Bài tập về thực hành và trải nhiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít
Kiến thức cần nhớ
- Đơn vị “kg” đọc là “Ki – lô – gam”
+ Cách đọc: Đọc số rồi ghép với cách đọc của tên đơn vị là “ki-lô-gam”
+ Cách viết: Viết số và ghép với kí hiệu của đơn vị là “kg”
- Ta có thể dùng ca 1 lít để đong nước
- Lít là đơn vị đo dung tích
- Lít viết tắt là l
Các dạng bài tập về thực hành và trải nhiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít
Dạng 1: Tính
- Em thực hiện phép tính với các số.
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
- Viết đơn vị Ki-lô-gam hoặc lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là ki-lô-gam hoặc lít)
- Muốn tính số lít còn lại sau khi đã bớt đi em cần lấy số lít ban đầu trừ đi số lít đã rót ra.
Dạng 2: Bài toán
- Đọc và phân tích đề.
- Tìm cách giải cho bài toán: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.
Bài tập tự luyện (có đáp án)
Bài 1: Em đoán xem đồ vật nào nặng hơn, đồ vật nào nhẹ hơn.
Hướng dẫn giải
a) Quyển vở nặng hơn cái bút.
Cái bút chì nhẹ hơn quyển vở.
b) Quả bóng bay nhẹ hơn quả bóng đá.
Quả bóng đá nặng hơn quả bóng bay.
Bài 2: Quan sát tranh rồi trả lời:
a) Em đoán xem quả bưởi và quả cam, quả nào nặng hơn.
b) Quả bưởi cân nặng mấy ki-lô-gam?
c) Quả cam nặng hơn hay nhẹ hơn 1 kg?
Hướng dẫn giải
a) Quả bưởi nặng hơn quả cam.
b) Quả bưởi cân nặng 1kg.
c) Quả cam nhẹ hơn quả bưởi nên quả cam nhẹ hơn 1kg.
Bài 3: Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi:
a) Mỗi túi cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
b) Túi gạo nặng hơn túi muối mấy ki-lô-gam?
Hướng dẫn giải
a) Mỗi túi muối cân nặng 2 ki-lô-gam.
b) Mỗi túi gạo cân nặng 5 ki-lô-gam.
Bài 4: Bốn bạn Mai, Nam, Việt và Rô-bốt cân kiểm tra sức khỏe được kết quả như sau:
Hướng dẫn giải
a)
Tên |
Việt |
Rô-bốt |
Nam |
Mai |
Cân nặng |
24 kg |
20 kg |
25 kg |
23 kg |
b) Vì 20 kg < 23 kg < 24 kg < 25 kg nên cân nặng của Rô-bốt là nhẹ nhất.
Bài 5: Bằng cái cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hô, hãy tập cân một số đồ vật xung quanh em.
Hướng dẫn giải
Học sinh tự làm.
Bài 6: Rót hết nước từ bình của Việt và Mai được các cốc nước (như hình vẽ). Bình nước của bạn nào chứa được nhiều nước hơn và nhiều hơn mấy cốc?
Hướng dẫn giải
Quan sát hình vẽ, ta thấy:
+ Bình nước của Việt chứa được 8 cốc nước.
+ Bình nước của Mai chứa được 7 cốc nước.
Vì 7 cốc < 8 cốc nên bình nước của Việt chứa được nhiều nước hơn bình nước của Mai và nhiều hơn số cốc là:
8 – 7 = 1 (cốc)
Đáp số: 1 cốc
Bài 7:
a) Lượng nước ở cả hai bình bằng bao nhiêu cốc?
b) Lượng nước ở bình nào ít hơn và ít hơn bao nhiêu cốc?
Hướng dẫn giải
a) Lượng nước ở cả hai bình bằng số cốc là:
9 + 7 = 16 (cốc)
b) Vì 7 cốc < 9 cốc nên lượng nước ở bình B ít hơn bình A và ít hơn số cốc là:
9 – 7 = 2 (cốc)
Đáp số: a) 16 cốc
b) 2 cốc
Bài 8: Dùng ca 1 lít, múc nước ở trong thùng đổ 3 ca đầy vào xô màu vàng và 5 ca đầy vào xô màu đỏ. Hỏi cả hai xô có bao nhiêu lít nước?
Hướng dẫn giải
Xô màu vàng có số lít nước là:
1 + 1 + 1 = 3 (lít)
Xô màu đỏ có số lít nước là:
1 + 1 + 1 + 1 + 1 = 5 (lít)
Cả hai xô có số lít nước là:
3 + 5 = 8 (lít)
Đáp số: 8 lít
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 2 :
50 Bài tập về ôn tập đo lường (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về ôn tập hình phẳng (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về phép nhân (có đáp án năm 2023)