30 bài tập về tia X (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu bài viết tóm tắt lý thuyết Vật lí 12: Tia X ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Các bài tập về tia X

Lý thuyết

Phát hiện về tia X

Mỗi khi một chùm catôt − tức là một chùm êlectron có năng lượng lớn − đập vào một vật rắn thì vật đó phát ra tia X.

 

Cách tạo tia X

Lý thuyết Tia X | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

− Dùng ống Cu−lít−giơ là một ống thuỷ tinh bên trong là chân không, có gắn 3 điện cực.

+ Dây nung bằng vonfram FF’ làm nguồn êlectron. FF’ được nung nóng bằng một dòng điện làm cho các êlectron phát ra.

+ Catôt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu.

+ Anôt A bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao.

+ Hiệu điện thế giữa A và K cỡ vài chục kV, các êlectron bay ra từ FF’ chuyển động trong Tia X điện trường mạnh giữa A và K đến đập vào A và làm cho A phát ra tia X.

Bản chất và tính chất của tia X

a. Bản chất

Tia X là sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10−11 m đến 10−8 m.

 

b. Tính chất

− Tính chất nổi bật và quan trọng nhất là khả năng đâm xuyên. Tia X có bước sóng càng ngắn thì khả năng đâm xuyên càng lớn (càng cứng).

− Làm đen kính ảnh.

− Làm phát quang một số chất.

− Làm ion hoá không khí.

− Có tác dụng sinh lí.

c. Công dụng

Tia X được sử dụng nhiều nhất để chiếu điện, chụp điện (vì nó bị xương và các lỗ tổn thương bên trong cơ thể cản mạnh hơn da thịt), để chuẩn đoán bệnh hoặc tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại trong người..., để chữa bệnh (chữa ung thư nông). Nó còn được dùng trong công nghiệp để kiểm tra chất lượng các vật đúc, tìm các vết nứt, các bọt khí bên trong các vật bằng kim loại; để kiểm tra hành lí của hành khách đi máy bay, nghiên cứu cấu trúc vật rắn...

Ví dụ:

Lý thuyết Tia X | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

Lý thuyết Tia X | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

Thang sóng điện từ

Lý thuyết Tia X | Vật lí lớp 12 (ảnh 1)

Thang sóng điện từ

+ Sóng vô tuyến điện, tia hồng ngoại, ánh sáng thông thường, tia tử ngoại, tia X và tia gamma, đều có cùng bản chất, cùng là sóng điện từ, chỉ khác nhau về tần số (hay bước sóng). Các sóng này tạo thành một phổ liên tục gọi là thang sóng điện từ.

+ Sự khác nhau về tần số (bước sóng) của các loại sóng điện từ đã dẫn đến sự khác nhau về tính chất và tác dụng của chúng.

+ Toàn bộ phổ sóng điện từ, từ sóng dài nhất (hàng chục km) đến sóng ngắn nhất (cỡ 10−12  ÷10−15m) đã được khám phá và sử dụng.

 

Bài tập tự luyện

Bài 1: Tia Rơn-ghen hay tia X là sóng điện từ có bước sóng

A. lớn hơn tia hồng ngoại.

B. nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. nhỏ quá, không đo được.

D. không đo được, vì không tạo được hiện tượng giao thoa.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 2: Để tạo một chùm tia X, chỉ cần phóng một chùm êlectron có vận tốc lớn, cho đập vào

A. Một vật rắn bất kì.

B. Một vật rắn có nguyên tử lượng lớn.

C. Một vật rắn, lỏng, khí bất kì.

D. Một vật rắn hoặc lỏng bất kì.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 3: Tia Rơn-ghen có

A. cùng bản chất với siêu âm.

B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

C. cùng bản chất với sóng vô tuyến điện.

D. điện tích âm.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 4: Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen và tia gamma đều là

A. sóng cơ học, có bước sóng khác nhau.

B. sóng vô tuyến điện, có bước sóng khác nhau.

C. sóng điện từ, có bước sóng khác nhau.

D. sóng ánh sáng, có bước sóng giống nhau.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 5: Tia hồng ngoại có bước sóng

A. nhỏ hơn so với ánh sáng vàng.

B. lớn hơn so với các tia sáng đỏ.

C. nhỏ hơn so với các tia sáng tím.

D. có thể lớn hơn, hoặc nhỏ hơn tia sáng vàng của natri.

Lời giải:

Đáp án B

Trên quang phổ, bước sóng của các bức xạ giảm dần từ màu tím đến màu đỏ. Do đó, nếu từ màu đỏ, ta đi theo chiều ngược lại, tức là từ màu đỏ sang miền hồng ngoại, thì bước sóng phải tăng dần.

