Bài tập về liên kết ion và liên kết cộng hóa trị
I. Lý thuyết
1. Liên kết ion
- Anion: Ion mang điện tích âm.
Nếu các nguyên tử nhận thêm electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm hay còn gọi là anion.
- Cation: Ion mang điện tích dương
Nếu các nguyên tử nhường electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương hay còn gọi là cation.
- Liên kết ion: là liên kết tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
3. Liên kết cộng hóa trị
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
- Liên kết cộng hóa trị được chia thành 2 loại:
+ Liên kết cộng hóa trị có cực: Khi cặp liên electron dùng chung phân bố đối xứng giữa hai hạt nhân nguyên tử than gia liên kết thì đó là liên kết hóa trị không phân cực.
+ Liên kết cộng hóa trị không cực: Khi cặp electron dùng chung bị hút lệch về nguyền tử có độ âm điện lớn hơn thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là :
A. NH4Cl. B. HCl.
C. NH3. D. H2O.
Lời giải:
Liên kết giữa cation NH4+ và anion Cl-
⇒ Đáp án A
Câu 2: Có 2 nguyên tố X ( Z = 19); Y (Z =17) hợp chất tạo bởi X và Y có công thức và kiểu liên kết là:
A. XY, liên kết ion
B. X2Y, liên kết ion
C. XY, liên kết cộng hóa trị có cực
D. XY2, liên kết cộng hóa trị có cực
Lời giải:
Cấu hình e:
X: [Ar]4s1 ⇒ X thuộc nhóm IA
Y: [Ne]3s23p5 ⇒ Y thuộc nhóm VIIA
Ta có: X – 1e → X+
Y + 1e → Y-
⇒ Hợp chất tạo bởi X và Y là XY và liên kết ion
⇒ Đáp án C
Câu 3: Dãy nào sau đây không chứa hợp chất ion ?
A. NH4Cl, OF2, H2S.
B. CO2, Cl2, CCl4.
C. BF3, AlF3, CH4.
D. I2, CaO, CaCl2.
Lời giải:
+ Đáp án A: Hợp chất ion NH4Cl
+ Đáp án C: Hợp chất ion BF3, AlF3
+ Đáp án D: Hợp chất ion CaCl2
⇒ Đáp án B
Câu 4: Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4. Chất có liên kết ion là:
A. NH3, H2O, K2S, MgCl2
B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4
C. NH3, H2O, Na2O, CH4
D. K2S, MgCl2, Na2O
Lời giải:
⇒ Đáp án D
Câu 5: X, Y, Z là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8.
1. Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó. Cho biết tính chất hóa học đặc trưng của X, Y, Z.
2. Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. Viết công thức phân tử của các hợp chất tạo thành.
Lời giải:
1. Cấu hình electron của các nguyên tử X, Y, Z:
X: (Z = 9) : 1s2 2s2 2p5
Y: (Z = 19) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Z: (Z = 8) : 1s2 2s2 2p4
Tính chất đặc trưng của Y là tính kim loại, của X và Z là tính phi kim.
2. Liên kết giữa X và Y, giữa Y và Z là liên kết ion.
- Sự hình thành liên kết giữa X và Y:
X + 1e → X-
Y → Y+ + 1e
Các ion Y+ và X- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất YX.
- Sự hình thành liên kết giữa Y và Z:
Z + 2e → Z2-
2Y → 2Y+ + 21e
Các ion Y+ và Z2- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất Y2Z.
- X và Z là các phi kim nên liên kết giữa chúng là liên kết cộng hóa trị. Để đạt được cấu hình bền vững, mỗi nguyên tử X cần góp chung 1e, mỗi nguyên tử Z cần góp chung 2e. Như vậy 2 nguyên tử X sẽ tham gia liên kết với 1 nguyên tử Z bằng 2 liên kết cộng hóa trị đơn nhờ 2 cặp electron góp chung. Do đó công thức phân tử của hợp chất là X2Z.
Câu 6: Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực ?
A. HCl, KCl, HNO3, NO.
B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
C. N2, H2S, H2SO4, CO2.
D.CH4, C2H2, H3PO4, NO2.
Lời giải:
Dựa vào hiệu độ âm điện
⇒ Đáp án D
Câu 7: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là :
A. Đều có những cặp electron dùng chung.
B. Đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử.
C. Đều là những liên kết tương đối kém bền.
D. Đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Lời giải:
⇒ Đáp án B
Câu 8: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?
A. N2, CO2, Cl2, H2.
B. N2, Cl2, H2, HCl.
C. N2, HI, Cl2, CH4.
D. Cl2, O2, N2, F2.
Lời giải:
⇒ Đáp án D
Câu 9: Cho các oxit : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá trị là :
A. SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
B. SiO2, P2O5, Cl2O7, Al2O3.
C. Na2O, SiO2, MgO, SO3.
D. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.
Lời giải:
⇒ Đáp án A
Câu 10: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử
A. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.
B. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.
C. được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.
D. được tạo thành từ sự cho nhận electron giữa chúng.
Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:
30 Bài tập về Liên kết cộng hóa trị (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Liên kết ion (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals (2024) có đáp án chi tiết nhất