Chụp Xquang: Mục đích, qui trình và rủi ro

X-quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nhờ có Xquang, bác sĩ quan sát được cấu trúc xương bên trong cơ thể mà không cần phải tiến hành bất kỳ phẫu thuật nào. Xquang hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều tình trạng bệnh lý.

Video mỗi năm chụp Xquang mấy lần

Các phương pháp chụp Xquang khác nhau dùng với các mục đích khác nhau. Ví dụ, Xquang tuyến vú để tầm soát ung thư vú, chụp Xquang sau khi uống barit (một chất cản quang) để khảo sát hệ tiêu hóa.

Mặc dù có một số nguy cơ khi chụp X-quang nhưng trong hầu hết trường hợp thì lợi ích mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều. Trao đổi thêm với bác sĩ để biết phương pháp nào phù hợp với bản thân.

Khi nào cần chụp X-quang?

Bác sĩ chỉ định chụp X-quang để:

  • Kiểm tra vùng mà bạn đang cảm thấy đau hoặc khó chịu
  • Theo dõi tiến triển của bệnh được chẩn đoán trước đây ví dụ loãng xương
  • Kiểm tra tiến trình của một phương pháp điều trị

Các chỉ định chụp X-quang:

Chụp X-quang cần chuẩn bị gì?

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần chuẩn bị gì đặc biệt để chụp Xquang. Tùy thuộc vào vị trí bác sĩ chỉ định chụp Xquang mà bạn có thể được yêu cầu thay áo choàng bệnh viện hoặc tháo trang sức, đồ kim loại trước khi chụp X-quang.

Bạn cần thông báo cho bác sĩ về vật liệu cấy ghép kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước đó nếu có. Vật liệu kim loại chặn tia X và tạo ra một hình ảnh cản quang trên phim chụp.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang có chất cản quang hoặc thuốc cản quang để chẩn đoán bệnh. Các hợp chất này có thành phần iốt hoặc barit. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá mà chất cản quang đưa vào cơ thể theo những cách khác nhau như:

  • Chất lỏng dạng uống
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Dùng như một loại thuốc xổ trước khi chụp phim

Nếu chụp X-quang để kiểm tra đường tiêu hóa, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định trước đó. Một số trường hợp, bạn cần dùng thuốc để làm sạch đường tiêu hóa trước khi tiến hành chụp phim.

Chụp Xquang được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật viên X-quang hoặc bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thực hiện chụp X-quang tại phòng chụp X-quang của bệnh viện, phòng khám nha khoa hoặc phòng khám chuyên về các thủ thuật chẩn đoán.

Hình ảnh: Thiết bị chụp Xquang. Nguồn: IndiaMARTHình ảnh: Thiết bị chụp Xquang. Nguồn: IndiaMART

Kỹ thuật viên X-quang hoặc bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ hướng dẫn bạn tư thế đúng để có kết quả hình ảnh rõ ràng. Bạn có thể nằm, ngồi hoặc đứng với tư thế tùy thuộc vào vùng cần chụp Xquang. Cần nhớ là phải đứng yên trong khi chụp ảnh. Có như vậy kết quả chụp mới rõ ràng nhất có thể.

Kết thúc chụp Xquang ngay sau khi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh thấy phim chụp đã đạt tiêu chuẩn.

Chụp Xquang có gây hại gì không?

Tia X mang năng lượng bức xạ, thông qua việc các phần cơ thể khác nhau có mức độ hấp thụ năng lượng khác nhau cho ra hình ảnh như ta thấy trên phim chụp. Mức độ phơi nhiễm bức xạ được coi là an toàn đối với hầu hết người lớn, tuy nhiên cần cân nhắc với một số đối tượng đặc biệt như trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. Khi đang có hoặc nghi ngờ có thai, hãy báo với bác sĩ trước khi chụp X-quang. Các bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp.

Một vấn đề nữa là nếu chụp Xquang trong trường hợp đang bị đau, ví dụ như gãy xương, đau do sỏi niệu quản,... thì tư thế trong lúc chụp có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí đau hơn. Trong tình huống này bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc giảm đau trước khi chụp.

Uống chất cản quang trước khi chụp X-quang có thể có tác dụng phụ như:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Buồn nôn
  • Cảm giác lâng lâng
  • Vị kim loại trong miệng
  • Rất hiếm chất cản quang gây phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, ngừng tim.

Sau khi chụp X-quang xong, bạn thay quần áo bình thường. Kết quả sẽ được trả cùng ngày hoặc muộn hơn. Tùy thuộc vào kết quả phim, có thể cần các xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác, ví dụ xét nghiệm máu hoặc được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!