50 Bài tập về Hình bình hành. Diện tích hình bình hành (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 4

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Hình bình hành. Diện tích hình bình hành Toán lớp 4. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán lớp 4, giải bài tập Toán lớp 4 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Kiến thức cần nhớ 

Lý thuyết: 

Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Ví dụ: Cho hình bình hành ABCD:

50 Bài tập về Hình bình hành. Diện tích hình bình hành (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 4 - Ảnh 1

Trong hình bình hành đã cho có:

- AB và CD là hai cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện.

- Cạnh AB song song với cạnh CD.

- Cạnh AD song song với cạnh CB.

- AB = CD; AD = CB.

Các dạng bài tập toán về Hình bình hành. Diện tích hình bình hành

Dạng 1: Nhận biết một tứ giác có là hình bình hành hay không

Phương pháp: Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Ví dụ: Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

50 Bài tập về Hình bình hành. Diện tích hình bình hành (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 4 - Ảnh 2

Lời giải:

Hình 1: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 1 là hình bình hành.

Hình 2: Có một cặp cạnh đối không song song và không bằng nhau nên hình 2 không là hình bình hành.

Hình 3: Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên hình 3 là hình bình hành.

Dạng 2: Tính diện tích hình bình hành dựa vào các yếu tố cho trước

Phương pháp:

Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo )

Ví dụ: Tính diện tích của hình bình hành sau:

50 Bài tập về Hình bình hành. Diện tích hình bình hành (có đáp án năm 2024) - Toán lớp 4 - Ảnh 3

Lời giải:

Hình bình hành đã cho có chiều cao bằng 6cm, độ dài đáy bằng 8cm.

Diện tích của hình bình hành đã cho là:

Đáp số: .

Dạng 3: Toán có lời văn

Phương pháp:

Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề bài.

Bước 2: Tìm cách giải.

Bước 3: Trình bày bài giải và kiểm tra kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Một khu đất hình bình hành có độ dài đáy bằng 6dm, chiều cao bằng 30cm. Hỏi diện tích mảnh đất đó bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Đổi 6dm = 60cm.

Diện tích mảnh đất là:

Đáp số: .

Dạng 4: Biết diện tích của hình bình hành và độ dài cạnh đáy hoặc chiều cao, tính độ dài cạnh còn lại

Phương pháp: Muốn tính độ dài cạnh chưa biết, ta lấy diện tích hình bình hành chia cho cạnh đã biết.

Ví dụ: Một mảnh bìa hình bình hành có diện tích bằng . Biết chiều cao của mảnh bìa hình bình hành bằng . Hỏi độ dài đáy của mảnh bìa bằng bao nhiêu?

Lời giải:

Độ dài đáy của mảnh bìa là:

24 : 4 = 6 (cm)

Đáp số: 6cm.

Bài tập tự luyện

Bài tập tự luyện số 1

Câu 1.

Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành?

Diện tích hình bình hành Toán lớp 4

Câu 2.

Đúng ghi Đ, sai ghi

Trong hình bình hành ABCD:

Bài tập hình bình hành lớp 4

A. AB song song với CD …….

B. AB vuông góc với CD …….

C. AB = DC và AD = BC …….

D. AB = BC = CD = DAD…….

Câu 3.

Vẽ thêm hai đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình chữ nhật hoặc hình bình hành :

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 4.

Vẽ thêm hai đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình chữ nhật hoặc hình bình hành :

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 5

Trong hình vẽ dưới đây, biết GD = DC = CE.

Bài tập hình bình hành lớp 4

Chỉ ra các hình có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD.

Chỉ ra hình có diện tích lớn gấp đôi diện tích của hình chữ nhật ABCD

Câu 6

Viết tiếp vào ô trống:

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 7

Viết tiếp vào ô trống:

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 8.

Tính diện tích của hình bình hành, biết :

a) Độ dài đáy là 5dm, chiều cao là 60cm;

b) Độ dài đáy là 7cm, chiều cao là 3dm;

c) Độ dài đáy là 8dm, chiều cao là 1m;

d) Độ dài đáy là 62dm, chiều cao là 2m.

Câu 9

Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b. Tính chu vi hình bình hành, biết:

Bài tập hình bình hành lớp 4

a) a = 35cm; b = 12cm

b) a = 26dm; b = 4dm

c) a = 1km 200m; b = 750m

d) a = 12dm; b = 2m

Câu 10

Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 500m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao.

Tính diện tích của khu rừng đó.

Câu 11

Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy là 100m, chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?

Câu 12

Đúng ghi Đ, sai ghi S.

