Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam từ 0 – 20 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn từ 0 - 20 tuổi của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam (cả nam và nữ) tính bằng cm và kg. Mỗi một em bé, trẻ em và thanh thiếu niên đều khác nhau về cách trưởng thành và phát triển qua các năm. Trung bình, bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 - 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 15 - 17 tuổi; bé trai bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 - 12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 - 17 tuổi.

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn sau đây bao gồm từ trẻ sơ sinh đến độ tuổi thanh thiếu niên cho cả hai giới, đồng thời sẽ cung cấp khái niệm chung về cân nặng và chiều cao trung bình theo độ tuổi mà không cần sử dụng biểu đồ bách phân vị phức tạp. Việc lập bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo từng quãng thời gian phát triển và so sánh với bảng tiêu chuẩn dành cho trẻ em Việt Nam có định hướng của WHO là cách đơn giản nhất để đánh giá sơ bộ sự phát triển của trẻ.

Do sự phát triển cân nặng, chiều cao của nam và nữ khác nhau nên bảng chiều cao cân nặng trung bình tiêu chuẩn sẽ được chia theo giới.

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn từ 0 – 23 tháng

NỮ

TUỔI

NAM

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

3,2 kg

49,1 cm

0 tháng

3,3 kg

47,9 cm

4,2 kg

53,7 cm

1 tháng

4,5 kg

52,7 cm

5,1 kg

57,1 cm

2 tháng

5,6 kg

56,4 cm

5,8 kg

59,8 cm

3 tháng

6,4 kg

59,3 cm

6,4 kg

62,1 cm

4 tháng

7 kg

61,7 cm

6,9 kg

64 cm

5 tháng

7,5 kg

63,7 cm

7,3 kg

65,7 cm

6 tháng

7,9 kg

65,4 cm

7,6 kg

67,3 cm

7 tháng

8,3 kg

66,9 cm

7,9 kg

68,7 cm

8 tháng

8,6 kg

68,3 cm

8,2 kg

70,1 cm

9 tháng

8,9 kg

69,6 cm

8,5 kg

71,5 cm

10 tháng

9,2 kg

70,9 cm

8,7 kg

72,8 cm

11 tháng

9,4 kg

72,1 cm

8,9 kg

74 cm

12 tháng

9,6 kg

73,3 cm

9,5 kg

75,1 cm

13 tháng

9,9 kg

76,9 cm

9,7 kg

76,4 cm

14 tháng

10,1 kg

77,9 cm

9,9 kg

77,7 cm

15 tháng

10,3 kg

79,2 cm

10,2 kg

78,4 cm

16 tháng

10,5 kg

80,2 cm

10,4 kg

79,7 cm

17 tháng

10,7 kg

81,2 cm

10,6 kg

80,7 cm

18 tháng

10,9 kg

82,2 cm

10,8 kg

81,7 cm

19 tháng

11,2 kg

83,3 cm

11 kg

82,8 cm

20 tháng

11,3 kg

84 cm

11,3 kg

83,5 cm

21 tháng

11,5 kg

85 cm

11,5 kg

84,8 cm

22 tháng

11,7 kg

86,1 cm

11,7 kg

85,1 cm

23 tháng

11,9 kg

86,8 cm

Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn từ 2 – 18 tuổi 

NỮ

TUỔI

NAM

Cân nặng

Chiều cao

Cân nặng

Chiều cao

12 kg

85,5 cm

2 tuổi

12,5 kg

86,8 cm

14,2 kg

94 cm

3 tuổi

14 kg

95,2 cm

15,4 kg

100,3 cm

4 tuổi

16,3 kg

102,3 cm

17,9 kg

107,9 cm

5 tuổi

18,4 kg

109,2 cm

19,9 kg

115,5 cm

6 tuổi

20,6 kg

115,5 cm

22,4 kg

121,1 cm

7 tuổi

22,9 kg

121,9 cm

25,8 kg

128,2 cm

8 tuổi

25,6 kg

128 cm

28,1 kg

133,3 cm

9 tuổi

28,6 kg

133,3 cm

31,9 kg

138,4 cm

10 tuổi

32 kg

138,4 cm

36,9 kg

144 cm

11 tuổi

35,6 kg

143,5 cm

41,5 kg

149,8 cm

12 tuổi

39,9 kg

149,1 cm

45,8 kg

156,7 cm

13 tuổi

45,3 kg

156,2 cm

47,6 kg

158,7 cm

14 tuổi

50,8 kg

163,8 cm

52,1 kg

159,7 cm

15 tuổi

56 kg

170,1 cm

53,5 kg

162,5 cm

16 tuổi

60,8 kg

173,4 cm

54,4 kg

162,5 cm

17 tuổi

64,4 kg

175,2 cm

56,7 kg

163 cm

18 tuổi

66,9 kg

175,7 cm

Một số thông tin

Bác sĩ có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự thay đổi phát triển của con bạn. (nguồn: melaniemcgrice.com.au)

