10 cách đơn giản làm giảm viêm loét dạ dày tại nhà

Các vết loét có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm cả niêm mạc dạ dày. Có một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà giúp làm giảm cơn đau và các triệu chứng khác của viêm loét dạ dày.

Video Lá ổi dứt điểm bệnh viêm loét dạ dày 

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng gây nên bởi những vết loét phát triển ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Viêm loét dạ dày còn được gọi là loét dạ dày, loét tá tràng hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. 

Viêm loét dạ dày phát triển khi axit dạ dày làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân của loét bao gồm:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).
  • Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Aspirin trong thời gian dài. 

Một số người cho rằng trạng thái căng thẳng quá mức hoặc thức ăn cay cũng có thể gây nên viêm loét dạ dày. Trên thực tế, đó không phải là những nguyên nhân chính làm nên vết loét nhưng chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn vì kích thích tăng tiết axit trong dạ dày.

Hãy cùng tìm hiểu 10 phương pháp đã được chứng minh là có thể giúp giảm đau do viêm loét dạ dày dưới đây. 

10 phương pháp làm giảm triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày 

Nếu một người bị loét dạ dày, họ có thể cảm thấy nóng trong dạ dày. Cảm giác nóng bỏng này thường:

  • Kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.
  • Giảm đi sau khi dùng thuốc kháng axit hoặc ngừng ăn.
  • Khởi phát lúc nửa đêm hoặc trong bữa ăn.
  • Diễn biến liên tục trong vài tuần.

Mọi người có thể làm giảm các triệu chứng này bằng cách sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà sau: 

Probiotics (Men vi sinh)

Probiotics là những sinh vật sống giúp khôi phục cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài việc cải thiện sức khỏe đường ruột, chúng còn có thể giúp điều trị loét. 

Theo một đánh giá từ 2014, men vi sinh không thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, chúng có thể làm giảm số lượng vi khuẩn hiện diện, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và cải thiện một số triệu chứng. Khi được sử dụng cùng với các phương pháp điều trị khác, men vi sinh có thể giúp loại bỏ vi khuẩn có hại. 

Mọi người có thể bổ sung probiotics từ các nguồn sau:

  • Sữa chua
  • Thực phẩm lên men
  • Men vi sinh bổ sung

Một số loại thực phẩm cũng có chứa probiotics. Tuy nhiên, hãy cân nhắc thật kỹ việc sử dụng men vi sinh bổ sung vì chúng có nồng độ probiotics cao trên mỗi khẩu phần. 

Gừng

Nhiều người tin rằng gừng có tác dụng bảo vệ dạ dày. Một số người sử dụng nó để điều trị các tình trạng dạ dày và tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón, đầy hơi và viêm dạ dày. 

Một đánh giá từ năm 2013 cho thấy ăn gừng cũng có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày gây nên bởi tác dụng phụ của NSAID. Tuy nhiên, những kết quả đến từ các nghiên cứu trên động vật, vì vậy không rõ liệu nó có tác dụng tương tự trên người hay không. 

Hoa quả nhiều màu sắc

Nhiều loại trái cây có chứa các hợp chất thực vật gọi là flavonoid. Đây là một loại polyphenol, góp phần tạo nên màu sắc phong phú của các loại trái cây. 

Theo một đánh giá năm 2011, hoa quả cũng có thể giúp làm giảm các vấn đề tiêu hóa khác, bao gồm cả chứng co thắt và tiêu chảy. Flavonoid cũng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị loét. Chúng làm tăng lượng chất nhầy ở bề mặt dạ dày, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Ngoài ra, Flavonoid cũng có đặc tính chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe. 

Flavonoid có trong các loại trái cây như: táo, việt quất, cherry, chanh, cam, quả hạch 

Chuối tá quạ

Chuối tá quạ. Nguồn specialtyproduce.comChuối tá quạ. Nguồn specialtyproduce.comNghiên cứu từ năm 2011 cho thấy chuối tá quạ xanh có tác động tích cực đối với bệnh loét dạ dày tá tràng. Nó chứa một hợp chất thực vật gọi là leucocyanidin, có tác dụng làm tăng lượng chất nhầy trong dạ dày. Loại quả này cũng có thể làm giảm pH, giúp ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng của vết loét. 

Mật ong

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên, phổ biến được sử dụng rộng rãi trên khắp Hoa Kỳ. Việc sử dụng mật ong thường xuyên sẽ đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe. Một đánh giá từ năm 2016 cho thấy mật ong có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày.

Người ta cũng sử dụng mật ong để giúp nhanh lành vết thương, trong đó có cả những vết loét, vết bỏng và vết rách trên da. 

Nghệ

Nghệ là một loại gia vị phổ biến thường xuyên được sử dụng ở Ấn Độ và các khu vực khác của miền nam châu Á. Cũng giống như ớt, nghệ có chứa một hợp chất gọi là curcumin. Các nhà khoa học đang bắt đầu nghiên cứu về những lợi ích của curcumin tới sức khỏe. 

