Mụn cóc ở hậu môn: triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Mụn cóc hậu môn là những tổn thương mụn cóc phát triển xung quanh và bên trong hậu môn. Virus HPV là nguyên nhân gây nên mụn cóc hậu môn - hay còn gọi là sùi mào gà.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) ước tính khoảng 10% các trường hợp mụn cóc hậu môn gây ra bởi các loài HPV nguy cơ cao. Những loài này thường gây nên ung thư hậu môn. Tuy nhiên, hiếm khi mụn cóc hậu môn là triệu chứng chỉ điểm của ung thư hậu môn. 

Mụn cóc hậu môn thường không có triệu chứng. Người bệnh có thể tự thấy một tổn thương dạng nhú nhỏ phát triển xung quanh vùng hậu môn và có thể chảy máu. 

Ở bài viết này, chúng ta sẽ được cung cấp thông tin cách nhận biết mụn cóc hậu môn và khi nào cần gặp bác sĩ. Các phương pháp điều trị cũng sẽ được bàn luận. 

Triệu chứng mụn cóc ở hậu môn

Ở đa số trường hợp, mụn cóc hậu môn không gây đau khiến người bệnh thậm chí không phát hiện ra sự tồn tại của chúng. Nếu biểu hiện triệu chứng, mụn cóc hậu môn có thể có những triệu chứng sau: 

  • Chảy máu
  • U nhú gần hoặc bên trong hậu môn, màu nâu sáng hoặc màu da
  • Phát triển giống hoa súp lơ quanh hậu môn
  • Tiết dịch nhầy
  • Đau
  • Cảm giác có khối ở vùng hậu môn 

Mụn cóc hậu môn có thể bị nhầm lẫn với trĩ.  

Nguyên nhân mụn cóc ở hậu môn

HPV gây nên mụn cóc hậu môn. Có nhiều loài HPV có thể gây bệnh. 

Theo CDC Hoa Kỳ, xấp xỉ 90% các trường hợp mụn cóc gây ra bởi HPV loại 6 và 11. Những loại virus này gây ra tổn thương mụn cóc ở các vị trí khác nhau bao gồm mũi, mắt và miệng. 

CDC Hoa Kỳ cũng lưu ý, theo các nhà khoa học, tổn thương do HPV 16, 18, 31, 33 và 35 có thể tiến triển thành ung thư. 

Ở đa số trường hợp, người bệnh mắc mụn cóc hậu môn do quan hệ tình dục đường hậu môn không an toàn với một người nhiễm HPV. 

Virus có thể lây nhiễm và là nguyên nhân gây nên mụn cóc hậu môn thông qua đường tay - hậu môn hoặc khi vùng hậu môn tiếp xúc với dịch tiết chứa virus HPV.  

Mụn cóc hậu môn có lây không? 

Mụn cóc hậu môn có lây. Thậm chí, HPV có thể lây nhiễm khi không biểu hiện bệnh mụn cóc.  

Một người dù đã điều trị khỏi mụn cóc hậu môn vẫn có khả năng lây truyền virus cho người khác. 

Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như người mắc HIV, có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. 

Vì vậy, người bệnh nhiễm HIV nên xin lời khuyên của bác sĩ cách để giảm nguy cơ lây nhiễm (có thể bảo gồm tầm soát bệnh thường xuyên). 

Chẩn đoán mụn cóc ở hậu môn

Chuyên gia y tế có thể chẩn đoán mụn cóc hậu môn bằng cách thăm khám hậu môn. Bác sĩ sử dụng một dụng cụ gọi là kính nội soi hậu môn để quan sát phía bên trong hậu môn và kiểm tra có hay không mụn cóc. 

Các bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên hình ảnh quan sát được hoặc phải làm giải phẫu bệnh mô lấy từ vị trí nghi ngờ mụn cóc. Thông thường, giải phẫu bệnh được áp dụng cho các trường hợp mụn cóc không cải thiện, thậm chí là tồi tệ hơn sau điều trị.