  1. Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn không phải là thước đo hoặc chỉ số thực sự chính xác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn chỉ thể hiện mức trung bình và nên được sử dụng cùng với tính chỉ số cơ thể BMI (body mass Index) cho trẻ em.
  2. Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thường có những bước phát triển vượt bậc trong những năm lớn lên. Ở tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 - 11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 15 - 17 tuổi; các bé trai bắt đầu dậy thì vào khoảng 11 - 12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16 - 17 tuổi. Trong giai đoạn này, cân nặng rất có thể tăng và giảm nhanh chóng, cũng như tăng thêm vài cm chiều cao dường như chỉ trong một đêm. Điều này thường hay xảy ra ở nhiều bé gái vị thành niên đang trải qua những thay đổi đáng kể về cân nặng, chiều cao, cấu trúc xương và sự phân bố chất béo trong cơ thể - đặc biệt là trong những năm dậy thì.
  3. Mỗi một em bé, trẻ em và thanh thiếu niên đều khác nhau về cách trưởng thành và phát triển qua các năm. Ăn kiêng cho thanh thiếu niên không được khuyến khích vì bạn sẽ thấy con bạn gầy đi và cao lên khi trưởng thành.Nếu bạn lo lắng về tỷ lệ chiều cao và cân nặng của con mình, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ dinh dưỡng. Bởi vì bác sĩ có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự thay đổi phát triển của con bạn đến khi trưởng thành.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Để đo chiều cao và cân nặng của các bé dưới 2 tuổi, đặc biệt là đo chiều cao, bố mẹ cần dùng thước đo chuyên dụng. – Đầu tiên, cho bé nằm ngửa, đầu bé chạm sát vào một cạnh của thước đo. Giữ cho đầu trẻ nằm thẳng và mắt nhìn lên trần nhà. – Lúc này, cần giữa đầu gốc của bé thẳng và áp sát vào thước đo. Cuối cùng đọc và ghi lại kết quả chiều cao của bé.
Xem thêm
Cân nặng và chiều cao có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe của con người, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì thế, việc chiều cao và cân nặng của trẻ có đạt chuẩn hay không luôn là vấn đề quan tâm chung của nhiều bậc phụ huynh. Theo chia sẻ của các chuyên gia, việc thường xuyên theo dõi các chỉ số chiều cao và cân nặng là cách tốt nhất để giảm các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và tìm hiểu xem trẻ em nhà mình có bị thừa cân, thiếu cân, suy dinh dưỡng, thấp còi hay không.
Xem thêm
Khi trẻ mới sinh ra thì chiều cao, cân nặng là cơ sở phản ánh rõ nét nhất sự phát triển của trẻ khi ở trong bụng mẹ. Đặc biệt là cân nặng trẻ sơ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Cân nặng của trẻ sơ sinh góp phần chẩn đoán 1 số bệnh hay dự đoán nguy cơ của đứa trẻ sau này. Ví dụ trẻ cân nặng trên 4kg có nguy cơ được sinh ra từ bà mẹ đái tháo đường thai kỳ, trẻ sau sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết sau sinh. Hạ đường huyết sau sinh sẽ kéo theo các hiện tượng khác như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt... Ngoài ra trẻ còn có các yếu tố nguy cơ sau này như: béo phì, đái tháo đường, ung thư..
Xem thêm
Đối với một số bà mẹ, cân trẻ sơ sinh tại nhà có thể giúp giảm bớt một số lo lắng khi cho con bú nếu bé tăng cân chậm. Tuy nhiên, nó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tốt hơn nếu có một thang đo chính xác và bạn biết cách sử dụng.
Xem thêm
Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong nhiều biện pháp quan trọng mà bác sĩ có thể sử dụng để giúp xác định xem con có đang phát triển như mong đợi hay có thể có mối lo ngại tiềm ẩn.
Xem thêm
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng để tăng chiều cao toàn diện 2. Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để xương chắc khỏe 3. Đảm bảo giấc ngủ giúp tăng chiều cao cho trẻ 4. Cải thiện tư thế ngủ cho trẻ tăng chiều cao 5. Tạo ra môi trường sống tốt cho trẻ
Xem thêm
Theo một số tài liệu nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Trung ương, ở nước ta tỷ lệ bệnh còi xương chiếm khoảng 9,4%. Còi xương ở trẻ thường xảy ra chủ yếu ở độ tuổi dưới 3 tuổi. Bệnh làm cho xương mềm, xốp, đồng thời làm biến dạng xương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy các mẹ cần kiểm tra cân nặng của trẻ thường xuyên, nhất là khi bé ở mấy tháng đầu để phát hiện sớm tình trạng của trẻ. Trọng lượng của một em bé sinh đủ tháng bình thường khoảng 2,9 -3,8kg. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng. Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân năng trung bình của trẻ là 2,5-3kg. Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.
Xem thêm
Những thói quen có ảnh hưởng đến cân nặng của bé Bỏ bữa hoặc ăn uống không đúng giờ Không tập trung khi ăn Ngủ không đủ giấc Lười vận động
Xem thêm
Ăn nhiều món chứa dầu mỡ Ăn quá nhiều đường Chỉ uống mình sữa Thức khuya, ngủ không đủ giấc Lười vận động
Xem thêm
Thực đơn đa dạng, thay đổi thường xuyên giúp bé ăn ngon tăng cân, Trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích trẻ thèm ăn, Cho trẻ tự ăn để kích thích trẻ ăn ngon, Cho trẻ tham gia nấu ăn – một cách giúp bé ăn ngon,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Sự phát triển của trẻ (cân nặng & chiều cao của trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!