Cách gọi tên Amin
1. Khái niệm
Amin là hợp chất hữu cơ thay thế một hoặc nhiều nguyên tử hydro của phân tử amoniac (NH3). Vì vậy, N trong phân tử amin có thể 3 liên kết với các nhóm chức khác như alkyl, nhóm chức chứa Cacbon…
2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại amin khác nhau như:
- Phân loại theo gốc liên kết:
- Amin thơm
- Amin béo:
- Amin dị vòng
- Phân loại theo bậc amin:
Trên cơ sở các nguyên tử hydro được thay thế bằng 1 phân tử amoniac, các amin được chia thành 4 loại chính dưới đây:
- Amin bậc 1: Khi một trong các nguyên tử hydro của phân tử amoniac được thay thế bằng 1 nhóm alkyl hoặc aryl. Ví dụ: Metylamin CH3NH2, Anilin C6H5NH2…
- Amin bậc 2: Hai nhóm thế hữu cơ thay thế cho 2 nguyên tử hydro trong phân tử amoniac tạo thành một amin.Ví dụ: Dimetylamin (CH3)2NH, Diphenylamine (C6H5)2NH
- Amin bậc 3: Khi cả 3 nguyên tử hydro được thay thế bằng 3 nhóm thế hữu cơ như nhóm aryl hoặc thơm. Ví dụ: Trimetylamin N(CH3)3 , Axit etylendiaminetetraacetic (EDTA)...
Ngoài ra, khi amin liên kết với các vòng benzen, chúng còn được gọi là các amin thơm. Hợp chất đơn giản nhất của dãy amin thơm là anilin.
3. Cách gọi tên - danh pháp của amin
3.1 Tên theo danh pháp gốc - nhóm chức
Tên amin = tên gốc alkyl + amin
Ví dụ như:
- CH3NH2 = methyl + amin = methylamin
- C2H5NH2 = etyl + amin = etylamin
3.2 Tên theo danh pháp thay thế
Tên amin = tên gốc alkyl + vị trí + amin
Ví dụ như:
- CH3CH(NH2)CH3 = propan - 2 - amin
3.3 Tên thường gọi
Ngoài các tên bên trên, amin còn được gọi bằng các tên thông thường như:
- C6H5NH2 = anilin
- C6H5NHCH3 = N-methylanilin
4. Bài tập vận dụng
Bài 1: Số đồng phân amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
Đáp án: D
1. CH3-CH2-CH2-NH2: propan-1-amin
2. CH3-CH2-NH-CH3: N-metyl-etan-1-amin
3. CH3-CH(CH3)-NH2: propan-2-amin
4. (CH3)3-N: trimetyl amin
Bài 2: Amino axit có công thức cấu tạo: NH2–CH2–COOH có tên là:
A. Glyxin
B. Glixerol
C. Alanin
D. Anilin
Đáp án: A
Bài 3: Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH–(CH2)5–CO-]n có tên là:
A. Tơ nilon – 6,6
B. Tơ enang
C. Tơ cacron
D. Tơ capron
Đáp án: D
Bài 4: Số đồng phân cấu tạo bậc 1 của amin ứng với công thức phân tử C3H9N là:
A. 5.
B. 8.
C. 7.
D. 4.
Đáp án: D
Bài 5: Amin X có phân tử khối nhỏ hơn 80. Trong phân tử X nitơ chiếm 19,18% về khối lượng. Số đồng phân cấu tạo của X tác dụng với HCl tạo muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh là:
A. 8.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: D
Đặt CTPT của amin X là CxHyNt, theo giả thiết ta có:
CTPT của amin X là C4H11N. Số đồng phân của amin X là 8:
Trong 8 chất trên có các chất (1), (2), (5), (6), (8) có mạch cacbon không phân nhánh nên khi tác dụng với dung dịch HCl sẽ tạo ra muối amoni có mạch cacbon không phân nhánh.
Bài 6: Tên gọi của hợp chất sau:
A. metylanilin
B. Phenyl amin
C. metylphenylamin
D. bezyl amin
Đáp án: C
Bài 7: Số đồng phân amin thơm ứng với công thức C7H9N là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Đáp án: C