Cách viết đồng phân C5H10O2 (2024) chính xác nhất

Đồng phân của một chất hữu cơ khá phức tạp và có nhiều loại: đồng phân mạch hở (đồng phân mạch cacbon), đồng phân hình học, đồng phân nhóm chức, đồng phân dẫn xuất, ... Nhằm mục đích giúp các em học sinh viết đủ số đồng phân của C5H10O2 và gọi tên đúng các đồng phân của C5H10O2 tương ứng, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách viết đồng phân và gọi tên C5H10O2 đầy đủ, chi tiết.

Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên

1. Cách viết đồng phân và gọi tên

Ứng với công thức phân tử C5H10O2 thì chất có thể là axit cacboxylic hoặc este

a. Axit cacboxylic C5H10O2

Axit cacboxylic C5H10O2 có 4 đồng phân cấu tạo, cụ thể:

STT Đồng phân Tên gọi
1 CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH Pentanoic
2 Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên 3 – metylbutanoic
3 Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên 2 –metylbutanoic
4 Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên 2,2 – đimetylpropanoic

b. Este C5H10O2

Este C5H10O2có 9 đồng phân cấu tạo, cụ thể

STT Đồng phân Tên gọi
1 CH3 - CH- CH- COO - CH3 Metyl butyrat
2 Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên Metyl isobutyrat
3 CH- CH2 - COO - CH- CH3 Etyl propionat
4 CH3 - COO - CH2 - CH2 - CH3 n – propyl axetat
5 Công thức cấu tạo của C5H10O2 và gọi tên | Đồng phân của C5H10O2 và gọi tên Isopropyl axetat
6 HCOO – CH2 – CH2 – CH2 – CH3 n – butyl fomat
7 HCOO – CH(CH3) – CH2 – CH3 Sec – butyl fomat
8 HCOO – CH2 – CH(CH3) – CH3 Isobutyl fomat
9 HCOO – C(CH3)3 Tert – butyl fomat

Vậy ứng với công thức phân tử C5H10O2 thì chất có 13 đồng phân, có thể là axit cacboxylic hoặc este.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2

A. 10

B. 5

C. 7

D. 9

Lời giải: D. 9

Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C5H10O2là 9

CH3 - CH2 - CH2 - COO - CH3 : Metyl butyrat

CH3-CH(CH3)-COO-CH3: Metyl isobutyrat

CH3 - CH2 - COO - CH2 - CH3: Etyl propionat

CH3-COO-CH(CH3)-CH3: Isopropyl axetat

HCOO – CH2 – CH2 – CH2 – CH3: n – butyl fomat

HCOO – CH(CH3) – CH2 – CH3: Sec – butyl fomat

HCOO – CH2 – CH(CH3) – CH3: Isobutyl fomat

HCOO – C(CH3)3:  Tert – butyl fomat 

Câu 2: Số đồng phân có công thức phân tử C5H10O2 thủy phân trong môi trường axit, thu được axit cacboxylic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Lời giải: C. 4

Số đồng phân thỏa mãn công thức cấu tạo của phân tử C5H10O2 thủy phân trong môi trường axit, thu được axit cacboxylic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là

HCOO – CH2 – CH2 – CH2 – CH3:

HCOO – CH(CH3) – CH2 – CH3

HCOO – CH2 – CH(CH3) – CH3

HCOO – C(CH3)3

Câu 3: Số este có công thức phân tử C5H10O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc là?

A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

Lời giải: B. 4

Este dạng HCOOR' tham gia phản ứng tráng gương:

HCOO–CH2–CH2–CH2–CH3

HCOO–CH(CH3)–CH2–CH3

HCOO–CH2–CH(CH3)2

HCOO–C(CH3)3

Câu 4: Axit cacboxylic X có công thức phân tử C5H10O2 Số đồng phân axit của X là?

A. 6

B. 4

C. 3

D. 5

Lời giải: B. 4

C-C-C-C-COOH;

C-C-C(C)-COOH

C-C(C)-C-COOH

C-C(C)2-COOH

Câu 5: Số đồng phân của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H10O2 có thể tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với kim loại Na là:

A. 10
B. 8
C. 9
D. 7
Lời giải: C. 9

chất X có phản ứng với dung dịch NaOH nhưng ko có phản ứng với kim loại Na →  X là este

Các đồng phân của X là:

1, CH3-CH2-CH2-COO-CH3

2, CH3-CH(CH3)COOCH3

3, CH3-CH2-COO-CH2-CH3

4, CH3-COO-CH2CH2CH3

5, CH3COOCH(CH3)CH3

6, HCOOCH2CH2CH2CH3

7, HCOOCH(CH3)CH2CH3

8, HCOOCH2CH(CH3)CH3

9, HCOOC(CH3)3

Xem thêm các bài tập Hóa Học hay khác:

Cách viết đồng phân C5H10 (2024) chính xác nhất

Cách viết đồng phân C4H8O2 (2024) chính xác nhất

Cách viết đồng phân C6H14 (2024) chính xác nhất

Cách viết đồng phân C4H8O (2024) chính xác nhất

Cách viết đồng phân C4H8 (2024) chính xác nhất

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!