9 loại trà thảo mộc dành cho người bị táo bón

Từ hàng trăm năm nay, con người đã biết sử dụng thảo dược để hỗ trợ tiêu hóa, kích thích lưu thông đường ruột và giảm nhẹ chứng táo bón.

Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Hoặc ở một số người, táo bón xảy ra khi họ không thể đi ngoài đều đặn hằng ngày. Khi bị táo bón, phân sẽ trở nên cứng, khô, và khó để đào thải ra ngoài. 

Mời các bạn cùng tìm hiểu về lợi ích hỗ trợ tiêu hóa của một số loại trà

Liệu uống trà có giúp chống táo bón?



Một số loại trà có thể giúp điều trị táo bón, cả trực tiếp và gián tiếp. 

Một nguyên nhân chính dẫn đến táo bón là do cơ thể đang bị thiếu nước. Uống đủ nước sẽ giúp khuôn phân mềm hơn, từ đó có thể đào thải ra ngoài một cách dễ dàng. 

Vì vậy, dùng trà nóng là một cách tuyệt vời để bổ sung nước cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời nhiệt độ ấm của trà sẽ tăng cường lưu thông đường ruột, giảm nhẹ táo bón.  

Bên cạnh đó, căng thẳng stress cũng là một tác nhân gây cản trở bộ máy tiêu hóa, theo nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy. Đó là lí do vì sao nhiều người chọn uống trà như một thói quen để giúp họ thư giãn tốt hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị táo bón.

Một số loại trà phổ biến

Các loại trà sau đây sẽ giúp bạn đối phó với táo bón hiệu quả hơn nhờ tác dụng nhuận tràng và giãn cơ.

Senna (Phan tả diệp)

Trà senna (nguồn: timesofindia.indiatimes.com)

Trà senna (nguồn: timesofindia.indiatimes.com) 

Phan tả diệp (Senna) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu, thường được sử dụng để làm trà phan tả diệp/trà senna. Cây phan tả diệp phát triển nhiều ở các vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Loại thảo dược này được sử dụng vô cùng phổ biến như một phương thuốc nhuận tràng tự nhiên nhờ tác dụng của một hoạt chất có tên là glycosides. Chất này gây tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Trà senna thường được chế biến từ lá khô và vỏ quả của loài thực vật này. 

Hiện nay, bên cạnh các loại trà, senna cũng được bào chế và đóng gói dưới dạng thuốc viên. Thuốc viên có hàm lượng senna cao hơn so với trà nên sẽ có hiệu quả tốt hơn trong phòng ngừa và điều trị táo bón. 

Trà bạc hà

Trà bạc hà là một phương thuốc cổ truyền rất được tin dùng để điều trị các rối loạn ở đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, chiết xuất từ bạc hà còn góp mặt trong nhiều loại thuốc nhuận tràng, chống táo bón. 

Tác dụng làm dịu của chất menthol trong bạc hà có thể giúp xua tan đi chứng đầy hơi cũng như giúp phân dễ dàng di chuyển hơn trong đường ruột.

Vì vậy, nhâm nhi một tách trà bạc hà sau mỗi bữa ăn sẽ là một cách tuyệt vời để trị chứng táo bón và khó tiêu. 

Trà gừng

Nếu bạn đang bị táo bón do khó tiêu, trà gừng có thể là một phương thuốc hữu hiệu. Bạn có thể uống 1,2 cốc trà gừng mỗi ngày, sau bữa ăn no để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Trà bồ công anh

Trà bồ công anh hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa (nguồn: food.ndtv.com)

Trà bồ công anh hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa (nguồn: food.ndtv.com)

Loại thảo dược này có thể giúp điều trị rối loạn tiêu hóa mức độ nhẹ, ví dụ như đầy hơi hoặc táo bón cấp tính. 

Bồ công anh kích thích gan tăng sản xuất mật, qua đó gián tiếp giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Trà bồ công anh cũng có thể tác dụng như một chất lợi tiểu, kéo thêm nước vào hệ tiêu hóa, làm mềm phân và đẩy nhanh tốc độ di chuyển của phân trong lòng ruột. Do vậy trong trường hợp bạn bị táo bón mức độ nhẹ, hãy thử uống một cốc trà bồ công anh sau mỗi bữa ăn nhé. 