Diện tích của một hình bình hành là 600m2. Hình bình hành có :

a) Độ dài đáy là 300m, chiều cao là 300m ……..

b) Độ dài đáy là 10m, chiều cao là 60m ……..

c) Độ dài đáy là 60m, chiều cao là 60m ……..

d) Độ dài đáy là 20m, chiều cao là 30m ……..

Bài 13. So sánh chu vi và diện tích hai hình sau

Hình bình hành

Bài 14. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1

Quan sát các hình đã cho ta thấy hình thứ nhất và hình thứ tư từ trên xuống có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau nên các hình đó là hình bình hành.

Câu 2

A. AB song song với CD: Đ

B. AB vuông góc với CD: S

C. AB = DC và AD = BC: Đ

D. AB = BC = CD = DAD: S

Câu 3, 4: học sinh tự vẽ .

Câu 5

a) Các hình có diện tích bằng diện tích của hình chữ nhật ABCD là:

Hình bình hành ABDG; Hình bình hành ABEC; Hình tam giác AGC; Hình tam giác BDE.

b) Hình có diện tích lớn gấp đôi diện tích của hình chữ nhật ABCD là: Hình tứ giác ABEG.

Câu 6

Các số đo diện tích viết vào ô trống lần lượt là : 63cm2; 108cm2; 180cm2; 378cm2.

Câu 7

Bài tập hình bình hành lớp 4

Câu 8

Tính diện tích của hình bình hành, biết :

a) Độ dài đáy là 5dm, chiều cao là 60cm;

Đổi 5dm = 50cm

Diện tích hình bình hành là: 50 x 60 = 3000 (cm2)

b) Độ dài đáy là 7cm, chiều cao là 3dm;

3dm = 30 cm

Diện tích hình bình hành là: 7 x 30 = 210 (cm2)

c) Độ dài đáy là 8dm, chiều cao là 1m;

1m = 10dm

Diện tích hình bình hành là: 8 x 10 = 80 (dm2)

d) Độ dài đáy là 62dm, chiều cao là 2m.

2m = 20dm

Diện tích hình bình hành là: 62 x 2 = 124 (dm2)

Câu 9

a) a = 35cm; b = 12cm

Chu vi hình bình hành là: (35 + 12) x 2 = 94 (cm)

b) a = 26dm; b = 4dm

Chu vi hình bình hành là: (26 + 4) x 2 = 60 (dm)

c) a = 1km 200m; b = 750m

1km 200m = 1200 m

Chu vi hình bình hành là: (1200 + 750) x 2 = 3900 (m)

d) a = 12dm; b = 2m

2m = 20dm

Chu vi hình bình hành là: (20 + 12) x 2 = 64 (dm)

Câu 10.

HD: Độ dài đáy của hình bình hành là:

500 x 2 = 1000 (m)

Diện tích khu rừng là:

1000 x 500 = 500000 (m2)

Câu 11

HD: Diện tích thửa ruộng là:

100 x 50 = 5000 (m2)

SỐ thóc thu hoạch được là:

50 x (5000 : 100) = 2500 (kg)

2500kg = 25 tạ

Câu 12

a) Độ dài đáy là 300m, chiều cao là 300m: S

b) Độ dài đáy là 10m, chiều cao là 60m: Đ

c) Độ dài đáy là 60m, chiều cao là 60m: S

d) Độ dài đáy là 20m, chiều cao là 30m: Đ

Bài 13: Giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng:

(5 + 3) x 2 = 16 (cm)

Chu vi hình bình hành MNPQ bằng:

(5 + 4) x 2 = 18 (cm)

Ta có: 16cm < 18cm

Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi của hình bình hành MNPQ.

Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình bình hành MNPQ.

Bài 14: 

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 (cm)

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 (cm2)

Đáp số: 135cm2.

Bài tập tự luyện số 2

Bài 1. So sánh chu vi và diện tích hai hình sau

Giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD bằng:

(5 + 3) x 2 = 16 (cm)

Chu vi hình bình hành MNPQ bằng:

(5 + 4) x 2 = 18 (cm)

Ta có: 16cm < 18cm

Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD bé hơn chu vi của hình bình hành MNPQ.

Diện tích hình chữ nhật ABCD bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ bằng:

5 x 3 = 15 (cm2)

Vậy diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình bình hành MNPQ.

Bài 2. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 (cm)

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 (cm2)

Đáp số: 135cm2.

Bài 3. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy bằng 32m, người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng độ dài cạnh đáy thêm 4m được miếng đất hình bình hành mới. Có diện tích hơn diện tích miếng đất ban đầu là 56cm. Hỏi diện tích của miếng đất ban đầu là bao nhiêu?

