9 Dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu Vitamin B12

Vitamin B12 (hay còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước quan trọng của cơ thể, đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và ADN, cũng như hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh. Nó được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa. Tuy nhiên, nó cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm từ thực vật chẳng hạn như một số loại bánh mì và sữa thực vật, hoặc các chế phẩm bổ sung vitamin B12.

Video: Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 ở người lớn và trẻ nhỏ.

Thật không may, tình trạng thiếu hụt B12 rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nguy cơ thiếu hụt là do không bổ sung đủ từ chế độ ăn uống hoặc không hấp thu được.

Những người có nguy cơ thiếu hụt B12 bao gồm 

  • Người già
  • Những người đã phẫu thuật cắt bỏ phần ruột hấp thụ B12
  • Những người đang dùng thuốc metformin cho bệnh đái tháo đường
  • Những người theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt
  • Những người dùng thuốc kháng axit kéo dài điều trị chứng ợ nóng

Tuy nhiên, các triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 có thể mất nhiều năm mới xuất hiện và việc chẩn đoán nó có thể phức tạp. Sự thiếu hụt B12 đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sự thiếu hụt folate. 

Hàm lượng B12 thấp khiến lượng folate giảm xuống. Tuy nhiên, nếu bạn bị thiếu B12, việc điều chỉnh mức folate thấp, có thể làm che đi triệu chứng và không giải quyết được vấn đề cơ bản. 

Dưới đây là 9 dấu hiệu và triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 thực sự.

Da nhợt nhạt hoặc vàng da 

Những người bị thiếu hụt B12 thường trông nhợt nhạt hoặc vàng da và vàng mắt mức độ nhẹ, một tình trạng được gọi là chứng vàng da.

Điều này xảy ra khi thiếu B12 gây ra các vấn đề với quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. 

Vitamin B12 đóng một vai trò thiết yếu trong việc sản xuất ADN cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu không có nó, cấu trúc xây dựng các tế bào sẽ không đầy đủ và các tế bào không thể phân chia. 

Điều này gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ, trong đó các tế bào hồng cầu được tạo ra trong tủy xương có kích thước lớn và dễ vỡ. 

Những tế bào hồng cầu này quá lớn để đi ra khỏi tủy xương và vào hệ tuần hoàn. Do đó, không có nhiều tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể và da có thể có màu nhợt nhạt. 

Nhiều tế bào hồng cầu trong số chúng dễ bị phá vỡ, gây ra tình trạng dư thừa bilirubin. 

Bilirubin là một chất có màu hơi đỏ hoặc nâu, được tạo ra bởi gan khi phá vỡ các tế bào hồng cầu.

Nồng độ lớn bilirubin trong máu khiến da và mắt có màu vàng. 

Tóm lại

Nếu bị thiếu hụt B12, da có thể nhợt nhạt hoặc vàng  

Suy nhược và mệt mỏi  

Suy nhược và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin B12. Nguồn ảnh: Daily ExpressSuy nhược và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến của thiếu vitamin B12. Nguồn ảnh: Daily Express 

Chúng xảy ra do cơ thể không có đủ vitamin B12 để tạo ra các tế bào hồng cầu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 

Kết quả là không thể vận chuyển oxy đến các tế bào một cách hiệu quả, khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. 

Ở người cao tuổi, loại thiếu máu này thường do một tình trạng tự miễn dịch được gọi là thiếu máu ác tính. 

Những người bị bệnh thiếu máu ác tính không sản xuất đủ một loại protein quan trọng được gọi là yếu tố nội. 

Yếu tố nội là yếu tố cần thiết để ngăn ngừa sự thiếu hụt B12, vì nó liên kết với vitamin B12 trong ruột và giúp hấp thu chúng. 

Tóm lại

Khi bạn thiếu B12, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu để

vận chuyển oxy đi khắp cơ thể một cách hiệu quả. Điều này có thể gây ra mệt mỏi và yếu ớt.