Trà đen, trà xanh hoặc cà phê

Nhiều người có thói quen dùng 3 loại đồ uống này vào buổi sáng để giúp tinh thần tỉnh táo và thúc đẩy tiêu hóa, do chúng chứa caffeine, một chất kích thích nhu động ruột. 

Mặc dù vậy, hãy thận trọng khi sử dụng đồ uống có caffeine vì chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt trên những người mẫn cảm, điển hình như mất ngủ, bồn chồn lo lắng, buồn nôn, tăng nhịp tim….

Rễ cam thảo

Trà làm từ rễ cam thảo được coi là một phương thuốc quý cho hệ tiêu hóa nhờ có những chất kháng viêm tự nhiên. Uống một tách trà cam thảo sau mỗi bữa ăn sẽ giúp ổn định đường tiêu hóa và tăng cường nhu động ruột. 

Rễ thục quỳ

Rễ thục quỳ có tác dụng nhuận tràng, ổn định tiêu hóa (nguồn: nasol.com.vn)

Rễ thục quỳ có tác dụng nhuận tràng, ổn định tiêu hóa (nguồn: nasol.com.vn)

Rễ cây thục quỳ cũng có tác dụng nhuận tràng và làm ổn định đường tiêu hóa, vì vậy chúng được sử dụng phổ biến trong các loại trà thảo dược. 

Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn thưởng thức một tách trà thục quỳ vào cuối ngày.

Trà hoa cúc

Hoa cúc là một thảo dược rất quen thuộc được sử dụng trong các loại trà nhờ vào tác dụng thư giãn cơ thể. 

Uống một ly trà hoa cúc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ sẽ giúp giảm co thắt đường ruột và làm tăng tốc độ vận chuyển thức ăn.

Rau mùi tây

Rau mùi tây có thể trị táo bón nhẹ (nguồn: medicalnewstoday.com)

Rau mùi tây có thể trị táo bón nhẹ (nguồn: medicalnewstoday.com) 

Rau mùi tây hẳn không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Ngoài việc là một loại rau thơm tuyệt vời để chế biến món ăn, một tách trà làm từ lá hoặc hạt của nó còn có tác dụng giảm chứng táo bón mức độ nhẹ.  

Phần lá và cuống của rau mùi tây còn được tận dụng để trị hôi miệng và đầy hơi.

Nguy cơ khi sử dụng

Mặc dù mọi người thường nghĩ rằng trà thảo dược dịu nhẹ và lành tính đối với cơ thể, thực tế có vài điều sau đây mà chúng ta cần phải lưu ý trước khi sử dụng: 

Chỉ nên sử dụng trà thảo dược cho người trưởng thành, vì chúng gây ra nhiều tác dụng khác nhau trên trẻ em.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần điều trị táo bón cho trẻ. 

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa kiểm duyệt các loại trà thảo dược này. Điều đó đồng nghĩa dược tính của các thành phần trong thảo dược có thể rất đa dạng và không thống nhất giữa các sản phẩm. Một số loại trà thậm chí còn chứa những thành phần chưa được kiểm nghiệm.

Tác dụng phụ

Một vài chất gây nhuận tràng trong trà, ví dụ như senna, có thể làm tăng nguy cơ người sử dụng phải đối mặt với các vấn đề khác, như tiêu chảy. Các hoạt chất trong trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. Vì vậy hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi bạn có ý định dùng trà để điều trị táo bón. 

Sử dụng lâu dài

Trà thảo dược có thể giúp bạn đối phó với những đợt táo bón cấp tính, nhưng nó không phải là một cách giải quyết tốt về lâu dài. 

Nếu bạn nhận thấy mình đang phụ thuộc vào trà thảo mộc nhuận tràng, bạn nên tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng táo bón mạn tính. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số phương pháp điều trị hữu ích hơn trong thời gian dài. 

Táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, và cần được chẩn đoán kịp thời. 

Nếu bạn không biết rõ về lợi ích và nguy cơ của loại trà hoặc chế phẩm từ thảo dược mà mình đang muốn sử dụng, vui lòng tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế để có được những thông tin chính xác nhất. 

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!