Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2NH3↑| NH4NO3 ra NH3 | Ca(OH)2 ra Ca(NO3)2

Bài viết sau đây xin giới thiệu phương trình Ca(OH)2 + NH4NO3 → Ca(NO3)2 + H2O + NH3↑ gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về Ca(OH)2 và NH4NO3. Mời các bạn đón xem:

Phản ứng: Ca(OH)2 + NH4NO3 → Ca(NO3)2 + H2O + NH3

1. Phương trình hoá học

    Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O + 2NH3

2. Điều kiện phản ứng

- Không có

3. Cách thực hiện phản ứng

- Điều chế khi NH3 bằng cách đun nóng muối NH4NO3 với Ca(OH)2.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Khi cho canxi hiđroxit phản ứng với amoni nitrat tạo thành khí NH3 làm sủi bọt dung dịch.

5. Mở rộng về Ca(OH)2

5.1. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Là chất rắn màu trắng, tan ít trong nước, còn gọi là vôi tôi.

- Nhận biết: Dung dịch Ca(OH)2 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh hoặc làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng do có tính bazơ.

5.2. Tính chất hóa học

- Dung dịch Ca(OH)2 có có tính bazơ mạnh. Mang đầy đủ tính chất của bazơ:

Tác dụng với axit:

Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

Tác dụng với muối:

Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaOH

Tác dụng với oxit axit:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

Chú ý: Khi sục từ từ khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì

    + Ban đầu dung dịch vẩn đục:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O

    + Sau đó kết tủa tan dần và dung dịch trong suốt:

CO2 + H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2

5.3. Điều chế

- Cho vôi sống tác dụng với nước.

CaO + H2O → Ca(OH)2 (phản ứng tôi vôi)

5.4. Ứng dụng

- Chất kết bông trong xử lý nước, nước thải và cải tạo độ chua của đất.

- Thành phần của nước vôi, vữa trong xây dựng.

- Thay thế cho Natri hiđroxit trong một số loại hóa, mỹ phẩm uốn tóc của người Mỹ gốc Phi.

- Trong một số loại thuốc làm rụng lông.

- Thuốc thử hóa học

- Trong dạng bột nhão có tác dụng kháng vi trùng để điều trị sâu răng

- Trong nông nghiệp: Dùng để khử chua đất trồng.

6. Bạn có biết

- Tương tự như Ca(OH)2, một số dung dịch kiềm như NaOH, KOH, Ba(OH)2… cũng phản ứng với NH4NO3 tạo khí amoniac

7. Bài tập liên quan (có đáp án)

Câu 1: Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:

A. Na2CO3

B. KCl

C. NaOH

D. NaNO3

Lời giải:

Đáp án: A

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là Na2CO3 vì Na2CO3 tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CacO3 ↓ + 2NaOH

Câu 2: Cho 0,1 mol Ca(OH)2 vào dung dịch NH4NO3 dư thì thể tích thoát ra ở đktc là

A. 44,8 lít

B. 4,48 lít

C. 22,4 lít

D. 2,24 lít

Lời giải:

Đáp án: A

Ca(OH)2 + 2NH4NO3 → Ca(NO3)+ 2NH3 + 2H2O

Theo phương trình, cứ 1 mol Ca(OH)2 cho 2 mol NH3 vậy cứ 0,1 mol Ca(OH)2 sẽ cho 0,2 mol NH3.

→ V(NH3) = 0,2. 22,4 = 4,48 (lít)

Câu 3: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách

A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt).

B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng

C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng

D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3

Lời giải:

Đáp án: C

Cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng

Câu 4: Để điều chế Ca từ CaCO3 cần thực hiện ít nhất mấy phản ứng ?

A. 2                        B. 3                        C. 4                               D. 5

Lời giải:

Đáp án: B

phản ứng (1): CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

Phản ứng (2): CaCl2 → Ca + Cl2 ↑

Câu 5: Canxi có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau:

A. Lục phương.                                B. Lập phương tâm khối.

C. Lập phương tâm diện.                 D. Tứ diện đều.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6: Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động

A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3

B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇄ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.

Lời giải:

Đáp án: D

- Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa có chứa CO2 đối với đá vôi

- Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

KOH ra KNO3 | KOH + NH4NO3 → KNO3+ NH3 + H2O | NH4NO3 ra NH3

NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + NH3 + H2O

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O | CO2 ra K2CO3

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O | SO2 ra K2SO3

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!