Điều trị mụn cóc ở hậu môn

Tùy thuộc vào số lượng, kích thước và triệu chứng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Đôi khi, mụn cóc tự biến mất do phản ứng miễn dịch chống virus của cơ thể. Vì vậy, nếu người bệnh không có mong muốn điều trị ngay lập tức, tổn thương nhỏ, bác sĩ có thể khuyến cáo chờ sự miễn dịch của cơ thể. 

Virus có thể tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều năm, vì vậy, người bệnh dù đã điều trị thành công mụn cóc hậu môn vẫn có nguy cơ tái phát bệnh. 

Một số phương pháp điều trị có thể được các bác sĩ khuyến cáo: 

Điều trị tại chỗ

Nếu triệu chứng chảy máu hậu môn hoặc ngứa nhẹ, kèm theo mụn cóc có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc tại chỗ để loại bỏ mụn cóc.  

Các thuốc có thể dùng bao gồm:

  • Kem imiquimod 3.75% (Zyclara) hoặc 5% (Aldara)
  • Dung dịch hoặc gel podofilox (Condylox)
  • Mỡ Sinecatechins 15% (Veregen)

Người bệnh có thể mua các thuốc điều trị mụn cóc không kê đơn nhưng không được dùng để điều trị mụn cóc hậu môn do vùng da - niêm mạc ở đây rất nhạy cảm. Để điều trị mụn cóc sinh dục, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ và tuân thủ điều trị chặt chẽ. 

Áp lạnh hoặc nhiệt

Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng khí ni tơ lỏng để loại bỏ mụn cóc hậu môn. Khí này với nhiệt độ rất thấp làm đông lạnh mụn cóc và phá hủy chúng. 

Một phương pháp thay thế khác là sử dụng dung dịch axit, bao gồm axit trichloracetic hoặc bichloracetic để gây bỏng và phá hủy tổ chức mụn cóc. 

Phẫu thuật

Nếu mụn cóc hậu môn ở trong ống hậu môn hoặc rất lớn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật. Phẫu thuật này đòi hỏi gây mê toàn thân.  

Nếu có hơn một tổn thương cần phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật nhiều lần để chờ thời gian hồi phục mép mổ cũ. 

Thông thường, người bệnh cần phải nghỉ ngơi vài ngày sau phẫu thuật và có thể cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau sau mổ.  

Thời gian phục hồi sau phẫu thuật phụ thuộc vào phương pháp phẫu thuật. 

Phòng tránh mụn cóc ở hậu môn

Để phòng tránh lây lan virus HPV:

  • Tránh quan hệ tình dục với người đang có mụn cóc sinh dục.
  • Sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp bảo vệ trong khi quan hệ tình dục. Dù không đảm bảo phòng tránh lây nhiễm HPV 100% nhưng nó giảm tỷ lệ nhiễm.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng vaccine HPV. Tiêm phòng có thể giúp bảo vệ khỏi những loại HPV gây nên mụn cóc sinh dục và gây ung thư. Safer Sex (
    Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Nguồn:plannedparenthood.org 

Không có phương pháp điều trị HPV nào và virus có thể tồn tại trong cơ thể cả đời. Vì vậy, việc phòng bệnh là rất quan trọng. 

Tổng kết 

Mụn cóc hậu môn là hậu quả của việc quan hệ tình dục qua hậu môn không an toàn với người nhiễm HPV. 

Mụn cóc hậu môn có thể không có triệu chứng và người bệnh có thể không phát hiện ra sự tồn tại của nó. Tuy nhiên, mụn cóc hậu môn có thể có các triệu chứng trầm trọng ví dụ như chảy máu. 

Tất cả các trường hợp nghi ngờ mụn cóc hậu môn cần gặp bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp. 

Mặc dù hiện nay không có phương pháp điều trị HPV nhưng mụn cóc hậu môn có thể điều trị được. Tuy nhiên, mụn cóc hậu môn có thể tái phát.  

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!