Đề-xi-mét, mét, ki-lô-mét
Kiến thức cần nhớ
1. Đề-xi-mét
- Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài
- Đề-xi-mét viết tắt là dm
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1dm
Ví dụ:
Bút chì dài 1dm
2. Mét
- Mét là một đơn vị đo độ dài
- Mét viết tắt là m
1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm; 10 dm = 1 m; 100cm = 1 m
3. Ki-lô-mét
- Ki-lô-mét là một đơn vị đo dộ dài
1 km = 1000 m; 100 m = 1 km
Các dạng bài tập về đề-xi-mét, mét, ki-lô-mét
Dạng 1: Đổi các đơn vị đo
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức
1 dm = 10 cm; 10 cm = 1dm
1 m = 10 dm; 1 m = 100 cm; 10 dm = 1 m; 100cm = 1 m
1 km = 1000 m; 100 m = 1 km
Dạng 2: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị độ dài mét
Phương pháp giải:
Với các số cùng đơn vị đo:
- Thực hiện phép cộng hoặc trừ các số
- Giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
Dạng 3: Toán đố
Phương pháp giải:
- Đọc và phân tích đề bài.
- Tìm cách giải cho bài toán.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại cách giải và kết quả của bài toán.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Số?
a) Mẫu: 2 dm = 20 cm;
3 m = 30 dm;
2 m = 200 cm
1 dm = … cm;
1 m = … dm;
1 m = … cm
4 dm = … cm;
5 m = … dm;
3 m = … cm
b) Mẫu: 20 cm = 2 dm;
30 dm = 3 m
30 cm = … dm
50 cm = … dm
40 dm = … m
20 dm = … m
Hướng dẫn giải
a)
1 dm = 10 cm;
1 m = 10 dm;
1 m = 100 cm
4 dm = 40 cm;
5 m = 50 dm;
3 m = 300 cm
b)
30 cm = 3 dm
50 cm = 5 dm
40 dm = 4 m
20 dm = 2 m
Bài 2: Chọn độ dài thích hợp:
Hướng dẫn giải
Bài 3: Bạn nào nói đúng?
Hướng dẫn giải
Bảng dài khoảng 2 sải tay của Việt.
Bảng dài khoảng 2 m hay bảng dai khoảng 200 xăng-ti-mét.
Bài 4: Số?
Mẫu:
2 dm + 3 dm = 5 dm
4 m + 6 m = 10 m
5 dm – 3 dm = 2 dm
10 m – 6 m = 4 m
5 dm + 8 dm = … dm
26 dm + 45 dm = … dm
65 m – 30 m = … m
51 m – 16 m = … m
Hướng dẫn giải
5 dm + 8 dm = 13 dm
26 dm + 45 dm = 71 dm
65 m – 30 m = 35 m
51 m – 16 m = 35 m
Bài 5: Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
Để đi đến cầu trượt rồi ra bệp bênh, Rô-bốt cần đi bao nhiêu mét?
Hướng dẫn giải
Rô-bốt cần đi số mét là:
30 + 15 = 45 (m)
Đáp số: 45 m
Bài 6: Nam, Việt và Rô-bốt cùng chơi đá cầu. Nam đá quả cầu bay xa 4 m. Việt đá quả cầu bay xa 5 m. Rô-bốt đá quả cầu bay 7 m.
a) Bạn nào đá quả cầu cầu bay xa nhất?
b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam bao nhiêu mét?
Hướng dẫn giải
a) Vì 4 m < 5 m < 7 m nên Rô-bốt đá quả cầu bay xa nhất.
b) Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam số mét là:
5 – 4 = 1 (m)
Đáp số: a) Rô-bốt; b) 1m
Bài 7:
a) Số?
1 km = … m
? m = 1 km
b) Chọn câu trả lời thích hợp.
Quãng đường từ nhà Mai đến trường dài khoảng:
A. 2 dm
B. 2 m
C. 2 km
Hướng dẫn giải
a) 1 km = 1000 m
1000 m = 1 km
b) Quãng đường từ nhà Mai đến trường dài khoảng 2 km.
Bài 8: Số?
Mẫu: 4 km + 3 km = 7 km
25 km – 10 km = 15 km
8 km + 9 k m = ? km
32 km – 14 km = ? km
Hướng dẫn giải
8 km + 9 km = 17 km
32 km – 14 km = 18 km
Bài 9: Biết chiều dài đoạn đường bộ từ Hà Nội đến một số tỉnh như sau:
Đoạn đường bộ |
Chiều dài |
Hà Nội – Hà Nam |
54 km |
Hà Nội – Thái Bình |
106 km |
Hà Nội – Cao Bằng |
280 km |
Hà Nội – Lạng Sơn |
155 km |
a) Trong các tỉnh trên, tỉnh nào xa Hà Nội nhất, tỉnh nào gần Hà Nội nhất?
b) Trong các tỉnh trên, đường bộ từ Hà Nội đến những tỉnh nào dài hơn 100 km?