Cảm giác châm chích như bị kim châm

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của việc thiếu hụt B12 trong thời gian dài là tổn thương thần kinh.

Điều này có thể xảy ra theo thời gian, vì vitamin B12 là một đóng góp quan trọng trong quá trình trao đổi chất tạo ra chất béo myelin. Myelin bao quanh dây thần kinh như một hình thức bảo vệ và cách nhiệt. 

Nếu không có B12, myelin được sản xuất theo cách khác và hệ thống thần kinh không thể hoạt động bình thường. 

Một dấu hiệu phổ biến của điều này xảy ra là dị cảm, hoặc cảm giác kim châm, tương tự như cảm giác kim châm ở bàn tay và bàn chân. 

Điều thú vị là các triệu chứng thần kinh liên quan đến sự thiếu hụt B12 thường xảy ra cùng với thiếu máu. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy khoảng 28% số người có các triệu chứng thần kinh do thiếu B12, không có bất kỳ dấu hiệu thiếu máu nào. 

Điều đó nói rằng, cảm giác kim châm là một triệu chứng phổ biến có thể do nhiều nguyên nhân, do đó triệu chứng này thường không phải là dấu hiệu của sự thiếu hụt B12. 

Tóm lại

B12 đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất bao myelin, giúp bao bọc các dây thần kinh và rất quan trọng đối với chức năng hệ thần kinh. Một dấu hiệu phổ biến của tổn thương dây thần kinh tiềm ẩn khi

thiếu B12 là cảm giác như kim châm.  

Rối loạn vận động 

Nếu không được điều trị, tổn thương hệ thống thần kinh do thiếu hụt B12 có thể gây ra những rối loạn trong cách đi và di chuyển. 

Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng và phối hợp, khiến bạn dễ bị ngã. 

Triệu chứng này thường thấy khi thiếu B12 chưa được chẩn đoán ở người cao tuổi, vì những người trên 60 tuổi dễ bị thiếu B12 hơn. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa hoặc điều trị các khiếm khuyết trong nhóm này có thể cải thiện khả năng vận động. 

Ngoài ra, triệu chứng này có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi bị thiếu chất trầm trọng, không được điều trị. 

Tóm lại

Tổn thương do thiếu hụt B12 kéo dài, không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sự rối loạn thăng bằng và gây ra những thay đổi đối với cách đi và di chuyển. 

Viêm miệng và loét miệng

Viêm loét niêm mạc miệng là một dấu hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt vitamin B12. Nguồn ảnh: porncyberclub.comViêm loét niêm mạc miệng là một dấu hiệu cảnh báo của sự thiếu hụt vitamin B12. Nguồn ảnh: porncyberclub.com 

Viêm lưỡi là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả lưỡi bị viêm. 

Nếu bị viêm lưỡi, sẽ gây thay đổi màu sắc và hình dạng, khiến nó bị sưng lên, nóng đỏ và đau.

Tình trạng viêm cũng có thể làm cho lưỡi trông mịn màng, vì tất cả các nốt sần nhỏ trên lưỡi chứa các nụ vị giác sẽ giãn ra và biến mất.

Ngoài việc gây đau đớn, viêm lưỡi có thể thay đổi cách ăn và nói. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Một chiếc lưỡi bị sưng và viêm có những vết thương dài thẳng trên đó có thể là dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt vitamin B12

Ngoài ra, một số người bị thiếu hụt B12 có thể gặp các triệu chứng răng miệng khác, chẳng hạn như loét miệng, cảm giác kim châm trong lưỡi hoặc cảm giác nóng và ngứa trong miệng 

Tóm lại

Dấu hiệu ban đầu của sự thiếu hụt B12 có thể là lưỡi đỏ và sưng. Tình trạng này được gọi là viêm lưỡi.  

Khó thở và chóng mặt 

Bị thiếu máu do thiếu B12, có thể gây khó thở và hơi chóng mặt, đặc biệt là khi gắng sức. 

Điều này là do cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu cần thiết để cung cấp đủ oxy cho các mô, cơ quan trong cơ thể. 

Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy nếu cảm thấy khó thở bất thường, bạn nên trao đổi với bác sĩ để phát hiện nguyên nhân. 

Tóm lại

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 có thể khiến một số người cảm thấy khó thở và chóng mặt. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể vận chuyển đủ oxy đến tất cả các tế bào. 

Rối loạn thị lực 

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp các vấn đề về rối loạn thị lực, nó có thể do tình trạng thiếu vitamin B12 gây ra. Nguồn ảnh: porncyberclub.comBạn nên đi khám bác sĩ nếu gặp các vấn đề về rối loạn thị lực, nó có thể do tình trạng thiếu vitamin B12 gây ra. Nguồn ảnh: porncyberclub.com 

Một triệu chứng của sự thiếu hụt vitamin B12 là nhìn mờ hoặc rối loạn thị lực.

Điều này có thể xảy ra khi sự thiếu hụt B12 không được điều trị dẫn đến tổn thương dây thần kinh thị giác.  

Tổn thương có thể làm gián đoạn tín hiệu thần kinh truyền thông tin từ mắt đến não, làm suy giảm chức năng thị lực. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh thị giác. 

Mặc dù đáng báo động, nhưng nó có thể phục hồi bằng cách bổ sung vitamin B12.

Tóm lại

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tổn thương hệ thần kinh do thiếu hụt B12 có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Điều này có thể dẫn đến nhìn mờ hoặc rối loạn thị lực. 

Thay đổi tâm trạng 

Những người bị thiếu hụt B12 thường được ghi nhận có những thay đổi về tâm trạng.

Trên thực tế, mức B12 thấp có liên quan đến các rối loạn tâm trạng và não như trầm cảm và sa sút trí tuệ. 

"Giả thuyết homocystein của bệnh trầm cảm" đã được đề xuất như một lời giải thích tiềm năng cho mối liên hệ này.

Lý thuyết này cho rằng mức độ cao của homocystein do nồng độ thấp B12 có thể gây ra tổn thương cho mô não và cản trở các tín hiệu đến và đi từ não, dẫn đến thay đổi tâm trạng. 

Một số nghiên cứu cho thấy rằng ở một số người thiếu B12, việc bổ sung vitamin có thể chữa khỏi các triệu chứng.  

Điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi về tâm trạng và các tình trạng như sa sút trí tuệ và trầm cảm có thể do nhiều nguyên nhân. Do đó, tác dụng của việc bổ sung trong những điều kiện này vẫn chưa rõ ràng.  

Nếu bạn bị thiếu chất, uống thuốc bổ sung có thể giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho các liệu pháp khác đã được chứng minh trong điều trị trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ.

Tóm lại 

Một số người có B12 có thể có dấu hiệu tâm trạng chán nản hoặc các tình trạng đặc trưng bởi sự suy giảm

chức năng não, chẳng hạn như chứng mất trí nhớ.

Tăng thân nhiệt

Một triệu chứng rất hiếm gặp nhưng không thường xuyên của sự thiếu hụt B12 là tăng thân nhiệt. 

Không rõ lý do tại sao điều này xảy ra, nhưng một số bác sĩ đã báo cáo các trường hợp sốt đã bình thường trở lại sau khi điều trị với lượng vitamin B12 thấp.  

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tăng thân nhiệt thường do bệnh tật gây ra chứ không phải do thiếu B12. 

Tóm lại

Trong một số trường hợp rất hiếm, triệu chứng của sự thiếu hụt B12 có thể là tăng thân nhiệt.  

Kết luận 

Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 rất phổ biến và có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau nên rất khó xác định. 

Hãy trao đổi với bác sĩ, nếu có nguy cơ hoặc bất kỳ triệu chứng nào ở trên. 

Đối với hầu hết mọi người, sự thiếu hụt B12 có thể dễ dàng ngăn ngừa đơn giản bằng cách đảm bảo cung cấp đầy đủ B12 trong chế độ ăn uống. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!