Video Bệnh loét dạ dày-tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị, bệnh lý
Nó xảy ra khi các cơn co thắt của dạ dày không hoạt động bình thường. Đôi khi, nó được gọi bằng một thuật ngữ khác là “stomach paralysis” (cũng mang nghĩa liệt dạ dày).
Trong quá trình tiêu hóa, sự co bóp của dạ dày giúp vận chuyển thức ăn đã được tiêu hóa một phần từ dạ dày xuống ruột non. Tại đây, quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra. Ở những người bị chứng liệt dạ dày, điều này không xảy ra một cách bình thường.
Sự thay đổi này ảnh hưởng đến việc dạ dày chuyển dịch thức ăn. Tình trạng này có thể dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, bất thường về đường huyết và dinh dưỡng.
Cứ 100.000 người thì có khoảng 10 người đàn ông và 40 người phụ nữ chịu ảnh hưởng của chứng rối loạn dạ dày này.
Một số sự thật về bệnh liệt dạ dày:
- Nguyên nhân của chứng liệt dạ dày đôi khi không được biết rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ phổ biến bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng (MS) và hóa trị liệu.
- Các triệu chứng bao gồm ợ chua hoặc trào ngược axit và đầy hơi.
- Các biến chứng bao gồm mất nước và suy dinh dưỡng.
- Các biện pháp tự chữa trị bao gồm ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên và tránh các loại thực phẩm dẫn đến đầy hơi.
- Điều trị có thể giúp làm giảm các triệu chứng, nhưng các phương pháp này cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng cơ thể.
Nguyên nhân liệt dạ dày
Liệt dạ dày là hiện tượng dạ dày không thể đưa thức ăn xuống ruột non.
Các triệu chứng của chứng bệnh này có thể diễn biến nhẹ hoặc nặng.
Nguyên nhân có thể không rõ trong một số trường hợp, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các yếu tố đó bao gồm:
- Tổn thương dây thần kinh lang thang hoặc do phẫu thuật
- Bệnh tiểu đường không được kiểm soát
- Một số loại chất kích thích hoặc thuốc nhất định, như thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chặn kênh canxi, clonidine, thuốc đồng vận dopamine, lithium, nicotine và progesterone
- Các tình trạng như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng (MS), bệnh thoái hoá tinh bột (amyloidosis) và bệnh xơ cứng bì (scleroderma)
- Phẫu thuật dạ dày
- Nhiễm virus
- Các phương pháp điều trị bệnh như xạ trị
- Suy giáp
- Một số rối loạn tâm lý nhất định
- Rối loạn ăn uống
- Bệnh ung thư
- Hóa trị liệu
- Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như codeine
- Thuốc kháng cholinergic, ngăn chặn các tín hiệu thần kinh
Đôi khi, nguyên nhân của chứng liệt dạ dày sẽ không rõ ràng. Những trường hợp này được gọi là chứng liệt dạ dày vô căn. Những người có nguy cơ cao nhất để phát triển loại rối loạn này bao gồm phụ nữ trẻ và trung niên.
Triệu chứng liệt dạ dày
Các triệu chứng của chứng liệt dạ dày bao gồm:
- Ợ chua hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
- Buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn chưa tiêu
- Cảm thấy no sớm hơn bình thường
- Đầy hơi hoặc đau bụng
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Giảm cân do ăn ít calo
Các triệu chứng thường trở nên nặng hơn khi ăn thức ăn rắn, thức ăn béo và thức ăn giàu chất xơ hoặc uống nhiều chất béo hoặc đồ uống có ga.
Các biến chứng của liệt dạ dày
Liệt dạ dày không chỉ là một tình trạng bệnh lý khó chịu mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng.
Các biến chứng gồm:
- Mất nước nghiêm trọng do nôn mửa
- Suy dinh dưỡng do kém hấp thu
- Bất thường về lượng đường trong máu
- Thức ăn cứng không tiêu hóa được có thể tạo thành khối rắn, đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng
- Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong dạ dày do thức ăn không được tiêu hóa
- Giảm chất lượng cuộc sống
Biện pháp điều trị tự nhiên
Các liệu pháp thay thế có thể áp dụng cho một số người nhất định.
Các liệu pháp đó bao gồm châm cứu, bấm huyệt, phản hồi sinh học, liệu pháp thôi miên, sử dụng gừng và bôi thuốc chống buồn nôn trên da.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người liệt dạ dày
Khuyến khích chia nhỏ các bữa ăn và sử dụng ít chất béo và chất xơ.
