Bài giảng Toán 8 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
Kiến thức cần nhớ
1. Hình chóp
- Đáy là một đa giác, các mặt bên là những tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnh của hình chóp.
- Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao.
2. Hình chóp đều
- Định nghĩa: Hình chóp đều là hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp).
+ Chân đường cao của hình chóp đều là tâm của đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy.
+ Đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên của hình chóp đều được gọi là trung đoạn của hình chóp đó.
3. Hình chóp cụt đều
- Cắt hình chóp đều bởi một mặt phẳng song song với đáy. Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt đáy của hình chóp gọi là hình chóp cụt đều.
- Nhận xét: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
Hình trên có hình chóp cụt đều là ABCD.A’B’C’D’.
Các dạng bài tập về hình chóp đều và hình chóp cụt đều
(Xem chi tiết trong file đính kèm)
Dạng 1: Biến đổi công thức tính các đại lượng.
Dạng 2: Những bài toán về tự luận.
Bài tập
1. Bài tập vận dụng có đáp án
Bài 1. Hình chóp lục giác đều có:
a) Đáy là hình gì?
b) Các mặt bên có đặc điểm gì?
c) Tìm số cạnh đáy, số cạnh và số mặt bên của hình chóp đã cho?
Lời giải:
a) Đáy của hình chóp đã cho là lục giác đều.
b) Các mặt bên là các tam giác cân, bằng nhau và có chung đỉnh.
c) Số cạnh đáy là 6 cạnh.
Số cạnh của hình chóp là 12 cạnh.
Số mặt bên của hình chóp là 6 mặt.
Bài 2. Cho hình chóp như bên dưới? Biết đáy là đa giác đều.
a) Đọc tên hình chóp.
b) Kể tên các cạnh bên, các cạnh đáy.
c)Kể tên các đỉnh của hình chóp.
d) Đâu là chiều cao của hình chóp.
Lời giải:
a) Hình chóp đã cho là hình chóp tứ giác đều S.ABCD.
b) Các cạnh bên là SA; SB; SC và SD.
Các cạnh đáy là AB; BC; CD và DA.
c) Các đỉnh của hình chóp là S; A; B; C; D.
d) Chiều cao của hình chóp là SH.
Bài 3. Cho hình chóp có tất cả 14 cạnh. Hỏi đáy của hình chóp là hình gì?
Lời giải:
Đối với hình chóp thì số cạnh bên bằng số cạnh đáy. Gọi là n
Suy ra, tổng số cạnh của hình chóp là n + n = 2n.
Theo đầu bài: 2n = 14 nên n = 7
Suy ra, đáy là đa giác có 7 cạnh nên đáy của hình chóp gọi là thất giác.
2. Bài tập tự luyện có hướng dẫn
(Xem chi tiết trong file đính kèm)
Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:
60 Bài tập về hình lăng trụ đứng (có đáp án năm 2024)
60 Bài tập về thể tích của hình hộp chữ nhật (có đáp án năm 2024)
300 Bài tập Toán 8 chương 4: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều (có đáp án năm 2024)