Trẻ em và trẻ thành niên là đối tượng hay mắc mụn cóc ngón tay nhất, đặc biệt khi chúng có thói quen cắn móng tay.
Điều trị có thể giúp làm chậm hoặc dừng quá trình phát triển của mụn cóc ngón tay. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể tiếp tục lan ra hoặc tái phát.
Hình dáng mụn cóc ngón tay
Mụn cóc ngón tay phát triển xung quanh móng tay. Ban đầu, chúng có kích thước nhỏ khoảng đầu kim, mịn, sáng và trong suốt.
Sau vài tuần hoặc vài tháng, mụn cóc ngón tay phát triển tới kích thước một hạt đậu và có hình dạng giống hoa súp lơ.
Mụn cóc có thể chuyển màu thành màu nâu, xám hoặc đen. Mụn cóc ngón tay có thể mọc thành đám.
Mụn cóc ngón tay lớn hơn có thể gây đau hoặc kích ứng.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của mụn cóc ngón tay
Nguyên nhân gây ra mụn cóc ngón tay là các loại HPV cụ thể. Các loại HPV khác có thể gây nên mụn cóc sinh dục và ung thư cổ tử cung.
Virus này có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Một người có thể nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc da-da hoặc da với vật dụng khác như khăn tắm hoặc đồ chơi.
HPV thường thâm nhập vào da thông qua các vết cắt hoặc xước nhỏ. Vì vậy, những trẻ có thói quen cắn móng tay dễ dàng bị lây nhiễm hơn.
Những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu hoặc viêm da dị ứng cũng dễ nhiễm bệnh hơn.
Biến chứng mụn cóc ngón tay
Mụn cóc ngón tay đôi khi có thể phá hủy móng hoặc giường móng.
Mụn cóc ngón tay có thể phát triển dưới móng tay, vì vậy, chúng có thể gây phá hủy biểu bì.
Người bệnh có mụn cóc ngón tay có nguy cơ mắc chín mé - một tổn thương nhiễm trùng phần mềm. Vi khuẩn, nấm hoặc cả 2 gây ra chín mé. Nếu tổn thương chín mé không được điều trị, nó sẽ gây đau và biến dạng móng vĩnh viễn.
Điều trị mụn cóc ở ngón tay
Mụn cóc ngón tay thường khó trị hơn so với mụn cóc ở vị trí khác. Nguyên nhân là thuốc bôi tại chỗ khó có thể tiếp cận được mụn cóc dưới móng.
Bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố sau đây để khuyến cáo phương pháp điều trị thích hợp:
- Kích thước mụn cóc
- Số lượng mụn cóc
- Vị trí mụn cóc
- Nhiễm khuẩn kèm theo
- Triệu chứng đau hoặc kích ứng
- Tuổi và giới bệnh nhân
- Các phương pháp điều trị trước đây
Các phương pháp điều trị có thể được thực hiện như sau:
Axit salicylic
Sử dụng axit Salicylic là phương pháp thường được áp dụng nhất để loại bỏ mụn cóc.
Theo như những nghiên cứu trước đây của Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), các bằng chứng đều cho thấy hiệu quả của axit Salicylic trong điều trị mụn cóc.
Axit này có thể có thể tiêu diệt virus HPV. Tuy nhiên, cần thời gian khoảng 3 tháng để thuốc có tác dụng.
Các sản phẩm có axit Salicylic không cần kê đơn có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bất cứ phương pháp điều trị nào.
Áp lạnh
Phương pháp này dùng khí nitơ lỏng với nhiệt độ rất thấp để làm đông lạnh mụn cóc. Áp lạnh thường có kết quả nhanh hơn dùng axit Salicylic. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải thực hiện điều trị khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần.
Phương pháp này có hiệu của trong khoảng 50-70% các trường hợp.
Laser
Laser có thể được sử dụng nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Mục tiêu là dùng tia laser để đốt cháy mụn cóc, có thể sử dụng các chất hóa học để làm tăng tác dụng của tia laser.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy aminolevulinic acid có tác dụng tăng hiệu quả tốt hơn so với các chất khác, bao gồm các chất nhuộm tự nhiên được sử dụng trong laser mạch.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cần phải thực hiện thêm các nghiên cứu để khẳng định loại laser nào là tốt nhất cho điều trị mụn cóc ngón tay.
Tiêm kháng nguyên
Một loại kháng nguyên có thể được chỉ định tiêm vào mụn cóc. Kháng nguyên là chất gây nên phản ứng miễn dịch.
