH = 7 và metylamin có pH > 7.
(c) Sai vì Glu có pH < 7 nên không làm đổi màu phenolphtalein.
(d) Sai vì đều có 1 đồng phân cấu tạo (CH3NH2 và CH3OH).
⇒ (a) và (b ) đúng
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:CH3COOH ra (CH3COO)2Mg | CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2
CH3COOH + CuO → (CH3COO)2Cu + H2O | CH3COOH ra (CH3COO)2Cu
CaCO3 +CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 ↑
CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O l Axit axetic ra Etyl axetat l CH3COOH ra CH3COOC2H5