Thay đổi chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người bị chứng liệt dạ dày. Các bước cần thực hiện như sau:
- Bữa ăn nhỏ, thường xuyên
- Tránh trái cây và rau sống hoặc chưa nấu chín
- Tránh trái cây và rau quả có chất xơ
- Ăn thức ăn lỏng như súp hoặc thức ăn xay nhuyễn
- Ăn thức ăn ít chất béo
- Uống nhiều nước trong bữa ăn
- Tập thể dục nhẹ nhàng sau bữa ăn, chẳng hạn như đi bộ
- Tránh đồ uống có ga, hút thuốc và rượu
- Không nằm xuống trong vòng 2 giờ sau khi ăn
Những thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như ăn súp, có thể giúp ích cho những người bị bệnh liệt dạ dày.
Điều trị liệt dạ dày
Các phương pháp điều trị sẽ tập trung giải quyết các nguyên nhân cơ bản của chứng liệt dạ dày.
Một số phương pháp điều trị có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh ví dụ bằng cách giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Các phương pháp gồm:
- Thuốc chống buồn nôn như prochlorperazine, diphenhydramine và thiethylperazine, hoặc ondansetron
- Thuốc để tăng co bóp dạ dày như metoclopramide
- Kháng sinh như erythromycin cũng có thể được khuyến nghị
- Tiêm độc tố Botulinum (Botox)
- Kích thích dạ dày bằng điện, một phẫu thuật mà trong đó các điện cực được gắn vào dạ dày để kích hoạt các cơn co thắt
- Trong một số trường hợp, có thể cần dùng ống cho ăn hoặc các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch
Nếu ai đó nghĩ rằng bản thân đang gặp phải các triệu chứng của bệnh liệt dạ dày, họ nên nói chuyện với nhân viên y tế để được khám và điều trị.
Chẩn đoán liệt dạ dày
Sau khi xem xét các triệu chứng và trải qua các buổi khám sức khỏe, bác sĩ có thể đề nghị bạn cần thêm một số xét nghiệm và thủ tục nhất định để chẩn đoán xác định bệnh liệt dạ dày.
Các thử nghiệm và quy trình có thể được sử dụng bao gồm:
- Nội soi đường tiêu hóa trên: Sử dụng một ống mềm có gắn camera phát sáng để kiểm tra hệ thống đường tiêu hóa trên, đồng thời kiểm tra liệu có bất kỳ bất thường nào.
- Các thủ tục xét nghiệm hình ảnh X quang: Các thủ tục như vậy bao gồm việc sử dụng CT scan, cộng hưởng từ MRI và siêu âm.
- Xét nghiệm đường tiêu hóa trên: Còn được gọi là chụp X-quang chất cản quang với bari hoặc dùng thuốc hay thức ăn chứa bari, xét nghiệm này bao gồm việc uống một chất lỏng bao phủ đường tiêu hóa và sau đó chụp X-quang. Nó cho phép bác sĩ nhìn thấy các khu vực bất thường như viêm, nhiễm trùng, ung thư và thoát vị.
- Nghiên cứu quá trình tiêu hóa ở dạ dày: Quy trình sử dụng y học hạt nhân cho phép đánh giá tốc độ tiêu hóa ở dạ dày khi có thức ăn rắn hoặc lỏng.
- Kiểm tra hơi thở: Sau khi uống một ít nước đường, lượng khí được cơ thể chuyển hóa sẽ được đo trong một mẫu thở.
- Đo hoạt động dạ dày: Xét nghiệm này đánh giá hoạt động điện và chuyển động cơ trơn của dạ dày và ruột non. Để thực hiện xét nghiệm, sử dụng một ống mỏng đưa qua miệng vào dạ dày.
- Ghi điện dạ dày: một bản ghi điện cơ đo hoạt động điện của dạ dày bằng cách sử dụng các điện cực trên da.
- Viên thuốc thông minh: Một viên nang không dây được sử dụng để kiểm tra tốc độ tiêu hóa. Trong quá trình thử nghiệm, các thay đổi về pH, nhiệt độ và áp suất được ghi lại khi viên thuốc đi qua ruột.
- Sử dụng phóng xạ để xác định tốc độ tiêu thụ thức ăn ở dạ dày: Thể tích dạ dày trước và sau bữa ăn được đo bằng chất phóng xạ. Sự hiện diện của hơn 10 phần trăm thức ăn còn sót lại trong dạ dày 4 giờ sau bữa ăn là một dấu hiệu cho chứng liệt dạ dày.
- Chụp X-quang ruột non: Xét nghiệm này thường được sử dụng để kiểm tra sự tắc nghẽn đường ruột có thể gây ra các triệu chứng chậm tiêu ở dạ dày. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với chứng liệt dạ dày.
Xem thêm:
- Chế độ ăn kiêng dành cho người bị bệnh liệt dạ dày
- Những điều cần biết về chứng liệt dạ dày do biến chứng bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn cho người mắc chứng liệt dạ dày
- Bạn có thể tử vong vì bệnh liệt dạ dày không? Và làm thế nào để điều trị nó?
- Bạn cảm thấy khó chịu ở bụng? Có thể là vì bệnh liệt dạ dày và bệnh tiểu đường