Giải:

Miếng đất sau khi mở rộng có diện tích hơn diện tích ban đầu là 56m2. Phần tăng thêm là diện tích một hình bình hành có cạnh đáy là 4m và có chiều cao bằng chiều cao của miếng đất ban đầu.

Chiều cao của miếng đất ban đầu bằng:

56 : 4 = 14 (m)

Diện tích của miếng đất ban đầu:

32 x 14 = 488 (m2)

Đáp số: 488m2.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành, cạnh đáy bằng 48m, chiều cao kém cạnh đáy 12m, trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2kg rau. Hỏi số rau thu hoạch trên miếng đất là bao nhiêu?

Giải:

Chiều cao của miếng đất là:

48 – 12 = 36 (m)

Diện tích của miếng đất:

48 x 36 = 1728 (m2)

Số rau thu hoạch trên miếng đất:

2 x 1728 = 3456 (kg)

Đáp số: 3456kg

Bài 5. Tính diện tích hình chữ nhật AKCH biết hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28cm2.

Giải:

Chiều cao AH của hình bình hành ABCD là:

28 : 7 = 4 (cm)

Độ dài cạnh HC hình chữ nhật AKCH là:

7 – 2 = 5 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật AKCH là:

5 x 4 = 20 (cm2)

Đáp số: 20cm2

Bài 6. Tìm diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BMNC, biết hình chữ nhật BMNC có chu vi bằng 18cm và chiều dài MN gấp hai lần chiều rộng BM.

Giải:

Nửa chu vi hình chữ nhật BMNC bằng:

18 : 2 = 9 (cm)

Coi chiều dài hình chữ nhật BMNC gồm 2 phần bằng nhau thì chiều rộng của nó gồm 1 phần như thế.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 (phần)

Chiều rộng của hình chữ nhật BMNC:

9 : 3 = 3 (cm)

Chiều dài của hình chữ nhật BMNC:

3 x 2 = 6 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật BMNC:

6 x 3 = 18 (cm2)

Diện tích hình bình hành ABCD:

6 x 2 = 12 (cm2)

Diện tích hình H là:

12 + 18 = 30 (cm2)

Đáp số: 30cm2

Bài tập tự luyện số 3

Bài 1. Tính diện tích hình bình hành có:

a) Độ dài đáy 12m, chiều cao 5m

b) Độ dài đáy 2m 5dm, chiều cao 18dm

c) Độ dài đấy 56cm, chiều cao 7dm

Bài 2. Cho hình bình hành có:

a) Diện tích 135cm2 và độ dài đáy 15cm. Tính chiều cao của hình bình hành.

b) Diện tích 420dm2 và chiều cao 3m. Tính độ dài đáy của hình bình hành.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = 18cm, AH = 10cm, BC = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AK, biết AH vuông góc với DC và AK vuông góc với BC.

Bài 4. Hình vẽ bên gồm hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABMN. Biết chu vi hình chữ nhật ABCD là 84m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích hình bình hành ABMN.

Bài 5. Hình vẽ bên gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABEG. Biết BC = 20cm, AH = 27cm, BE = 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABEG.

 

Bài tập tự luyện số 4

Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình bình hành ABCD có các độ dài cạnh lần lượt là AB = 2cm, BC = 4cm và chiều cao AH = 3cm.

Bài 2: Một hình bình hành có độ dài đáy là 42cm, chiều cao bằng 1/3 độ dài đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Bài 3: Một hình bình hành có độ dài đáy hơn chiều cao 15cm. Tính diện tích hình bình hành đó, biết rằng chiều cao bằng 4/7 độ dài đáy.

Bài 4: Một hình bình hành có diện tích bằng 18m2. Độ dài đáy bằng 6m. Tinh chiều cao của hình bình hành đó.

Bài 5: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số độ dài đáy và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm.

Bài 6: Một khu rừng dạng hình bình hành có chiều cao là 678m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao. Tính diện tích của khu rừng đó.

Bài tập tự luyện số 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong các hình sau đây hình nào là hình bình hành?

Tài liệu VietJack

A. Hình B

B. Hình C

C. Hình D

D. Hình A

Câu 2: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 4cm, và chiều cao 3cm.

A. 16cm2

B. 14cm2

C. 12cm2

D. 10cm2

Câu 3: Một hình bình hành có độ dài đáy là a, chiều cao là h. Khi đó công thức tính diện tích hình bình hành là:

A. S=a×h:2

B. S=a+h×2

C. S=a×h

D. S=a:h

Câu 4: Tính diện tích của hình sau:

Tài liệu VietJack

A. 140cm2

B. 35cm2

C. 70cm2

D. 90cm2

Câu 5: Tính chu vi của hình bình hành sau:

Tài liệu VietJack

A. 48m

B. 62m

C. 55m

D. 52m

Câu 6: Tính chu vi của miếng bìa sau:

Tài liệu VietJack

A. 80cm

B. 90cm

C. 92cm

D. 100cm

Câu 7: Tính diện tích của hình bình hành có chiều cao bằng 23 độ dài đáy. Biết rằng tổng độ dài đáy và chiều cao là 60m.

