Bé trai phát triển chiều cao đến bao nhiêu tuổi thì dừng? Chiều cao trung bình và các vấn đề liên quan

Các bé trai dường như phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, điều này có thể khiến bất kỳ bậc cha mẹ nào tự hỏi: Khi nào con trai mình ngừng phát triển? Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kì (National Health Service - NHS), hầu hết các bé trai kết thúc quá trình phát triển vào năm 16 tuổi. Một số em có thể tiếp tục phát triển thêm 2,5 cm trong những năm cuối tuổi thiếu niên.

Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về sự phát triển ở trẻ trai và những gì sẽ xảy ra. 

Tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sự tăng trưởng như thế nào?

Video Mẹo tăng chiều cao tối đa khi dậy thì

Các bé trai trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc trong giai đoạn dậy thì. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có thể khác nhau rất nhiều vì các bé trai trải qua tuổi dậy thì ở các độ tuổi khác nhau. Trung bình, các bé trai có xu hướng tăng khoảng 7,5 cm mỗi năm trong giai đoạn này.

Tuổi của trẻ khi bước sang tuổi dậy thì không ảnh hưởng đến việc cuối cùng sẽ cao bao nhiêu nhưng sẽ ảnh hưởng đến thời điểm bắt đầu và dừng lại sự phát triển.

Bé trai có xu hướng chia thành 2 nhóm:

  • Trưởng thành sớm, bắt đầu dậy thì khoảng 11 hoặc 12 tuổi
  • Trưởng thành muộn, bắt đầu dậy thì khoảng 13 hoặc 14 tuổi

Cả 2 nhóm thường có số cm chiều cao tăng trung bình như nhau, nhưng những trẻ trưởng thành muộn có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn để bù đắp cho thời gian đã mất. Trong giai đoạn dậy thì, chiều cao lớn nhất mà các bé trai đạt được là 92% chiều cao trưởng thành.

Hầu hết các bé trai kết thúc quá trình phát triển vào năm 16 tuổi. (nguồn: scientificamerican.com)Các bé trai bị hạn chế về tăng trưởng trước khi bắt đầu dậy thì vẫn đạt số cm chiều cao tăng trung bình tương đương trong thời kỳ dậy thì. Nhưng những thiếu hụt nào xảy ra từ trước tuổi dậy thì sẽ không bao giờ được bù đắp. 

Chiều cao trung bình của nam là bao nhiêu?

Theo kết quả mới nhất được Bộ Y tế công bố, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 168,1 cm tăng 3,7 cm và nữ đạt 156,2 cm, tăng 2,6 cm so với thời điểm năm 2010.

Sau đây là chiều cao trung bình tiêu chuẩn theo độ tuổi cho nam (dựa vào Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn cho nam giới Việt Nam):

TUỔI

CHIỀU CAO

7 tuổi

121,9 cm

8 tuổi

128 cm

9 tuổi

133,3 cm

10 tuổi

138,4 cm

11 tuổi

143,5 cm

12 tuổi

149,1 cm

13 tuổi

156,2 cm

14 tuổi

163,8 cm

15 tuổi

170,1 cm

16 tuổi

173,4 cm

17 tuổi

175,2 cm

18 tuổi

175,7 cm

Vai trò của di truyền đối với chiều cao?

Gen bố mẹ đóng vai trò quyết định chiều cao; cùng với chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chiều cao. (nguồn: familyeducation.com)

Gen từ cả bố và mẹ đóng vai trò quyết định chiều cao và sự phát triển của cả con trai và con gái. Các yếu tố khác như chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chiều cao.

Phương pháp chiều cao trung bình của bố mẹ là một cách để dự đoán chiều cao của một đứa trẻ.   Để sử dụng phương pháp này, hãy:

  • Tính trung bình của hai chiều cao của bố và mẹ bằng cm
  • Với bé trai lấy mức trung bình cộng thêm 6 cm. Với bé gái lấy mức trung bình trừ đi 6 cm.

Ví dụ: Nếu mẹ cao 160 cm và bố cao 170 cm. 

Thực hiện phép tính: (160+ 170) / 2 = 165 cm. Trong trường hợp này, dự đoán chiều cao của bé trai tương ứng là: 165 cm + 6 cm = 171 cm.

Tuy nhiên, con số này là một ước tính sơ bộ, có thể có sai số lên đến ± 10 cm.

Nhìn chung, bố mẹ càng cao thì con càng cao và ngược lại. 

Bé trai và bé gái có tốc độ phát triển khác nhau không?

Trẻ nam và nữ phát triển khác nhau. Các bé trai có xu hướng phát triển với tốc độ nhanh hơn trong thời thơ ấu. Tính trung bình, các bé trai cũng có xu hướng cao hơn các bé gái. Đó là lý do tại sao các bác sĩ sử dụng biểu đồ tăng trưởng riêng biệt cho trẻ trai và trẻ gái để đo lường sự phát triển theo thời gian.

Bách phân vị của trẻ không quan trọng bằng tính nhất quán. Ví dụ, nếu trẻ giảm từ bách phân vị thứ 40 xuống còn thứ 20, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm để xác định nguyên nhân tại sao. 

Nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển?

Các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp có thể gây ra sự chậm phát triển. (nguồn: childayurved.com)

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra sự chậm phát triển, bao gồm:

  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến tuyến giáp
  • Hormone tăng trưởng
  • Mức insulin
  • Hormone sinh dục
  • Hội chứng Down và các rối loạn di truyền khác

Bé trai bị thừa cân và béo phì có xu hướng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Suy dinh dưỡng trong thời thơ ấu cũng có thể làm chậm tăng trưởng.

Tình trạng chậm tăng trưởng có thể dễ nhận thấy nhất trong thời kỳ trẻ sơ sinh, đó là lý do tại sao việc thăm khám sức khỏe cho trẻ đúng lịch là điều quan trọng. Tại mỗi lần khám, bác sĩ nhi khoa sẽ theo dõi sự phát triển, cho phép phát hiện ra vấn đề ngay lập tức.

Kết luận

Nói chung, các bé trai có xu hướng ngừng phát triển ở độ tuổi 16. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và cuối cùng là chiều cao của trẻ, bao gồm các yếu tố môi trường cũng như dinh dưỡng và mức độ hoạt động thể chất.

Nếu bạn lo lắng rằng con mình có khả năng chậm phát triển thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!