5 loại trà tốt nhất cho hội chứng ruột kích thích

Để điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) một cách hiệu quả chúng ta cần kết hợp cùng lúc nhiều phương pháp. Bên cạnh thay đổi chế độ ăn, tâm lý trị liệu và dùng thuốc, liệu các loại thảo dược và trà thảo dược có thể góp phần xua đi nỗi lo về chứng bệnh phiền toái này?

Mời các bạn cùng đọc để có thêm thông tin về các loại trà có thể hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy lùi các triệu chứng của IBS, cũng như cơ chế tác dụng của chúng.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích.

Trà bạc hà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng của IBS (nguồn: medicalnewstoday.com)

Trà bạc hà có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng của IBS (nguồn: medicalnewstoday.com) 

Theo nhiều nghiên cứu, bạc hà giúp giảm thiểu mức độ đau bụng trên những bệnh nhân có IBS khi được so sánh với giả dược.

Tuy vậy, bạc hà không được khuyên dùng cho những người bị thoát vị hoành, trào ngược dạ dày thực quản hoặc có bệnh lý về túi mật, vì một trong những tác dụng phụ thường gặp của nó là gây ra chứng ợ nóng.

Tinh dầu bạc hà hiện cũng đang được nghiên cứu sử dụng để điều trị IBS. Tinh dầu sẽ được hít vào qua đường hô hấp nhờ một dụng cụ khuếch tán hoặc bôi trực tiếp lên da sau khi được hòa loãng bởi dầu nền. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc các nhà trị liệu trước khi sử dụng tinh dầu qua đường tiêu hóa. Một bài báo được đăng tải trên trang web của hội Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ cho biết, tinh dầu bạc hà sử dụng ở liều rất cao sẽ cực kỳ nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, nguy cơ rủi ro khi uống trà bạc hà lại rất thấp, trong khi nó có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời. Nhiều nghiên cứu cho thấy trà bạc hà có thể giảm co thắt ruột và hỗ trợ gan giải độc cơ thể.   

Trà nghệ

Nghệ có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, và loại thảo dược này cũng đang được nghiên cứu trên những bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. 

Nghệ có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe (nguồn: webmd.com)

Nghệ có rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe (nguồn: webmd.com) 

Theo một bài báo khoa học được xuất bản năm 2005, các nhà khoa học đã thử nghiệm tác dụng của nghệ trên những người có hội chứng ruột kích thích. Tình nguyện viên tham gia được uống từ 1-2 viên tinh chất nghệ mỗi ngày trong suốt 8 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy mức độ đau bụng của họ đã giảm đi đáng kể và 2/3 số tình nguyện viên cảm thấy các triệu chứng khó chịu của họ được cải thiện.

Từ đó cho tới nay, đã có thêm nhiều nghiên cứu khác về tác dụng chống viêm của nghệ trên đường ruột. Mặc dù chưa được thử nghiệm trên người, những nghiên cứu này cho thấy kết quả khả quan bệnh nhân có IBS. 

Trong khi chỉ có rất ít tác dụng không mong muốn, nghệ có công dụng chống viêm và chống oxy hóa vượt trội, qua đó có thể là một giải pháp hiệu quả cho những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. 

Bạn có thể dễ dàng mua được những túi trà nghệ đóng gói sẵn hoặc tự làm trà nghệ tại nhà với nghệ xay hoặc một vài lát nghệ thái mỏng. Hãy thử kết hợp nghệ với sả và quế để có một thứ thức uống hấp dẫn, đậm đà hơn. 

Các nhà khoa học nhận định curcumin, hoạt chất chính trong nghệ, có thể ảnh hưởng lên chỉ số đường huyết của cơ thể, vì vậy nếu bạn bị tiểu đường, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nghệ. Những người có bệnh lý gan mật cũng nên tham vấn ý kiến của BS trước khi dùng. Gia vị này cũng có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dịch vị và gây khó chịu cho dạ dày. Ảnh hưởng của nghệ lên quá trình đông máu cũng đang được quan tâm. 

