Bé gái phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi thì dừng? Chiều cao trung bình và các vấn đề liên quan

Các bé gái phát triển với tốc độ nhanh chóng trong suốt thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ tăng trưởng lại tăng đột ngột. Các bé gái thường ngừng phát triển và đạt đến chiều cao trưởng thành vào năm 14 - 15 tuổi, hoặc một vài năm sau khi kinh nguyệt bắt đầu.

Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về sự phát triển chiều cao ở bé gái, điều gì sẽ xảy ra và khi nào cần liên hệ với bác sĩ nhi khoa. 

Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng như thế nào? 

Các bé gái thường có sự phát triển vượt bậc trong 1-2 năm trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. (nguồn: body-shape.me)

Các bé gái thường có sự phát triển vượt bậc trong 1 - 2 năm trước khi bắt đầu có kinh nguyệt. Đối với hầu hết các bé gái, tuổi dậy thì xảy ra từ 8 -13 tuổi và sự phát triển vượt bậc xảy ra từ 10 -14 tuổi. Các bé chỉ tăng thêm 2,5 - 5 cm trong 1 - 2 năm sau kì kinh đầu tiên. Đây là lúc đạt đến chiều cao trưởng thành.

Hầu hết các bé gái đạt đến chiều cao trưởng thành ở độ tuổi 14 - 15 tuổi. Độ tuổi này có thể trẻ hơn tùy thuộc vào thời điểm một bé gái có kinh lần đầu.

Bạn có thể muốn liên hệ với bác sĩ nếu con gái bạn 15 tuổi và chưa bắt đầu có kinh. 

Mối liên hệ giữa tuổi dậy thì và sự phát triển của ngực?

Sự phát triển của ngực thường là dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì. Vú có thể bắt đầu phát triển từ 2 - 2 năm rưỡi trước khi bé gái có kinh.

Một số em gái có thể nhận thấy nhũ hoa chỉ một năm sau kỳ kinh đầu tiên. Những em khác có thể chưa phát triển ngực trong 3 - 4 năm sau khi bắt đầu có kinh.

Các nhũ hoa có thể không xuất hiện cùng một lúc, nhưng chúng thường xuất hiện trong vòng 6 tháng so với nhau.

Hỏi và đáp: Sự phát triển của vú

Câu hỏi:

Khi nào thì ngực ngừng phát triển?

Trả lời:

Vú thường ngừng phát triển khi kết thúc tuổi dậy thì, khoảng 1- 2 năm sau khi có kinh lần đầu. Tuy nhiên, không có gì lạ nếu ngực tiếp tục phát triển một chút và thay đổi về hình dạng hoặc đường viền cho đến tuổi 18. Việc một bên ngực có kích thước khác với bên còn lại cũng khá phổ biến. 

Bé gái và bé trai có tốc độ phát triển khác nhau không?

Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của bé trai xảy ra khoảng 2 năm sau khi xảy ra với các bé gái.(nguồn: raisingchildren.net.au)

Tuổi dậy thì đến với bé trai muộn hơn một chút so với bé gái. Nói chung, các bé trai bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 10 -13 tuổi và trải qua các giai đoạn phát triển vượt bậc từ 12 -15 tuổi. Điều này có nghĩa là tốc độ tăng trưởng mạnh nhất của bé trai xảy ra khoảng 2 năm sau khi xảy ra với các bé gái.

Video: Mẹo tăng chiều cao tối đa khi dậy thì

Hầu hết các bé trai ngừng tăng chiều cao khi 16 tuổi, nhưng cơ bắp có thể tiếp tục phát triển. 

Chiều cao trung bình của nữ là bao nhiêu?

Theo kết quả mới nhất được Bộ Y tế công bố, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam hiện là 156,2 cm, tăng 2,6 cm và của nam đạt 168,1 cm tăng 3,7 cm so với thời điểm năm 2010.

Sau đây là chiều cao trung bình tiêu chuẩn theo độ tuổi cho nữ (dựa vào Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn cho nữ giới Việt Nam): 

TUỔI

CHIỀU CAO

2 tuổi

85,5 cm

3 tuổi

94 cm

4 tuổi

100,3 cm

5 tuổi

107,9 cm

6 tuổi

115,5 cm

7 tuổi

121,1 cm

8 tuổi

128,2 cm

9 tuổi

133,3 cm

10 tuổi

138,4 cm

11 tuổi

144 cm

12 tuổi

149,8 cm

13 tuổi

156,7 cm

14 tuổi

158,7 cm

15 tuổi

159,7 cm

16 tuổi

162,5 cm

17 tuổi

162,5 cm

18 tuổi

163 cm

Di truyền có vai trò gì đối với chiều cao?

Chiều cao của con ảnh hưởng rất nhiều từ chiều cao của bố mẹ. Các mô hình tăng trưởng có xu hướng gia đình.

Khi xem xét sự tăng trưởng của trẻ, bác sĩ nhi khoa thường hỏi cha mẹ về chiều cao của bản thân, tiền sử chiều cao của gia đình và các mô hình tăng trưởng trong gia đình.

Có một số cách khác nhau để dự đoán chiều cao của bé gái. Một trong những phương pháp này được gọi là phương pháp chiều cao trung bình của bố mẹ. Để sử dụng phương pháp này hãy:

  • Tính trung bình của hai chiều cao của bố và mẹ bằng cm
  • Với bé gái lấy mức trung bình trừ đi 6 cm , với bé trai lấy mức trung bình cộng thêm 6 cm 

Ví dụ:  Nếu mẹ cao 160 cm và bố cao 170 cm. 

Thực hiện phép tính: (160 + 170) / 2 = 165 cm. Trong trường hợp này, dự đoán chiều cao của bé gái tương ứng là: 165 cm – 6 cm = 159 cm

Tuy nhiên, con số này là một ước tính sơ bộ, có thể có sai số lên đến ± 10 cm.

Nhìn chung, bố mẹ càng cao thì con càng cao và ngược lại. 

Nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển?

Những bé mắc hội chứng Down, hội chứng Noonan, hội chứng Turner có thể thấp hơn các thành viên trong gia đình. (nguồn: healthnavigator.org.nz)

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, từ suy dinh dưỡng đến sử dụng thuốc.

Một số bé gái có thể bị chậm phát triển do một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như các vấn đề về hormone tăng trưởng, viêm khớp nặng hoặc ung thư.

Yếu tố di truyền cũng đóng một vai trò nhất định. Ví dụ, những bé mắc hội chứng Down, hội chứng Noonan, hoặc hội chứng Turner có thể thấp hơn các thành viên trong gia đình. Ngược lại, bé gái với hội chứng Marfan có thể phát triển chiều cao hơn các thành viên khác.

Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con mình, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa. Khi một bé gái đến tuổi dậy thì, sự phát triển thường sẽ ngừng vài năm sau kỳ kinh đầu tiên. Trẻ bị chậm phát triển sẽ có ít thời gian để phát triển hơn trước khi kết thúc giai đoạn đỉnh tăng trưởng. 

Kết luận

Các bé gái có thể tăng chiều cao từ thời thơ ấu đến tuổi dậy thì. Ngủ đủ giấc, ăn uống bổ dưỡng và tập thể dục đều đặn là những thói quen tốt có thể giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh.

Nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con mình, hãy liên hệ sớm với bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ hỏi xem tiền sử gia đình như thế nào. Họ sẽ kiểm tra và xem xét kỹ lưỡng đường cong tăng trưởng của con bạn. Đôi khi, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra như chụp X-quang hoặc xét nghiệm máu để giúp xác định nguyên nhân của sự chậm phát triển.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!