Video Cảnh báo: Những điều bạn phải biết về chụp X-quang
Chụp X-quang lồng ngực còn có tên gọi khác là Xquang tim phổi.
Cơ chế tạo phim Xquang
Tia X là chùm bức xạ hội tụ. Dựa vào sự hấp thụ năng lượng khác nhau của các phần cơ thể mà cho ra hình ảnh khác nhau trên phim chụp Xquang. Kết quả phim chụp trông giống hình ảnh âm bản của ảnh đen trắng.
Các mô trong cơ thể có độ dày khác nhau. Khi bức xạ đi qua mỗi cấu trúc trong cơ thể chỉ cho một lượng bức xạ nhất định đi qua.
Ví dụ, xương rất dày và không cho nhiều bức xạ đi qua. Do đó hình ảnh của xương có màu trắng trên phim chụp X-quang. Ngược lại phổi cho nhiều bức xạ đi qua, trên phim chụp X-quang hình ảnh phổi có màu xám.
Khi nào cần chụp X-quang lồng ngực?
Khi người bệnh có biểu hiện nghi ngờ tới bệnh lý của tim hoặc phổi, bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang lồng ngực. Các triệu chứng như:
Bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp X-quang lồng ngực để chẩn đoán hoặc theo dõi một số bệnh lý như:
- Suy tim sung huyết
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Ung thư phổi
- Viêm phổi
- Chấn thương lồng ngực
Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh sẽ thực hiện kỹ thuật chụp X-quang. Các kỹ thuật viên đều được đào tạo bài bản về kiểm tra tia X trong thực hành.
Chụp X-quang lồng ngực cần chuẩn bị gì?
Chụp X-quang lồng ngực không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không gắn kim loại (khóa kéo, khóa cài, áo ngực cài khuy), không mang đồ trang sức bởi các vật liệu kim loại có thể làm nhiễu phim.
Tiến hành
Tùy cơ sở y tế mà bạn có thể được yêu cầu thay áo choàng bệnh viện. Kỹ thuật viên X-quang yêu cầu tháo tất cả kim loại như kính đeo mắt, đồ trang sức hoặc kẹp tóc.
Thông thường, chụp X-quang lồng ngực gồm hai tư thế:
- Người chụp đứng tựa ngực vào tấm kim loại của máy chụp X-quang, chống hai tay lên hông. Vị trí này cho hình ảnh phía trước ngực.
- Người chụp hai tay giơ lên cao, đứng áp phần bên thành ngực vào tấm kim loại của máy X-quang. Vị trí này cho hình ảnh nghiêng của lồng ngực.
Trong quá trình chụp X-quang lồng ngực, bạn cần nín giữ hơi thở. Bất kỳ cử động nào, kể cả hít vào thở ra đều có thể làm mờ hình ảnh X-quang.
Chụp X-quang lồng ngực thường chỉ mất vài phút để hoàn thành.
Sau khi chụp X-quang, kỹ thuật viên có thể yêu cầu bạn đợi vài phút trong khi họ xem hình ảnh. Nếu phim chụp bị mờ hoặc chưa đạt tiêu chuẩn thì cần phải chụp lại.
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ đọc phim. Sau đó, bác sĩ khám ban đầu xem phim chụp và kết luận của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, kết hợp các thông tin đã khám và khai thác trước đó để đưa ra kết luận về bệnh.
Những nguy cơ khi chụp X-quang lồng ngực
Chụp Xquang sử dụng một lượng bức xạ rất nhỏ. Các nguy cơ với người lớn là rất thấp. Tia X với năng lượng bức xạ thấp hơn được dùng ở trẻ nhỏ để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bức xạ.
Chụp X-quang lồng ngực có an toàn với phụ nữ có thai không?
Nếu có nghi ngờ hoặc đang mang thai, bạn cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Tiếp xúc với bức xạ có thể gây ra tổn thương cho thai nhi đang phát triển. Lượng bức xạ được sử dụng để chụp X-quang lồng ngực là rất nhỏ nên được coi là an toàn trong thai kỳ, nhưng bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định chụp X-quang hay không, dựa trên mức độ khẩn cấp của các triệu chứng của bạn.
Kết luận
Chụp X-quang lồng ngực là một chẩn đoán hình ảnh khảo sát tim, phổi và xương, nhanh chóng, không xâm lấn. Chụp X-quang lồng ngực sử dụng một liều lượng bức xạ nhỏ, tuy nhiên cần điều chỉnh ở trẻ nhỏ. Thông qua kết quả Xquang lồng ngực và thông tin khám lâm sàng mà bác sĩ có thể chẩn đoán gãy xương, tình trạng tim và các vấn đề về phổi. Trong những trường hợp không khẩn cấp, bạn sẽ biết kết quả chụp X-quang sau vài giờ hoặc một ngày.
Xem thêm: