Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 | Ca ra Ca(OH)2

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2 là phản ứng oxi hóa khử. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

1. Phương trình phản ứng Ca tác dụng H2O

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

2. Điều kiện phản ứng giữa kim loại Ca và H2O

Không có

3. Cách thực hiện phản ứng kim loại Ca với H2O

Cho mẫu canxi vào cốc nước cất.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng kim loại Ca với H2O

Chất rắn Canxi (Ca) tan dần trong nước và tạo ra Hidro (H2) sủi bọt khí dung dịch.

5. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

5.1. Bản chất của Ca (Canxi)

- Trong phản ứng trên Ca là chất khử.

- Ca là kim loại kiềm thổ, Ca khử nước mạnh ở nhiệt độ thường.

5.2. Bản chất của H2O (Nước)

Trong phản ứng trên H2O là chất oxi hoá.

6. Tính chất hóa học của Ca

Canxi là chất khử mạnh:

Ca → Ca2+ + 2e

6.1. Tác dụng với phi kim

2Ca + O2 → 2 CaO

Ca + H2 → CaH2 .

6.2. Tác dụng với axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:

Ca + 2HCl→ CaCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3:

Ca + 4HNO3 đặc → Ca(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.

6.3. Tác dụng với nước

Ở nhiệt độ thường, Ca khử nước mạnh.

Ca + 2H2O → CaOH)2 + H2

7. Tính chất hóa học của H2O

7.1. Nước tác dụng với kim loại

Ở điều kiện thường, nước có thể phản ứng với các kim loại mạnh như Li, Ca, Na, K, Ba,… để tạo thành dung dịch Bazo và khí Hidro.

H2O + Kim loại → Bazơ + H2

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2↑

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Đặc biệt, một số kim loại trung bình như Mg, Zn, Al, Fe,…phản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo ra oxit kim loại và hidro. Bên cạnh đó, kim loại Mg tan rất chậm trong nước nóng.

7.2. Nước tác dụng với oxit bazo

Nước tác dụng với một số oxit bazo như Na2O, CaO , K2O,… tạo thành dung dịch bazo tương ứng. Dung dịch bazo làm cho quỳ tím hóa xanh.

H2O + Oxit bazơ → Bazơ

Na2O + H2O → 2NaOH

Li2O + H2O→ 2LiOH

K2O + H2O→ 2KOH

CaO + H2O → Ca(OH)2

7.3. Nước tác dụng với oxit axit

Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng. Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.

H2O + Oxit axit → Axit

CO2 + H2O → H2CO3

SO2 + H2O → H2SO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

8. Bài tập vận dụng

Câu 1. Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước?

A. dung dịch CuSO4 vừa đủ.

B. dung dịch HCl vừa đủ.

C. dung dịch NaOH vừa đủ.

D. H2O.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 2. Vôi sống sau khi sản xuất phải được bảo quản trong bao kín. Nếu để lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ “chết”. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây?

A. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

B. CaO + CO2 → CaCO3

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

D. CaO + H2O → Ca(OH)2

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 3. Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

A. CaCO3.

B. Ca(NO3)2.

C. CaCl2.

D. CaSO4.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 4. Dãy kim loại tan hoàn toàn trong H2O ở điều kiện thường là:

A. Fe, Na, K.

B. Ca, Ba, K.

C. Ca, Mg, Na.

D. Al, Ba, K.

Lời giải:

Đáp án: B

Câu 5. Canxi có cấu tạo mạng tinh thể kiểu nào trong các kiểu mạng sau:

A. Lục phương.                                B. Lập phương tâm khối.

C. Lập phương tâm diện.                 D. Tứ diện đều.

Lời giải:

Đáp án: C

Câu 6. Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động

A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3

B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4

C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇄ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.

Lời giải:

Đáp án: D

- Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa có chứa CO2 đối với đá vôi

- Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

KOH ra KNO3 | KOH + NH4NO3 → KNO3+ NH3 + H2O | NH4NO3 ra NH3

NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + NH3 + H2O

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O | CO2 ra K2CO3

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O | SO2 ra K2SO3

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!