50 Bài tập các loại liên kết và mạch của cacbon 2024 (có đáp án)

1900.edu.vn xin giới thiệu bài viết gồm bài tập và phương pháp giải Hóa: các loại liên kết và mạch của cacbon hay, chi tiết cùng với bài tập chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa . Mời các bạn đón xem.

Bài tập về loại liên kết và mạch của cacbon

I. Lý thuyết

A. Các loại liên kết hóa học

1/ Sự tạo thành liên kết ion, anion, cation

a/ Sự tạo thành ion:

   - Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử, phân tử thêm hoặc mất bớt electron nó sẽ tạo thành các phần tử mang điện được gọi là ion. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành hợp chất chứa liên kết ion.

  - Điều kiện hình thành liên kết ion:

      + Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).

      + Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).

   - Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:

      + Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).

Đặc điểm của hợp chất ion: Các hợp chấy ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, dẫn điện khi tan tròn nước hoặc nóng chảy.

   - Ion được chia thành cation và anion:

       Cation : Ion dương

       Anion : Ion âm

b/ Sự tạo thành cation

   - Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.

   - Nếu các nguyên tử nhường bớt electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương hay còn gọi là cation.

b) Sự tạo thành anion

   - Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.

   - Nếu các nguyên tử nhận thêm electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm hay còn gọi là anion.

d/ Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử

   - Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử . Thí dụ cation Li+) , Na+, Mg2+, Al3+và anion F -, Cl-, S2- , …….

   - Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm . Thí dụ : cation amoni NH4+, anion hidroxit OH-, anion sunfat SO42–, …….

2/ Liên kết cộng hóa trị

   - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

   - Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị:

Các nguyên tử giống nhau hoặc gần giống nhau, liên kết với nhau bằng cách góp chung các electron hóa trị.

   - Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết cộng hóa trị:

      + Phân tử đơn chất được hình thành từ phi kim.

      - Liên kết cộng hóa trị được chia thành 2 loại :

 + Liên kết công hóa trị có cực: Khi cặp liên electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử than gia liên kết thì đó là liên kết hóa trị không phân cực.

      + Liên kết cộng hóa trị không cực: Khi cặp electron dùng chung bị hút lệch về nguyền tử có độ âm điện lớn hơn thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.

* Chú ý

   - Liên kết cộng hóa trị không phân cực 0,0 <= Δλ < 0,4

   - Liên kết cộng hóa trị phân cực: 0,4 <= Δλ < 1,7

   - Liên kết ion: Δλ ≥ 1,7

- Liên kết cho – nhận:. là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị khi cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Nguyên tử đóng góp cặp electron là nguyên tử cho, nguyên tử nhận cặp electron gọi là nguyên tử nhân. Liên kết cho – nhận biển diễn bằng mũi tên “ → ”, gốc mũi tên là nguyên tử cho, đầu mũi tên là nguyên tử nhận.

   - Điều kiện hình thành liên kết cho – nhận: Nguyên tử cho phải có cặp electron chưa tham gia liên kết, nguyện tử nhận phải có obitan trống (hoặc dồn hai electron độc thân lại để tạo ra obitan trống).

3/ Liên kết kim loại

 - Liên kết kim loại làliên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.

   - Mạng tinh thể kim loại: tồn tại 3 dạng phổ biến

      + Lập phương tâm khối: các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh vá tâm của hình lập phương.

      + Lập phương tâm diện: các nguyên tử, ion kim loại nằm trên acsc đỉnh và tâm các mặt của hình lập phương.

      + Lục phương: các nguyên tử, ion kim loại nằm trên các đỉnh và tâm các mặt của hình lục giác đứng và 3 nguyên tử, ion nằm phía trong của hình lục giác.

   - Tính chất của tinh thể kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính dẻo.

B. Mạch Cacbon

1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử

- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II. (mỗi hóa trị được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết)

- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.

2. Mạch cacbon

- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon. 

- Có 3 loại mạch cacbon:  

   + Mạch không phân nhánh (mạch thẳng).

   + Mạch nhánh. 

   + Mạch vòng.

3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 

4. Công thức cấu tạo

- Công thức  biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo

- Công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo :

A.Liên kết kim loại.            B.Liên kết cộng hóa trị có cực.

C.Liên kết cộng hóa trị không cực.     D.Liên kết ion.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 2. Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?

A. NH4Cl, OF2, H2S.     B. CO2, Cl2, CCl4

C. BF3, AlF3, CH4 .     D. I2, CaO, CaCl2.

Lời giải:

Đáp án B

Câu 3. Cho nguyên tử Liti (Z = 3) và nguyên tử Oxi (Z = 8). Nội dung nào sau đây không đúng:

A. Cấu hình e của ion Li +: 1s2 và cấu hình e của ion O2–: 1s22s22p6.

B. Những điện tích ở ion Li+và O2–do : Li → Li ++ e và O + 2e → O2– .

C. Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình e giống Li +và O2–.

D. Có công thức Li2O do : mỗi nguyên tử Li nhường 1 e mà một nguyên tử O nhận 2 e.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 4. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O CH4, Chất có liên kết ion là:

A. NH3, H2O, K2S, MgCl2     B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4

C. NH3, H2O , Na2O CH4     D. K2S, MgCl2, Na2O

Lời giải:

Đáp án D

Câu 5. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

A. 1s22s22p3và 1s22s22p5     B.1s22s1và 1s22s22p5

C. 1s22s1và 1s22s22p63s23p2     D.1s22s22p1và 1s22s22p63s23p6

Lời giải:

Đáp án B

Câu 6. Các nguyên tử liên kết với nhau để :

A.Tạo thành chất khí     B.Tạo thành mạng tinh thể

C.Tạo thành hợp chất     D. Đạt cơ cấu bền của nguyên tử

Lời giải:

Đáp án B

Câu 7. Cho 3 ion : Na,+, Mg2+, F. Tìm câu khẳng định sai .

A.3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .

B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

C.3 ion trên có số electron bằng nhau

D.3 ion trên có số proton bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án D

Câu 8. Trong dãy oxit sau : Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

A. Na2O , SiO2 , P2O5 .     B. MgO, Al2O3 , P2O5

C. Na2O, MgO, Al2O3 .     D. SO3, Cl2O3 , Na2O .

Lời giải:

Đáp án C

Câu 9. Nguyên tử oxi có cấu hình electron là: 1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết, nó có cấu hình là :

A. 1s22s22p2     B.1s22s22p43s2.

C. 1s22s22p6.     D. 1s22s22p63s2.

Lời giải:

Đáp án C

Câu 10: Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau:

a) C3H8O;

b) C4H8.

Lời giải:

a) Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có công thức C3H8O:

CH3 – CH2 – CH2 – OH;

CH3 – CH(OH) – CH3;

CH3 – O – CH2 – CH3.

b) Công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H8:

CH2 = CH – CH2 – CH3;

CH3 – CH = CH – CH3;

Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau

Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử sau

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

30 bài tập về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị 2024 (có đáp án) 

Cách xác định số liên kết pi (2024) chi tiết nhất 

30 Bài tập tổng hợp về các loại Cacbonhidrat (2024) chi tiết, có đáp án 

Cách nhận biết axit cacbonic (H2CO3) chi tiết nhất 

Cách nhận biết dung dịch muối cacbonat chi tiết nhất 

Cách nhận biết muối hiđrocacbonat chi tiết nhất 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!