Hướng dẫn giải
a) Tỉnh xa Hà Nội nhất là tỉnh Cao Bẳng.
Tỉnh gần Hà Nội nhất là tỉnh Hà Nam.
b) Các tỉnh: Hà Nội – Thái Bình; Hà Nội – Cao Bằng; Hà Nội – Lạng Sơn.
Bài 10: Cóc kiện Trời.
Hành trình cóc lên Thiên Định kiện Trời làm mưa cứu muôn loài được cho như sau:
Cóc đi 28 km thì gặp cua. Cóc và cua đi thêm 36 km nữa thì gặp hổ và gấu. Cóc, cua, hổ và gấu đi thêm 46 km nữa thì gặp ong mật và cáo. Hỏi:
a) Cóc đi bao nhiêu ki-lô-mét thì gặp hổ và gấu?
b) Tính từ chỗ gặp cua, cóc đi bao nhiêu ki-lô-mét thì gặp ong mật và cáo?
Hướng dẫn giải
a) Cóc cần đi số ki-lô-mét là:
28 + 36 = 64 (km)
b) Cóc cần đi số ki-lô-mét là:
36 + 46 = 82 (km)
Đáp số: a) 64 km; b) 82 km
Bài 11: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 2 dm = ………cm 3 m = …………dm
7 m = …………cm 4 dm = ………cm
6 m = …………dm 9 m = ……………cm
b) 20 dm = ………m 30 cm = ………dm
50 dm = ………m 80 cm = ………dm
100 dm = ………m 40 cm = ………dm
Hướng dẫn giải
Khi chuyển đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé, em thêm 1, 2, 3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
Khi chuyển đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn, em bớt 1, 2, 3 chữ số 0 vào bên phải số đó.
Vậy em thực hiện được:
a) 2 dm = 20 cm 3 m = 30 dm
7 m = 700 cm 4 dm = 40 cm
6 m = 60 dm 9 m = 900 cm
b) 20 dm = 2 m 30 cm = 3 dm
50 dm = 5 m 80 cm = 8 dm
100 dm = 10 m 40 cm = 4 dm
Bài 12: Nối đồ vật với số đo độ dài thích hợp trong thực tế.
Hướng dẫn giải
Trong 3 số đo độ dài 2 m, 2 cm, 2 dm, em thấy 2 cm < 2 dm < 2 m nên em thực hiện nối như sau:
Bài 13: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Biết 1 sải tay của Việt dài khoảng 1m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay. Vậy:
a) Bảng lớp Việt dài khoảng ………… m.
b) Bảng lớp Việt dài khoảng ………… dm.
c) Bảng lớp Việt dài khoảng …………cm.
Hướng dẫn giải
1 sải tay của Việt dài khoảng 1m. Việt đo chiều dài bảng lớp được 3 sải tay nên Bảng lớp Việt dài khoảng 1 m × 3 = 3 m
Ta có: 3 m = 30 dm = 300 cm
Em điền như sau:
a) Bảng lớp Việt dài khoảng 3 m.
b) Bảng lớp Việt dài khoảng 30 dm.
c) Bảng lớp Việt dài khoảng 300 cm.
Bài 14: Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu miêu tả đồ vật dài nhất. Biết 1 gang tay của Mai dài khoảng 1dm.
Hướng dẫn giải
Hộp bánh dài khoảng 4 gang tay của Mai nên ta có hộp bánh dài: 1 dm × 4 = 4 dm
Thước kẻ dài 30 cm.
Bàn gấp học sinh dài khoảng 5 dm
Ta so sánh: 4 dm ; 30 cm (hay là 3 dm) và 5 dm, thấy: 3 dm < 4 dm < 5 dm nên bàn gấp dài nhất.
Em thực hiện đánh dấu vào ô trống trược bàn gấp.
Bài 15: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
5 m + 9 m = ………m
15 m + 35 m = …………m
43 dm + 15 dm = ………dm
40 dm – 12 dm = ………dm
Hướng dẫn giải
Em thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài và điền được kết quả như sau:
5 m + 9 m = 14 m
15 m + 35 m = 50 m
43 dm + 15 dm = 58 dm
40 dm – 12 dm = 28 dm
Bài 16: Số?
Việt và Mai chạy tiếp sức. Việt chạy đoạn đường dài 60m từ vạch xuất phát đến vị trí của Mai. Mai chạy đoạn đường còn lại về đích dài 40m. Hỏi đoạn đường chạy tiếp sức dài bao nhiêu mét?
Bài giải
Đoạn đường chạy tiếp sức dài số mét là:
……+…… = ………(m)
Đáp số: ………m.
Hướng dẫn giải
Em lấy đoạn đường từ xuất phát đến vị trí của Mai là 60 m cộng với đoạn đường từ vị trí của Mai đến đích là 40 m. Em trình bày như sau:
Bài giải
Đoạn đường chạy tiếp sức dài số mét là:
60 + 40 = 100 (m)
Đáp số: 100 m.
Bài 17: Chiều cao của một số công trình kiến trúc như sau:
Công trình kiến trúc |
Chiều cao |
Cột cờ Hà Nội |
33 m |
Tháp Rùa |
9 m |
Tháp chùa Thiên Mụ |
21 m |
Dinh Độc Lập |
26 m |
a) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng,
Trong các công trình kiên trúc đã cho:
Công trình cao nhất là:
A. Cột cờ Hà Nội
B. Tháp Rùa
C. Tháp chùa Thiên Mụ
D. Dinh Độc Lập
Công trình thấp nhất là:
A. Cột cờ Hà Nội
B. Tháp Rùa
C. Tháp chùa Thiên Mụ
D. Dinh Độc Lập
b) Đánh dấu x vào ô trống trước những công trình kiến trúc cao hơn 25m.
c) Số?
Cột cờ Hà Nội cao hơn Tháp Rùa m.
Hướng dẫn giải
Em thấy: 9 m < 21 m < 26 m < 33 m nên số đo lớn nhất là 33 m ; số đo bé nhất là 9 m
Em khoanh như sau:
a) + Công trình cao nhất là:
+ Công trình thấp nhất là:
b) Đánh dấu x vào ô trống trước những công trình kiến trúc cao hơn 25 m.
Vì 26 m > 25 m và 33 m > 25 m nên em đánh dấu như sau:
c) Số đo của cột cờ Hà Nội – Số đo của Tháp Rùa: 33 – 9 = 24 m
Bài 18: Số?
Biết chiều cao cột cờ của trường Rô-bốt học lớn hơn 10 m nhưng bé hơn 15 m và chiều cao đó là kết quả của một trong ba phép trừ sau:
23 m – 13 m; 30 m – 14 m; 27 m – 15 m.
Hướng dẫn giải
Thực hiện ba phép trừ:
23m – 13m = 10 m; 30m – 14m = 16 m; 27m – 15m = 12 m
Biết chiều cao cột cờ của trường Rô-bốt học lớn hơn 10 m nhưng bé hơn 15 m nên chiều cao cột cờ là 12 m. (vì 10 < 12 < 15)
Bài 19: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
1 km = ………m ………m = 1 km
Hướng dẫn giải
1km =1000 m 1000 m = 1 km
Bài 20: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
6 km + 9 km = ………km
25 km + 35 m = …………km
21 km – 10 km = ………km
42 km – 27 km = ………km
Hướng dẫn giải
Em thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài và được các kết quả như sau:
6 km + 9 km = 15 km
25 km + 35 m = 60 km
21 km – 10 km = 11 km
42 km – 27 km = 15 km
Bài 21: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Độ dài đường bộ từ Hà Nội đi đến một số tỉnh thành như sau:
Đường bộ |
Độ dài |
Hà Nội – Thái Nguyên |
75 km |
Hà Nội – Nam Định |
110 km |
Hà Nội – Hải Dương |
60 km |
Hà Nội – Hải Phòng |
100 km |
a) Tỉnh thành xa Hà Nội nhất là: ………………………
b) Tỉnh thành gần Hà Nội nhất là: ………………………
c) Tỉnh thành xa Hà Nội hơn 100 km là: ………………………
d) Trong hai tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương, tỉnh gần Hà Nội hơn là……………… và gần hơn ………… km.
Hướng dẫn giải
Em thấy: 60 km < 75 km < 100 km < 110 km nên 110 km là lớn nhất; 60 km là bé nhất
Em làm như sau:
a) Tỉnh thành xa Hà Nội nhất là: Nam Định
b) Tỉnh thành gần Hà Nội nhất là: Hải Dương
c) Tỉnh thành xa Hà Nội hơn 100km là: Nam Định
d) Hà Nội – Hải Dương: 60 km; Hà Nội – Thái Nguyên: 75 km. 60 km < 75 km nên trong hai tỉnh Thái Nguyên và Hải Dương, tỉnh gần Hà Nội hơn là Hải Dương và gần hơn: 75 – 60 = 15 km.
Bài 22: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Để cứu công chúa bị giữ trong hang đại bàng, Thạch Sanh cần đi qua một khu rừng, một dãy núi sau đó phải leo qua vách đá (như hình vẽ).
Tính từ vị trí đang đứng:
a) Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi………km.
b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi………km.
Hướng dẫn giải
Em quan sát thấy để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi đoạn đường dài 20 km và dãy núi dài 15 km nên ta có: 15 km + 20 km = 35 km
Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi qua dãy núi và leo qua vách đá dài 3 km nữa nên ta có: 35 km + 3 km = 38 km
Em làm như sau:
a) Để đi qua dãy núi, Thạch Sanh cần đi 35 km.
b) Để đi đến hang cứu công chúa, Thạch Sanh cần đi 38 km.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 2 :
50 Bài tập về ôn tập đo lường (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về ôn tập hình phẳng (có đáp án năm 2023)
50 Bài tập về phép nhân (có đáp án năm 2023)