Cách nhận biết các triệu chứng của bệnh loét dạ dày và biện pháp khắc phục

Loét là một tổn thương phát triển trên da (chẳng hạn loét do tì đè) hoặc niêm mạc của cơ thể (chẳng hạn như loét dạ dày). Các triệu chứng của loét có thể cấp tính đối với một số người và nhẹ nhàng đối với những người khác. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của loét, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nhận biết các triệu chứng 

Bước 1: Chú ý đến cơn đau vùng bụng ở bất kỳ vị trí nào giữa xương ức và rốn. Cơn đau có thể khác nhau về mức độ và thời gian, kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nó thường xảy ra giữa các bữa ăn khi dạ dày của bạn rỗng và bạn có thể cảm thấy đau rát, nhói hoặc đau nhức. Mức độ của cơn đau sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác và vị trí của vết loét. 

Video: Viêm dạ dày

Thông thường, cơn đau do loét có thể tạm thời thuyên giảm bằng cách ăn thực phẩm giúp hấp thụ axit trong dạ dày hoặc uống thuốc kháng axit không kê đơn.

Nếu cơn đau dạ dày của bạn là do loét, nó có thể xảy ra vào ban đêm hoặc bất cứ khi nào bạn đói. 

Chú ý đến cơn đau vùng bụng tại bất kỳ vị trí nào giữa xương ức và rốn. Nguồn ảnh: steadyhealth.com Chú ý đến cơn đau vùng bụng tại bất kỳ vị trí nào giữa xương ức và rốn. Nguồn ảnh: steadyhealth.com Bước 2: Theo dõi các triệu chứng khác có thể có liên quan. Không phải ai bị loét dạ dày cũng có triệu chứng giống nhau. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chỉ gặp một hoặc một vài triệu chứng trong số được liệt kê dưới đây:

  • Chướng bụng và ợ hơi.
  • Cảm giác no và không thể uống nhiều chất lỏng.
  • Bị đói trong vòng một vài giờ sau khi ăn một bữa ăn.
  • Buồn nôn nhẹ, thường gặp nhất vào buổi sáng khi thức dậy.
  • Cảm giác mệt mỏi và giảm tinh thần.
  • Ăn mất ngon.
  • Sụt cân.

Bước 3: Nhận biết các triệu chứng của vết loét nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, vết loét có thể gây chảy máu trong và các biến chứng khác, dẫn đến tình trạng nguy kịch.

  • Nôn mửa, đặc biệt nếu nó trông giống như bã cà phê và / hoặc có máu, đó có thể là dấu hiệu của bệnh loét tiến triển.
  • Phân sẫm màu, phân đen hoặc lỏng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của các vết loét nghiêm trọng.
  • Phân có lẫn máu. 

Bước 4: Đi khám bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của loét. Loét là một tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế. Các loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm đau tạm thời nhưng không điều trị được tình trạng bệnh. Trong khi đó, bác sĩ có thể giúp bạn điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ra vết loét. 

Đi khám bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của loét. Nguồn ảnh: pcpforlife.comĐi khám bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của loét. Nguồn ảnh: pcpforlife.comBước 5: Đánh giá khả năng bị loét dạ dày của bản thân. Mặc dù loét dạ dày có thể xuất hiện vì bất kỳ lý do nào, nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm: 

  • Những người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc những người có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn này, chẳng hạn như người có lượng axit dạ dày thấp.
  • Những người thường xuyên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin hoặc naproxen.
  • Người có tiền sử gia đình bị loét dạ dày.
  • Người thường xuyên uống rượu bia.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến gan, thận, phổi.
  • Người trên 50 tuổi.
  • Những người đã hoặc đang mắc bệnh hoặc có vấn đề về tiêu hóa như bệnh Crohn. 

Lời khuyên cho những người bị loét dạ dày 

Bước 1: Đặt lịch hẹn với bác sĩ. Trong khi hầu hết các vết loét dạ dày sẽ tự lành, một số trường hợp nặng cần được chẩn đoán qua nội soi và điều trị bằng thuốc. Ống nội soi là một ống nhỏ, sáng mà bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ luồn xuống thực quản vào dạ dày của bạn. Chỉ bác sĩ mới có thể thực hiện thủ thuật này. Bạn cũng có thử một số phương pháp tạm thời dưới đây trong thời gian chờ tới lịch hẹn với bác sĩ.  

Bước 2: Dùng thuốc kháng axit. Thuốc kháng axit đôi khi được các bác sĩ khuyên dùng để xem liệu các triệu chứng có cải thiện hay không. Đó là bởi vì viêm loét dạ dày có thể do mất cân bằng giữa dịch tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng.

Nếu bác sĩ phát hiện bạn nhiễm H. pylori, bạn sẽ được kê đơn một đợt thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit. 

Bước 3: Thay đổi lối sống. Ngừng hút thuốc, uống rượu và ngừng dùng NSAID. Hút thuốc và uống rượu đều có thể gây mất cân bằng dịch tiêu hóa, còn NSAID có thể phá vỡ sự cân bằng và gây kích ứng niêm mạc dạ dày nếu dùng với liều lượng cao hoặc trong thời gian dài. Ngừng cả ba loại này trong khi chờ bác sĩ chẩn đoán. 

Bước 4: Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Ăn nhiều bữa hơn hoặc sử dụng một số thực phẩm nhất định như các chế phẩm từ sữa có thể giúp giảm đau tức thời, nhưng cuối cùng điều này có thể dẫn đến việc cơ thể bạn sản sinh ra nhiều axit hơn trong dạ dày. Hãy thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu protein, chất béo không bão hòa và carbohydrate phức tạp. Cố gắng kết hợp trái cây tươi hoặc rau củ vào mỗi bữa ăn, chọn ngũ cốc nguyên hạt và sử dụng đạm trắng bất cứ khi nào có thể.  

Tránh những thức ăn có thể khiến các triệu chứng của bạn trở nên tệ hơn. Đó có thể là cà phê, đồ uống chứa caffein, thức ăn nhiều dầu mỡ, sô cô la và thức ăn cay. 

Cố gắng ăn uống đúng bữa. Tránh ăn vặt vào đêm khuya. 

Bước 5: Không uống sữa. Uống sữa có thể giúp bạn giảm đau tạm thời, nhưng việc sử dụng nó giống như tiến một bước và lùi hai bước. Sữa sẽ bao phủ lớp niêm mạc thành dạ dày của bạn trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó sẽ kích thích sản xuất nhiều axit trong dạ dày hơn, cuối cùng làm trầm trọng thêm các vết loét.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!