Phản ứng miễn dịch này sẽ tiêu diệt virus và ức chế sự phát triển của chúng.
Phẫu thuật
Những trường hợp mụn cóc gây nên biến chứng, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, phương pháp này không thường được áp dụng cho mụn cóc ngón tay.
Phẫu thuật có thể được thực hiện bằng dao mổ hoặc dao điện. Đầu tiên, phẫu thuật viên cắt mụn có bằng dao mổ, sau đó cầm máu bằng dao điện.
Mặc dù tỷ lệ thành công khoảng 65-85%, tuy nhiên, khoảng 30% bệnh nhân sẽ để lại sẹo hoặc mụn cóc tái phát.
Có phương pháp điều trị tại nhà hay không?
Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị mụn cóc ngón tại nhà như sau:
Chờ đợi
Theo AAFP, chờ đợi cũng được tính là một “phương pháp điều trị” đối với mụn cóc mới. Đa số mụn cóc có thể tự thoái triển mà không cần điều trị.
Không cắn móng tay
Cắn móng tay là một thói quen xấu cần loại bỏ do nó làm tăng tỷ lệ mắc mụn cóc ngón tay và các nhiễm trùng da khác.
Giảm stress
Stress giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Nó khiến một người dễ tổn thương bởi nhiễm khuẩn hơn và tăng thời gian phục hồi.
Để giảm stress:
- Ăn uống điều độ
- Tập thể dục thường xuyên
- Ngủ đủ
- Tập các kỹ thuật như: thở sâu, thiền hoặc giãn cơ.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo là một phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh mụn cóc, mặc dù các bằng chứng ủng hộ chưa có. Chưa có một nghiên cứu nào khẳng định sử dụng giấm táo có tác dụng hơn so với việc theo dõi.
Để điều trị mụn cóc ngón tay, dung dịch cần pha gồm 2 phần giấm táo và 1 phần nước. Sau đó, dùng 1 miếng gạc hoặc bông thấm đẫm dung dịch và cố định trên mụn cóc bằng băng dính và để nó qua đêm.
Nếu người bệnh thấy đau hoặc bỏng rát, họ nên bỏ miếng bông gạc trên mụn cóc đi và rửa sạch với nước.
Cách phòng tránh mụn cóc ở ngón tay
Để không mắc mụn cóc quanh ngón, người bệnh cần phải đảm bảo mình không nhiễm HPV. Đôi khi, rất khó xác định tình trạng nhiễm HPV do virus không hoạt động. Để phòng tránh nhiễm HPV, chúng ta nên:
- Rửa tay thường xuyên
- Tránh cắn móng tay hoặc vùng da xung quanh
- Đeo găng tay bảo vệ khi rửa bát
- Không dùng chung khăn tắm, sơn móng tay hoặc các vật dụng cá nhân khác.
- Tránh chạm vào người hoặc vật dụng của người có mụn có
- Làm sạch và khử trùng cắt móng tay và các vật dụng tương tự sau khi sử dụng
Nếu bạn có ý định đi làm móng ở tiệm, hãy thực hiện những điều sau để giảm nguy cơ mắc mụn cóc ngón:
- Yêu cầu nhân viên làm móng đeo găng tay
- Yêu cầu nhân viên sử dụng đá mài mới
- Yêu cầu nhân viên làm sạch và khử khuẩn các dụng cụ cắt móng và gắp da
- Không cạo lông trước khi đến salon do có thể gây ra các vết xước trên da khiến HPV thâm nhập vào dễ dàng
Kể cả khi đã điều trị thành công, mụn cóc vẫn có thể lây
Tổng kết
Điều trị mụn cóc ngón tay là rất khó khăn. Tỷ lệ tái phát mụn cóc là khá cao. Nếu thực hiện các phương pháp điều trị, mụn cóc thường bị loại bỏ sớm hơn nhưng không có phương pháp nào có thể đảm bảo tỷ lệ thành công 100%.
Tất cả các phương pháp điều trị có hiệu quả trong vòng 12 tuần. Các chuyên gia cần thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để chỉ ra đâu là phương pháp điều trị tốt nhất.
Đa số mụn cóc có thể tự biến mất. ½ các trường hợp biến mất sau 1 năm và ⅔ sẽ biến mất sau 2 năm.
Virus có thể lây nhiễm kể cả khi người bệnh đã được điều trị. Vì vậy, phòng bệnh là rất quan trọng.
Xem thêm: