7 biện pháp chữa ho cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Cuộc sống của bạn có vẻ trở nên căng thẳng hơn khi em bé của bạn bị ho. Ho làm cho bé khó chịu, không thể nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe.

Ho có thể là triệu chứng chính của một số vấn đề sức khỏe. Khi biết nguyên nhân gây ho, nó có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị tại nhà nào sẽ hiệu quả nhất.

Dưới đây là cách xác định các loại ho khác nhau, khi nào bạn nên cho bé đi khám bác sĩ và những gì bạn có thể làm để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Khi nào cần cho bé đi khám

Cho dù nguyên nhân gây ho của bé là gì, có một số dấu hiệu cảnh báo chắc chắn rằng bạn cần cho bé đi khám. Nếu con bạn đang ho và có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy cho bé đi khám ngay:

  • Khó thở 
  • Sốt cao hơn 38 ° C (trẻ dưới 3 tháng) hoặc cao hơn 39 ° C (trẻ trên 3 tháng)
  • Ho ra máu
  • Khó nuốt
  • Khó mở miệng 
  • Sưng amidan đáng kể chỉ ở một bên

Các triệu chứng khác cần lưu ý:

  • Bất kỳ cơn ho nào ở trẻ sơ sinh trong vòng vài tuần đầu tiên
  • Ho kéo dài 8 tuần hoặc lâu hơn
  • Ho nặng hơn theo thời gian, đặc biệt là sau 3 tuần
  • Ho kèm theo đổ mồ hôi ban đêm hoặc sụt cân
  • Ho kèm theo thở khò khè hoặc thở nhanh

Ngay cả khi em bé của bạn không có các dấu hiệu nghiêm trọng nhưng hành động khác với bình thường, bạn xung nên cho con đi khám.  

Các biện pháp làm dịu cơn ho tại nhà

Dù các triệu chứng của con bạn không nghiêm trọng nhưng những cơn ho vào nửa đêm có thể làm bé thức giấc. Một số biện pháp xử trí tại nhà dưới đây sẽ giúp bạn có thêm các giải pháp để làm cho bé dễ chịu hơn.

Bạn hãy cân nhắc làm một bộ dụng cụ có chứa một số vật dụng nhất định, như nước muối sinh lý và bình rửa mũi, để bạn có thể sử dụng ngay khi cần.

Video ĐỪNG MÙ QUÁNG ÉP ĐỜM: Trẻ bị ho có đờm phải làm thế nào? CÁCH TRỊ ĐỜM CHO TRẺ KHÔNG CẦN DÙNG THUỐC

1. Cấp đủ nước cho bé

Giữ cho em bé đủ nước là chìa khóa để chất nhầy dễ dàng bong ra và bị tống ra ngoài nhờ cơn ho. Nếu bé bị mất nước, nước mũi và các chất tiết khác của bé có thể khô lại và khó hết ho.

Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho trẻ bú mẹ hoặc cho trẻ uống sữa công thức thường xuyên theo nhu cầu của con nếu trẻ dưới 6 tháng. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể bổ sung thêm nước hoặc nước ép không thêm đường.

2. Nhỏ nước muối sinh lý

Một cách khác để làm ẩm dịch tiết là nhỏ nước muối sinh lý vào mũi bé.

Chất nhầy trong mũi bé có thể chảy xuống phía sau mũi và cổ họng để gây chảy dịch mũi sau. Nó gây kích ứng cổ họng và tạo ra tiếng ho khan và tiếng kêu lục cục ở đường hô hấp trên (không phải ngực). Đặc biệt bạn có thể nhận thấy cơn ho này sau khi trẻ ngủ dậy.

Nhỏ 2 đến3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi một vài lần trong ngày. Em bé có thể khó chịu khi nhỏ hoặc có thể hắt hơi, nhưng không sao cả!

3. Hút mũi

Bạn cũng có thể thử hút chất nhầy ra khỏi mũi của trẻ trước khi nó chảy ra sau và gây kích ứng cổ họng của trẻ.

(Nguồn ảnh hunyhuny.com)Hút mũi cho trẻBạn có thể hút sau khi nhỏ nước muối sinh lý. Hãy làm theo hướng dẫn của từng loại dụng cụ hút mũi.

4. Dùng máy bù ẩm

Làm ẩm không khí là một cách khác để làm dịu cơn ho cho bé. Bạn có thể lựa chọn một máy bù ẩm cho căn phòng. Tuy nhiên, một số bác sĩ cho cho rằng các loại máy này không thực sự hiệu quả, hơn nữa nó còn khó làm sạch, không đảm bảo an toàn.

Một giải pháp thay thế có thể áp dụng là biến phòng tắm của bạn giống như phòng xong hơi ướt bằng cách tắm dưới vòi hoa sen, đóng cửa phòng tắm và để độ ẩm tăng lên. Chỉ cần 10-15 phút là bạn có thể thực hiện được việc này.

