2 thủ thuật giúp tái tạo nhịp tim sinh lý

Không phải tất cả các trường hợp rung nhĩ đều cần điều trị. Thực tế là một số bệnh nhân với nhịp tim không đều có thể sống nhiều năm mà không cần điều trị nào khác ngoài việc phòng ngừa đột quỵ.

"Rất nhiều người có AFib (Atrial Fibrillation – rung nhĩ) mạn tính, tuy nhiên miễn trong điều kiện nhịp tim của họ không quá nhanh, họ có thể sống bình thường và trong một số trường hợp thậm chí không cần bận tâm đến tình trạng này” - William Whang, Bác sĩ y khoa, Trợ lý giáo sư y học lâm sàng về tim mạch tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, cho biết.

Các triệu chứng của rung nhĩ có thể bao gồm:

Nếu bạn không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên và tim bơm máu bình thường thì không nhất thiết phải đưa nó trở lại nhịp đập thông thường.

John Wylie, Bác sĩ y khoa, giám đốc Phòng điện sinh lý của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Caritas Christi (Massachusetts) cho biết: “Không có bằng chứng nào cho thấy làm điều này sẽ kéo dài tuổi thọ hoặc giảm nguy cơ đột quỵ. "Vì vậy, rất khó để đưa ra cụ thể trường hợp nào cần kê đơn thuốc và can thiệp phẫu thuật, vốn bao gồm những rủi ro nhất định."

Nhưng khi bệnh nhân có các triệu chứng, đó là một vấn đề cần lưu tâm. Nếu tim của bạn hoạt động bình thường hoặc không theo bình thường, bác sĩ có thể kiểm soát nó chỉ bằng dùng thuốc. Nếu bệnh nhân luôn ở AFib, bác sĩ có thể đề nghị các điều trị khác.

Sốc điện chuyển nhịp

Video Sốc điện tim là gì?

Đây là một trong những lựa chọn đầu tiên để thiết lập lại hoạt động bình thường của tim. Người bệnh sẽ được gây mê, sau đó bác sĩ sẽ sốc điện vào ngực.

Thực hiện sốc điện chuyển nhịp

"Đây không phải là một điều trị có tác dụng vĩnh viễn", Whang nói. Tim của bạn có thể không giữ nhịp đúng sau đó. "Nhưng việc đưa người bệnh trở lại nhịp điệu bình thường, ngay cả trong một thời gian ngắn, có thể cho chúng tôi biết liệu điều đó có khiến họ cảm thấy tốt hơn hay không. Điều đó giúp chúng tôi biết hướng điều trị tiếp theo thế nào."

Ví dụ, một người trẻ tuổi có thể không nghĩ rằng tình trạng AFib đang gây rắc rối cho họ. Nhưng sau khi giảm nhịp tim, "Họ sẽ nói," Trước đây tôi không nhận ra rằng mình đang trong tình trạng tệ như vậy! Tôi nghĩ rằng cơ thể chỉ đang lười vận động thôi. Nhưng hóa ra AFib đã thực sự khiến cho tôi thấy mệt mỏi", Wylie giải thích.

AFib dẫn tới mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Trong vòng một tháng trước điều chỉnh nhịp tim, người bệnh thường cần dùng thuốc chống đông máu. Nguyên nhân vì cục máu đông có thể bị tan ra trong lúc làm thủ thuật và dẫn đến đột quỵ, do đó thời gian dùng thuốc này giúp cơ thể có thể làm tan các cục máu đông bên trong tim. 

Nếu các triệu chứng quá nặng và không thể trì hoãn phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra các cục máu đông trong tim bằng cách siêu âm tim qua thực quản (TEE). Cho người bệnh dùng thuốc an thần, bác sĩ đặt một ống dài, mềm dẻo với một thiết bị nhỏ xuống cổ họng cho đến khi nó ở phía sau đỉnh tim. Thiết bị này phát ra sóng âm thanh và thu nhận tiếng vọng trở lại để tạo nên hình ảnh trên màn hình máy tính. Nếu không phát hiện bất kỳ cục máu đông nào, có thể tiến hành điều chỉnh nhịp tim.

Một người có xu hướng tái phát AFib cũng có thể cần điều trị thuốc để giúp tim trở về bình thường.

Cắt bỏ

Nếu vẫn không thể kiểm soát AFib, các bác sĩ có thể thực hiện một thủ thuật để loại bỏ mô tim gây ra tín hiệu sai lệch. Đây không phải là đại phẫu thuật, nhưng bác sĩ sẽ cần tạo một vết rạch nhỏ.


Loại bỏ các vị trí gây nhịp tim sai lệch bằng nhiệt (Nguồn: https://healthplus.vn/)

Bác sĩ sẽ luồn một ống dài và mỏng gọi là ống thông qua tĩnh mạch vào tim theo đường từ chân hoặc cổ. Sau đó sẽ sử dụng năng lượng nóng, lạnh hoặc vô tuyến để tạo ra những vết sẹo trên những vị trí cụ thể trong tim, ngăn chặn chúng gửi hoặc truyền tín hiệu điện sai lệch.

Đối với những người bị rung tâm nhĩ liên tục và đã có nhiều lần giảm nhịp tim, Wylie cho rằng cắt bỏ chỉ có tác dụng hơn một nửa thời gian. Tỷ lệ thành công cao hơn, khoảng 70% đến 75%, đối với những người thỉnh thoảng có AFib.

Whang nói: “Có những trường hợp nặng ở những người có AFib làm giảm mạnh chất lượng cuộc sống bởi các triệu chứng và sau đó, tần suất AFib của họ giảm dần về 0”. Mặc dù việc cắt bỏ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, nhưng chúng ta vẫn cần làm rõ tác dụng của nó đối với giảm nguy cơ đột quỵ và tăng khả năng sống sót.

Wylie cho biết thêm, những con số hiệu quả trên dựa trên 1,5 quy trình cho mỗi bệnh nhân. "Điều đó có nghĩa là 50% trường hợp người bệnh sẽ cần một thủ thuật thứ hai để nhận được kết quả."

Cắt bỏ qua ống thông cũng có một số rủi ro nhất định. Nhìn chung, khoảng 5% bệnh nhân có một loại biến chứng, bao gồm chảy máu khi ống thông đi vào cơ thể hoặc khi đi vào tim, cũng như 1% nguy cơ đột quỵ. Trong một số trường hợp rất hiếm gặp- dưới 1/1.000 – có thể tạo nên một lỗ hở giữa tim và thực quản. Wylie nói: “Đó là một biến chứng đe dọa tính mạng và gây tử vong trong khoảng thời gian ngắn hơn một nửa”.

Nếu đã lên kế hoạch phẫu thuật tim, bác sĩ có thể bỏ qua ống thông và tiến hành cắt bỏ cùng lúc phòng phẫu thuật.

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!