Trà gừng

Trà gừng có tác dụng giảm viêm, tăng nhu động ruột (nguồn: selecthealth.org)

Trà gừng có tác dụng giảm viêm, tăng nhu động ruột (nguồn: selecthealth.org) 

Gừng rất hay được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, và nó cũng là một  thành phần quen thuộc trong các bài thuốc y học cổ truyền. 

Tuy vậy, hiện có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về hiệu quả điều trị của gừng trên IBS. Gừng được tin có tác dụng chữa lành ổ viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, và tăng cường nhu động ruột.

Trà gừng có thể mua dưới dạng túi đóng gói sẵn, hoặc các bạn có thể tự pha cho mình một tách trà gừng, kết hợp với một vài nguyên liệu khác như mật ong hoặc nghệ tùy theo sở thích.

Trà thì là

Trà thì là có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng (nguồn: medicalnewstoday.com)

Trà thì là có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng (nguồn: medicalnewstoday.com) 

Với hương vị ngọt thơm tựa như hạt hồi, hạt thì là có thể rất hữu ích cho bệnh nhân mắc IBS vì nó làm giảm co thắt ruột và đầy hơi. Các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng kết hợp của tinh dầu curcumin và hạt thì là trên các triệu chứng IBS ở 121 bệnh nhân. Sau 30 ngày, những tình nguyện viên được sử dụng hỗn hợp này cảm thấy các triệu chứng của họ đã giảm nhẹ và chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể so với những người uống giả dược. 

Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh được tác dụng của trà thì là đối với IBS. Trà thì là hiện đã được chế biến và đóng gói sẵn, rất tiện cho người tiêu dùng sử dụng. Bạn cũng có thể tìm các công thức để tự pha trà tại nhà. 

Trà thì là không được khuyên dùng cho phụ nữ có thai, và nó có thể tương tác với một số loại thuốc. 

Trà hoa cúc  

Trà hoa cúc là một cái tên phổ biến trong các loại trà thảo dược. Nhiều người tin rằng nó có tác dụng giúp thư giãn cơ thể rất tốt nhưng hiện chưa có nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho nhận định này. 

Trà hoa cúc cũng thường được sử dụng để giảm đau bụng, và có thể hữu ích cho những bệnh nhân mắc IBS nếu các triệu chứng của họ liên quan tới căng thẳng tâm lý. 

Thông tin cần biết về hội chứng ruột kích thích

HC ruột kích thích là một rối loạn cơ năng, không có tổn thương thực thể (nguồn: gust.com)

HC ruột kích thích là một rối loạn cơ năng, không có tổn thương thực thể (nguồn: gust.com) 

Hội chứng ruột kích thích gây ảnh hưởng nhiều lên hệ tiêu hóa. Nguyên nhân của hội chứng này là do sự dẫn truyền thông tin sai lệch giữa não bộ và ruột. Các triệu chứng điển hình bao gồm đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy hoặc các rối loạn nhu động ruột khác. 

IBS được phân loại thành 3 thể:

  • Thể táo bón (IBS-C)
  • Thể tiêu chảy (IBS-D)
  • Thể hỗn hợp (IBS-M) 

Dân số bị ảnh hưởng bởi hội chứng ruột kích thích chiếm từ 7-21%. Phụ nữ và người trẻ tuổi là những đối tượng dễ mắc IBS hơn là những nhóm người khác. 

Lưu ý

Hội chứng ruột kích thích có thể gây suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống trên những người không may mắc phải. Bên cạnh các phương pháp điều trị khác, một số loại trà thảo dược có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, nhưng chúng ta vẫn cần nghiên cứu thêm về mức độ hiệu quả của các loại thảo dược này. 

Các loại thảo dược nói trên khi được dùng làm trà sẽ có ít tác dụng không mong muốn trên người sử dụng hơn là các chiết xuất của chúng. Trà thảo dược cũng là một thức uống tốt có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày. Nếu bạn đang phải đối mặt với hội chứng ruột kích thích, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thiết lập một chế độ ăn cụ thể để cải thiện tình trạng này. 

Luôn nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kì một loại thảo dược nào. Chúng chưa được phê duyệt bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), do vậy vẫn còn những lo ngại về độ an toàn và tính hiệu quả, cũng như tương tác của chúng với các loại thuốc khác.

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!