Bạn cũng có thể cân nhắc việc vỗ nhẹ vào ngực và lưng của bé để giúp làm bong chất nhầy cứng đầu. Hãy tạo áp lực mạnh hơn một chút so với khi bạn cho trẻ ợ hơi.

5. Sử dụng mật ong (áp dụng với trẻ trên 1 tuổi)

Mật ong chỉ sử dụng cho trẻ trên 12 tháng. (Nguồn ảnh timesofindia.indiatimes.com)Mật ong chỉ sử dụng cho trẻ trên 12 tháng. (Nguồn ảnh timesofindia.indiatimes.com)Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ uống một lượng nhỏ mật ong trước khi đi ngủ. Mật ong sẽ làm dịu cổ họng bé. Một nghiên cứu cho rằng mật ong có thể có hiệu quả tương tự như dextromethorphan – một loại thuốc giảm ho không kê đơn.

Cho trẻ ăn từ 1/2 đến 1 thìa cà phê mật ong nếu cần. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng mật ong không thích hợp cho trẻ nhỏ do nguy cơ ngộ độc botulinum - một dạng ngộ độc thực phẩm hiếm gặp.

6. Ngủ cao đầu

Bạn có thể nhận thấy rằng bé ho nhiều nhất vào ban đêm. Đối với trẻ lớn một số chuyên gia khuyên có thể kê gối để nâng cao đầu và cải thiện hô hấp.

Cảnh báo

Không sử dụng gối hay các dụng cụ cố định vị trí cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng.

Ủy ban an toàn tiêu dùng của Mỹ cảnh báo không nên sử dụng các thiết bị hỗ trợ ngủ như ghế xe hơi, ghế rung, các sản phẩm có khuynh hướng khác, các sản phẩm này có độ dốc hơn 10o. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS -sudden infant death syndrome). Nếu bạn lo lắng về cơn ho và hô hấp của bé, hãy cân nhắc việc ngủ cùng phòng với bé để bạn có thể trợ giúp bé khi cần thiết.

7. Xử lý nguyên nhân gây kích ứng

Cố gắng loại bỏ các nguyên nhân có thể hây kích ứng đường hô hấp như khói thuốc lá, bụi, nấm mốc và bất cứ nguyên nhân cụ thể nào khác được xác định là yếu tố gây dị ứng cho bé.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng nói rằng bạn hãy tránh cho con ra ngoài vào những ngày có chất lượng không khí kém.

Thực hiện những biện pháp dưới đây để giúp không khí trong lành hơn:

  • Không hút thuốc xung quanh bé hoặc trong nhà (Tuy nhiên, khói thuốc có thể bám vào các loại vải như quần áo, vì vậy tốt nhất nên bỏ thuốc lá hoàn toàn).
  • Hút bụi thảm bằng cách sử dụng máy hút với bộ lọc không khí dạng hạt (HEPA) hiệu quả cao
  • Sử dụng máy lọc không khí trong phòng có bộ lọc HEPA
  • Giữ độ ẩm trong nhà của bạn từ 40-50%  
  • Không cho thú cưng vào phòng ngủ
  • Sử dụng vỏ nệm và vỏ gối không có chất gây dị ứng

Nguyên nhân gây ho ở trẻ sơ sinh

Ho là kết quả của việc đường thở của bé bị kích thích hoặc bị ảnh hưởng theo một cách nào đó. Nó có thể xảy ra khi có sự tích tụ chất nhầy dư thừa liên quan đến bệnh do vi rút hoặc các chất kích thích từ môi trường như phấn hoa hoặc khói. Bạn có thể kết hợp với các triệu chứng khác của bé để giới hạn nguyên nhân gây ho.

Cảm lạnh và cảm cúm

Có hơn 200 loại vi rút gây cảm lạnh khác nhau mà bé có thể tiếp xúc. Chúng gây ngạt mũi, hắt hơi, sốt và ho. Điều trị bằng cách giảm các triệu chứng để làm bé dễ chịu, có thể cần sử dụng thuốc không kê đơn để giải quyết cơn sốt và cơn đau.

Các dấu hiệu của bệnh cúm ở trẻ nhỏ bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau nhức cơ thể và đau đầu
  • Viêm họng
  • Nghẹt mũi
  • Ho khan

Bé cũng có thể bị đau bụng kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng vi rút nếu bạn phát hiện bệnh sớm. Nếu không, bé cần nghỉ ngơi, truyền nước, dùng thuốc hạ sốt không kê đơn và chờ đợi để bé dần hồi phục

COVID-19

SARS-CoV-2, vi rút gây ra COVID-19, cũng có thể dẫn đến các triệu chứng giống như cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Nếu bé đã tiếp xúc với một người bị nhiễm SARS-CoV-2, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thêm về cách điều trị và xét nghiệm. Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể có nguy cơ cao bị các biến chứng do vi rút gây ra.

