Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Ta dựng các nửa đường thẳng song song với nhau và nằm về một phía đối với (P)
3.1k
16/06/2023
Bài 1 trang 119 Toán 11 Tập 1: Trong mặt phẳng (P) cho hình bình hành ABCD. Ta dựng các nửa đường thẳng song song với nhau và nằm về một phía đối với (P) lần lượT đi qua các điểm A, B, C, D. Một mặt phẳng (Q) cắt bốn nửa đường thẳng nói trên tại A’, B’, C’, D’. Chứng minh rằng:
AA’ + CC’ = BB’ + DD’.
Trả lời
+) Ta có:
(AA’B’B) // (DD’C’C)
(Q) ∩ (AA’B’B) = A’B’
(Q) ∩ (DD’C’C) = D’C’
⇒ A’B’ // D’C’ (1).
+) Tương tự ta có:
(AA’D’D) // (BB’C’C)
(Q) ∩ (AA’D’D) = A’D’
(Q) ∩ (BB’C’C) = B’C’
⇒ A’D’ // B’C’ (2).
Từ (1) và (2) suy ra tứ giác A’B’C’D’ là hình bình hành.
Gọi O và O’ lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và A’B’C’D’ nên O là trung điểm của AC và BD và O’ là trung điểm của A’C’ và B’D’.
+) Xét tứ giác ACC’A’, có: CC’ // AA’ nên ACC’A’ là hình thang, O là trung điểm của AC và O’ là trung điểm của A’C’ nên OO’ là đường trung bình của hình thang suy ra: (1).
+) Xét tứ giác BB’D’D, có: BB’ // DD’ nên BB’D’D là hình thang, O là trung điểm của BD và O’ là trung điểm của B’D’ nên OO’ là đường trung bình của hình thang suy ra: (2).
Từ (1) và (2) suy ra AA’ + CC’ = BB’ + DD’.
Xem thêm các bài giải SGK Toán 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 2: Hai đường thẳng song song
Bài 3: Đường thẳng và mặt phẳng song song
Bài 4: Hai mặt phẳng song song
Bài 5: Phép chiếu song song
Bài tập cuối chương 4
Bài 1: Số trung bình và mốt của mẫu số liệu ghép nhóm