Đồng phân của C4H6 và gọi tên | Công thức cấu tạo của C4H6 và gọi tên
1. Công thức cấu tạo và gọi tên
Độ bất bão hòa k = số liên kết π + số vòng = (4.2 + 2 - 6) / 2 = 2
Phân tử có chứa 2 liên kết π hoặc 1 vòng + 1 liên kết π
ankađien C4H6 có 2 đồng phân cấu tạo (hay còn gọi là đồng phân mạch cácbon hoăc đồng phân mạch hở).
STT |
Đồng phân |
Tên gọi |
---|---|---|
1 |
CH2 = CH – CH = CH2 |
buta – 1, 3 – đien |
2 |
CH2 = C = CH – CH3 |
buta – 1, 2 – đien |
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Viết các đồng phân và gọi tên của ankin có CTPT là C4H6
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải: B. 2
Có 2 đồng phân ankin có CTPT C4H6:
CH3-CH2-C≡CH But-1-in
CH3-C≡C-CH3 But-2-in
Câu 2: C4H6 có bao nhiêu đồng phân mạch hở
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Lời giải: D. 4
C4H6 có các đồng phân mạch hở dạng ankin hoặc ankadien
HC≡C-CH2-CH3
H3C-C≡C-CH3
CH2=C=CH-CH3
CH2=CH-CH=CH2
Câu 3: C4H6 có bao nhiêu đp ankadien
A.1
B. 3
C. 2
D. 4
Lời giải: C. 2
CH2=C=CH-CH3: buta – 1, 2 – đien
CH2=CH-CH=CH2: buta – 1, 3 – đien
Câu 4: Ankin C4H6 có bao nhiêu đồng phân cho phản ứng thế kim loại (phản ứng với dung dịch chứa AgNO3/NH3)?
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Lời giải: C. 1
Có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 => có nối 3 đầu mạch
CH≡C-CH2-CH3
Câu 5: Tên gọi 3-etyl-4-metylhex-1-in ứng với cấu tạo nào sau đây?
A. CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3
B. CH≡C-CH(C2H5)CH(CH3)-CH3
C. CH≡C-CH(CH3)-CH(C2H5)-CH2-CH3
D. CH≡C-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3
Lời giải: A. CH≡C-CH(C2H5)-CH(CH3)CH2-CH3
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học hay khác:
Cách viết đồng phân C4H8O2 (2024) chính xác nhất
Cách viết đồng phân C5H10 (2024) chính xác nhất
Cách viết đồng phân C5H10O2 (2024) chính xác nhất