Viêm thanh khí phế quản cấp

Bệnh gây ra tiếng ho khan đặc trưng.

Ngoài ra, bé có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Sổ mũi
  • Viêm thanh quản (mất giọng nói)
  • Sốt
  • Tiếng rít (hay tiếng huýt sáo the thé khi thở)

Bệnh mức độ nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Khi bệnh nặng, có thể phải can thiệp bằng hỗ trợ hô hấp hoặc dùng thuốc steroid.

Viêm phổi

Cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh khác có thể tiến triển thành viêm phổi - hoặc bé có thể lây bệnh từ người khác. Ho thường có đờm và có thể gây đau đớn.

Bé cũng có thể bị sốt, mệt mỏi và nôn mửa hoặc tiêu chảy. Điều trị thường gồm thuốc kháng sinh, bù dịch và nghỉ ngơi.

Bệnh ho gà

Khi bị ho gà, trẻ có thể bị sốt nhẹ và sổ mũi. Trong giai đoạn sau của bệnh, ho có thể trở nên nghiêm trọng và xuất hiện từng cơn. Tiếng ho có vẻ khô và gắt, thường kết thúc bằng âm thanh đặc trưng.

Bé có thể cần dùng thuốc kháng sinh và / hoặc nhập viện để điều trị.

Bệnh hen suyễn

Vi rút là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các đợt hen suyễn ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống. Ho dai dẳng và có thể kèm theo thở khò khè và thở gấp (lỗ mũi phập phồng, khoang liên sườn di động, v.v.).

Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Thở nhanh
  • Khó bú / ăn
  • Kiệt sức
  • Da nhợt nhạt

Điều trị bằng thuốc hen suyễn.

Dị ứng

Em bé cũng có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm hoặc chất nào đó, thậm chí dị ứng theo mùa. Các triệu chứng khác với những triệu chứng của bệnh cảm lạnh và cúm ở chỗ chúng được kích hoạt khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Ho có thể là một triệu chứng dị ứng, nhưng nó không phải là một triệu chứng phổ biến như khi bị cảm lạnh. Điểm khác biệt chính là dị ứng không gây sốt, đau nhức và hiếm khi gây đau họng. Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng, bạn có thể cho bé khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thêm.

Trào ngược

Em bé có thường xuyên trớ, sụt cân, hay gắt gỏng trong hoặc sau khi bú không? Bé có thể đã bị trào ngược.

Ho kèm theo trào ngược thường có tính chất mạn tính do sự chảy ngược nhất quán của axit và các chất trong dạ dày. Một số trẻ sẽ hết trào ngược khi lớn hơn. Nhưng một số trẻ khác có thể cần dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để khỏi bệnh.

Tổng kết

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trung bình 8 lần mỗi năm. Sau một thời gian chăm sóc bé, bạn sẽ chủ động hơn trong việc giúp bé cảm thấy dễ chịu và hồi phục sức khỏe.

Nếu bạn lo lắng về tình trạng ho của bé, hãy cho bé đi bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán chính xác. Sau khi biết nguyên nhân, bạn có thể tìm ra các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn, hoặc bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cách làm.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới là hội chứng bao gồm tất cả các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới như khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi nhưng không phải lao.
Xem thêm
Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em gồm: Viêm mũi họng cấp, Viêm amidan, viêm VA, Viêm mũi xoang, Viêm thanh quản, Viêm phế quản,...
Xem thêm
Các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp ở trẻ em : Cúm, Thủy đậu, Viêm phổi do phế cầu khuẩn,...
Xem thêm
Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới (Lower Respiratory Tract Infections – LRTI) là các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (ở dưới thanh quản), trong đó viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý viêm hô hấp dưới thường gặp nhất.
Xem thêm
Phụ huynh có thể bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp như sau: Cháo, súp, đồ ăn dạng lỏng, Cho con uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, kẽm, sắt,...
Xem thêm
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.
Xem thêm
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là căn bệnh có thể điều trị, tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao và trong một số trường hợp biến chứng viêm đường hô hấp nguy hiểm.
Xem thêm
Điển hình của nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm viêm amiđan, viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa, một số loại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường.
Xem thêm
Hô hấp là trao đổi các khí giữa cơ thể và môi trường với sử dụng oxy và tạo ra cacbonic.
Xem thêm
Cần điều trị triệu chứng cho đến lúc tình trạng nhiễm trùng được giải quyết dứt điểm. Một số các thuốc điều trị triệu chứng: Paracetamol, ibuprofen: thuốc hạ sốt, Các thuốc kháng histamin để giảm tiết và nghẹt mũi, Thuốc điều trị ho như dextromethorphan, guaifenesin, codein,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hô hấp (trẻ sơ sinh)
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!