Cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Làn da em bé mới sinh thường khô, nhăn nheo, có thể có mẩn đỏ và nhiều lông tơ thì đó là điều hoàn toàn bình thường, bởi vì da của em bé đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Hầu hết các khuyết điểm trên da đều biến mất theo thời gian. Ví dụ, trẻ sinh non đôi khi có lông mềm ở mặt và lưng, hay trẻ sinh muộn thường da bị khô và bong tróc. Những hiện tượng này sẽ biến mất trong vòng vài tuần.

Video: vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh, phải làm sao

Da bé rất nhạy cảm

Cần cẩn thận khi chăm sóc da cho bé – nguồn: onhealth.comCần cẩn thận khi chăm sóc da cho bé – nguồn: onhealth.com

Thường thì các bố mẹ không cần sử dụng kem dưỡng da cho em bé trong tháng đầu tiên. Khi bắt đầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ, các mẹ hãy nhớ chỉ sử dụng các sản phẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Vì da em bé rất nhạy cảm, do đó các sản phẩm dành cho người lớn có thể chứa thuốc nhuộm, nước hoa và chất tẩy rửa gây hại cho làn da của bé. Bên cạnh đó, nên hạn chế sử dụng phấn rôm cho em bé. Hai thành phần chính của phấn rôm là bột talc và bột ngô, trong đó bột talc có thể gây ra các vấn đề về phổi, còn bột ngô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hăm tã do nấm men. 

Vết cò mổ và các vết bớt khác

Vết cò mổ ở bé – nguồn: onhealth.com

Vết cò mổ ở bé – nguồn: onhealth.com

Các mạch máu chưa trưởng thành ở em bé có thể gây ra các mảng đỏ nhỏ được gọi là "Vết cò mổ" – Stork bite. Chúng có thể ở trên mặt hoặc phía sau cổ. Khi trẻ khóc sẽ khiến các vết bớt dễ nổi lên hơn. Nhìn chung các vết bớt thường biến mất trong vòng một năm. Sau khi chào đời, em bé có thể có những vết xước nhỏ hoặc những đốm đỏ trên da và sẽ lành sau vài tuần. Các loại vết bớt khác có thể tồn tại lâu hơn hoặc không bao giờ biến mất. Nếu lo lắng, các bố mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn kỹ lưỡng nhất. 

Chăm sóc cuống rốn cho bé

Để cuống rốn tự rụng – nguồn: onhealth.comĐể cuống rốn tự rụng – nguồn: onhealth.com

Hãy chờ dây rốn của bé tự rụng, tránh để dây bị ướt. Nếu nó bị bẩn, hãy làm sạch bằng khăn lau hoặc cồn sát trùng. Thay vì tắm, hãy lau mình cho bé bằng khăn ẩm và ấm. Chuẩn bị một chậu nước ấm và khăn sạch. Đặt bé nằm ngửa trên một tấm khăn lót, được trải trên một bề mặt ổn định và chắc chắn. Giữ ấm cho trẻ bằng cách quấn khăn, chỉ để hở khu vực muốn lau. Khi dây rốn rụng, có thể có một chút máu rỉ ra. Đừng lo lắng về điều này - chỉ cần giữ cho khu vực rốn sạch sẽ. Bố mẹ nên báo lại với bác sĩ nếu thấy có mủ hoặc đỏ da xung quanh khu vực cuốn rốn hoặc nếu có mùi hôi. 

Những lưu ý khi tắm cho bé 

Tắm cho bé với nước ấm – nguồn: onhealth.comTắm cho bé với nước ấm – nguồn: onhealth.com

Trẻ sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, các bậc phụ huynh nên giữ cho em bé sạch sẽ trong quá trình thay tã và lau mình cho bé bằng khăn ẩm. Sau khoảng 1 tháng, cơ thể bé đã sẵn sàng để tắm một cách bình thường. Với trẻ dưới 1 tuổi, có thể tắm 2-3 ngày một lần. Nếu tắm quá thường xuyên có thể làm khô da. Giữa các lần tắm, giữ cho mặt và tay bé sạch sẽ bằng cách lau bằng khăn ẩm và ấm.

Khi trẻ đã sẵn sàng để tắm, hãy nhớ rằng da của trẻ rất mềm và nhạy cảm. Khi tắm cho trẻ, các bố mẹ cần chuẩn bị một chậu nước ấm với mực nước khoảng 8 -10 cm. Kiểm tra nhiệt độ trước để đảm bảo nước không quá nóng. Chỉ tắm trong nước ấm từ ba đến năm phút để giữ ẩm cho da của trẻ. Nếu sử dụng kem dưỡng da, hãy thoa kem khi em bé còn ướt, sau đó vỗ nhẹ cho khô. Để an toàn, phụ huynh nên để nước dưới 50 độ C. 

Chăm sóc tóc cho bé

Hãy cẩn thận khi gội đầu cho bé – nguồn: onhealth.comHãy cẩn thận khi gội đầu cho bé – nguồn: onhealth.com

Khi bé đã sẵn sàng để tắm và có tóc, bé sẽ chỉ cần gội một hoặc hai lần một tuần. Phụ huynh hãy nhớ sử dụng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ em. Để tránh dây xà phòng vào mắt, hãy đặt tay lên trán để che chắn cho khuôn mặt bé khi xả nước, hoặc nghiêng lưng một chút để nước chảy xuống lưng. 

Hăm tã

Thay tã thường xuyên để phòng ngừa hăm tã – nguồn: onhealth.comThay tã thường xuyên để phòng ngừa hăm tã – nguồn: onhealth.com

Tã ướt và bẩn có thể gây kích ứng da trẻ sơ sinh, gây hăm tã hay những vết mẩn đỏ trên da, thường hết sau một tuần. Để ngăn ngừa hăm tã, hãy kiểm tra và thay tã cho bé thường xuyên. Khi thay tã, lau sạch mông cho bé và sau đó lau khô. Đối với bé gái, hãy lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng. Khi bé bị hăm, có thể dùng thuốc trị hăm cho bé. Ngoài ra, có thể thử để em bé không mặc tã để da thoáng hơn.

Cách giặt đồ cho em bé

Hãy lưu ý chính quần áo của bố mẹ – nguồn: onhealth.comHãy lưu ý chính quần áo của bố mẹ – nguồn: onhealth.com

Một làn da khỏe mạnh sẽ giúp bé luôn tươi cười và vui vẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh hãy chỉ dùng chất tẩy rửa nhẹ để giặt mọi thứ tiếp xúc với làn da của trẻ sơ sinh, từ bộ ga giường và chăn, đến khăn tắm và thậm chí cả quần áo của chính bố mẹ. Những lưu ý trên sẽ giảm thiểu khả năng trẻ bị kích ứng hoặc mẩn ngứa. 

Khi nào nên gọi cho bác sỹ

Một số vấn đề về da có thể là tình trạng của bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm – nguồn: onhealth.comMột số vấn đề về da có thể là tình trạng của bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm – nguồn: onhealth.com

Phần lớn trẻ sơ sinh thường bị mẩn. Nhưng hãy gọi cho bác sĩ khi vết mẩn trở nên ngứa, hình thành mụn nước, chảy mủ hoặc đóng vảy, xuất hiện các chấm đỏ hoặc tía ở khắp người, hoặc bé bị sốt. Bệnh chàm là nguyên nhân phổ biến nhất gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh. Nhưng trẻ sơ sinh cũng có thể mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài da khác như: thủy đậu; bệnh sởi; vi rút tay chân miệng; herpes; ghẻ lở; và chốc lở.

Xem thêm:

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!