Một đánh giá năm 2013 cho thấy curcumin có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu trên người vẫn còn rất hạn chế. Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để xem xét hiệu quả của nghệ trong điều trị viêm loét. Tuy nhiên, những kết quả ban đầu có vẻ khả quan. Các nhà khoa học hy vọng rằng nghệ có thể giúp làm giảm triệu chứng và điều trị các vết loét. 

Hoa cúc La Mã     

Một số người sử dụng hoa cúc La Mã và trà hoa cúc để điều trị chứng rối loạn lo âu nhẹ, co thắt ruột và viêm. Một số người sử dụng hoa cúc La Mã và trà hoa cúc để điều trị chứng rối loạn lo âu nhẹ, co thắt ruột và viêm. Một nghiên cứu tổng quan được công bố vào năm 2012 cho kết quả: chiết xuất hoa cúc La Mã cũng có đặc tính chống loét. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể hạn chế các vết loét dạ dày và rút ngắn thời gian chữa lành chúng. Tuy nhiên, phần lớn những nghiên cứu này được thực hiện trên động vật. Các nhà nghiên cứu không chắc chắn liệu hoa cúc La Mã có tác dụng tương tự đối với con người hay không. 

Tỏi

Tỏi được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, giúp chống nhiễm trùng. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể hỗ trợ trong việc điều trị loét. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2016 trên động vật cho thấy tỏi có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vết loét và giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương.  

Một nghiên cứu quy mô nhỏ từ năm 2015 cho thấy rằng việc ăn đều đặn hai nhánh tỏi trong bữa ăn, hai lần một ngày, có thể có tác dụng chống vi khuẩn H. pylori. Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều khẳng định rằng tỏi có ảnh hưởng đến vi khuẩn H. pylori hoặc ngăn ngừa loét. Các nhà khoa học vẫn cần nghiên cứu thêm về điều này. 

 Cam thảo

Cam thảo. Nguồn: healthline.comCam thảo. Nguồn: healthline.com

Cam thảo là một loại gia vị phổ biến có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và Châu Á. Con người đã sử dụng cam thảo trong các bài thuốc cổ truyền từ hàng trăm năm nay. Một số người tin rằng rễ cam thảo khô có thể giúp chữa bệnh và ngăn ngừa viêm loét.  

Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung nhiều vào các chất bổ sung chiết xuất từ cam thảo, không phải rễ cam thảo khô. Vì vậy, những người quan tâm đến việc dùng gia vị này để làm giảm tình trạng viêm loét có thể thử sản phẩm bổ sung chiết xuất từ cam thảo. 

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng sản phẩm bổ sung chiết xuất cam thảo có thể giúp chống lại nhiễm trùng do H. pylori bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn này. 

Nha đam

Nha đam là một loại dầu thực vật phổ biến được tìm thấy trong nhiều loại kem bôi, mỹ phẩm và thực phẩm. 

Một số nghiên cứu xem xét tác dụng của nha đam trong điều trị bệnh loét dạ dày đã thu được kết quả khả quan. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2011 trên chuột đã cho thấy cách nha đam điều trị vết loét tương tự như một loại thuốc chống loét phổ biến. 

Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu trên động vật. Vì vậy, các nhà khoa học cần xem xét thêm để thấy được tác dụng của nha đam trên con người. 

Điều trị y tế cho vết loét

Các phương pháp điều trị y tế cho bệnh viêm loét dạ dày sẽ khác nhau dựa trên nguyên nhân gây ra vấn đề. 

Nếu vết loét được gây nên bởi tác dụng phụ của NSAID, bác sĩ có thể sẽ khuyên bệnh nhân ngừng hoặc giảm sử dụng các loại thuốc đó. Khi đó, một loại thuốc khác sẽ được thay thế để giảm đau. 

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) cũng được sử dụng để làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chúng không tiêu diệt diệt được vi khuẩn nhưng có thể giúp chống lại nhiễm trùng do H. pylori. Một số loại thuốc ức chế bơm proton phổ biến là Nexium, Prilosec và Prevacid. 

Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng histamine. Chúng ngăn dạ dày sản xuất quá nhiều axit. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn một chất bảo vệ được gọi là sucralfate (Carafate). Nó giúp ngăn ngừa tổn thương lan ra khu vực xung quanh vết loét. 

Khi vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân gây ra vết loét, thuốc kháng sinh có thể được sử dụng. Vì H. pylori rất khó tiêu diệt, người bệnh phải dùng thuốc đủ và đúng liều ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. 

Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều loại thuốc và liệu pháp khi điều trị vết loét. Các liệu pháp kết hợp giúp làm giảm cơn đau, ngăn ngừa tổn thương thứ phát và chống nhiễm trùng. 

Kết luận

Các triệu chứng của viêm loét dạ dày có thể giảm đi bằng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Nhưng, mọi người nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và được điều trị y tế. 

Bác sĩ có thể lập một phác đồ điều trị để giúp điều trị vết loét. Các biện pháp điều trị tại nhà có thể giúp ngăn ngừa vết loét phát triển trong tương lai và làm giảm các triệu chứng một cách tự nhiên.

Xem thêm:


Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!