A. 864m2

B. 846m2

C. 844m2

D. 834m2

Câu 8: Một thửa ruộng hình bình hành có tổng độ dài đáy và chiều cao là 42m, độ dài đáy hơn chiều cao 8m. Tính diện tích của thửa ruộng đó.

A. 457m2

B. 452m2

C. 425m2

D. 475m2

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Tính diện tích hình bình hành có độ dài đáy là 12cm, chiều cao 8m.

Câu 2: Một mảnh đất hình bình hành có độ dài đáy là 35dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích của mảnh đất đó.

Câu 3: Tính chu vi của hình bình hành ABCD:

Tài liệu VietJack

Câu 4: Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 26m và có chiều cao gấp đôi độ dài đáy. Tính diện tích mảnh đất trồng hoa đó.

Câu 5: Một tấm kính hình bình hành có chiều dài 280mm, chiều cao 12cm. Tính diên tích của tấm kính đó.

Bài tập tự luyện số 6

Câu 1: Hình bình hành là hình:

A. Có bốn cạnh bằng nhau.

B. Có hai cặp cạnh đối diện song song.

C. Có hai cặp cạnh đối diện bằng nhau.

D. Có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Câu 2: Diện tích hình bình hành bằng:

A. Độ dài đáy nhân với chiều cao.

B. Độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)

C. Độ dài đáy cộng với chiều cao rồi chia cho 2.

D. Độ dài đáy cộng với chiều cao rồi chia cho 2 (cùng đơn vị đo)

Câu 3: Cho công thức tính diện tích hình bình hành là: S = a x h. Trong đó:

A. a là diện tích, S là độ dài đáy, h là chiều cao.

B. h là diện tích, a là độ dài đáy, S là chiều cao.

C. S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao.

D. S là diện tích, a là chiều dài, h là chiều rộng.

Câu 4: Điều kiện để tính diện tích hình bình hành là:

A. Có độ dài đáy, chiều cao.

B. Có chiều dài, chiều rộng.

C. Có độ dài một cạnh.

D. Có độ dài đáy, chiều cao, độ dài đáy và chiều cao cùng đơn vị đo.

.Câu 5: Diện tích hình bình hành ABCD là:

Bài tập hình bình hành lớp 4

A. 13 cm2

B. 40 cm

C. 40 cm2

D. 56 cm

Câu 6: Cho hình bình hành độ dài đáy là 24 cm, chiều cao hình bình hành là 2dm. Diện tích hình bình hành đó là:

A. 26 cm2

B. 28cm2

C. 480 cm2

D. 4800 cm2

Câu 7: Cho khu đất hình bình hành độ dài đáy là 300dm, chiều cao khu đất hình bình hành là 20m. Diện tích hình bình hành đó là:

A. 6000 cm2

B. 600 cm2

C. 600 dm2

D. 600 m2

Câu 8: Cho hình bình hành có diện tích là 360 cm2, độ đáy là 15 cm. Chiều cao hình bình hành đó là:

A. 24m

B. 24dm

C. 24 cm

D. 240 mm

Câu 9: Cho hình bình hành có diện tích là 221 cm2, chiều cao là 17 cm. Độ dài đáy hình bình hành đó là:

A. 13 cm

B. 31 cm

C. 13 dm

D. 31 m

Câu 10: Cho hai hình vẽ bên. Chọn câu trả lời đúng.

Tài liệu VietJack

A. Diện tích hình chữ nhật MNPQ bằng diện tích hình bình hành ABCD.

B. Diện tích hình chữ nhật MNPQ lớn hơn diện tích hình bình hành ABCD.

C. Diện tích hình bình hành ABCD lớn hơn diện tích hình chữ nhật MNPQ.

D. Diện tích hình chữ nhật MNPQ gấp hai lần diện tích hình bình hành ABCD.

Xem thêm các dạng bài tập liên quan khác:

60 Bài tập về khối đa diện lồi và khối đa diện đều ( có đáp án năm 2023 )

60 Bài tập về mặt cầu (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập khái niệm về mặt tròn xoay (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về phương trình mặt phẳng (có đáp án năm 2023)

60 Bài tập về phương trình đường thẳng trong không gian (có đáp án năm 2023)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!