Bài 6: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

A. Tác dụng quang điện.

B. Tác dụng quang học.

C. Tác dụng nhiệt.

D. Tác dụng hóa học (làm đen phim ảnh).

Lời giải:

Đáp án C

Bài 7: Bức xạ tử ngoại là bức xạ điện từ

A. mắt không nhìn thấy, ở ngoài miền tím của quang phổ.

B. có bước sóng lớn hơn bức xạ màu tím.

C. không làm đen phim ảnh.

D. có tần số thấp hơn, so với bức xạ hồng ngoại.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 8: Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ

A. lò sưởi điện.

B. lò vi sóng.

C. hồ quang điện.

D. màn hình vô tuyến.

Lời giải:

Đáp án C

Hồ quang điện có nhiệt độ từ 3000K đến 4000K trở lên, nên phát nhiều tia tử ngoại.

Bài 9: Kí hiệu các loại bức xạ như sau: (I) Ánh sáng nhìn thấy; (II) Tia tử ngoại; (III) Tia hồng ngoại.

Một bóng đèn thủy ngân ở các cột chiếu sáng đường phố sẽ phát ra những loại bức xạ nào kể trên?

A. Chỉ (I).

B. (II) và (III).

C. (I) và (II).

D. Cả (I), (II) và (III).

Lời giải:

Đáp án D

Bóng đèn thủy ngân phát ra các loại tia sau: tia tử ngoại; ánh sáng nhìn thấy và tia hồng ngoại. Việc phát ra ánh sáng nhìn thấy là hiển nhiên. Để nhận biết xem đèn thủy ngân có phát ra tia tử ngoại và tia hồng ngoại hay không ta có thể có các cách sau: Chiếu ánh sáng của đèn thủy ngân vào khe máy quang phổ rồi dùng pin nhiệt điện để nghiên cứu. Dùng các kính lọc đặc biệt lọc hết tia hồng ngoại và ánh sáng nhìn thấy, chỉ cho tia tử ngoại đi qua. Thử tia tử ngoại bằng tác dụng phát quang của nó.

Bài 10: Tia hồng ngoại không có tính chất hoặc tác dụng nào sau đây?

A. Gây ra hiệu ứng quang điện ở một số chất bán dẫn.

B. Tác dụng lên một kim loại kính ảnh đặc biệt gọi là kính ảnh hồng ngoại.

C. Tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.

D. Làm một số chất phát quang.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 11: Tia tử ngoại không có tác dụng và công dụng nào sau đây?

A. Tác dụng rất mạnh lên kính ảnh.

B. Gây ra các hiệu ứng quang hóa, quang hợp.

C. Có tác dụng sinh học, hủy diệt tế bào, khử trùng.

D. Dùng để sấy khô các sản phẩm nông, công nghiệp.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 12: Tia Rơn-ghen

A. có lác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm.

B. chỉ gây ra hiện tượng quang điện cho các tế bào quang điện có catôt làm bằng kim loại kiềm.

C. không đi qua được lớp chì dày vài milimét, nên người ta dùng chì để làm màn chắn bảo vệ trong kĩ thuật dùng tia Rơn-ghen.

D. không tác dụng lên kính ảnh.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 13: Đáp án phát biểu sai.

Tia hồng ngoại

A. có tác dụng ion hóa không khí.

B. có tác dụng nổi bật là tác dụng nhiệt.

C. có tác dụng lên một số loại kính ảnh.

D. có bản chất là sóng điện từ.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 14: Nguồn không phát ra tia tử ngoại hoặc ánh sáng trông thấy là các vật

A. có nhiệt độ lớn hơn 500ºC và nhỏ hơn 2500ºC.

B. có nhiệt độ nhỏ hơn 500ºC.

C. có nhiệt độ lớn hơn 2500ºC.

D. có dòng điện cường độ lớn chạy qua.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 15: Trong các bức xạ điện từ có tần số nêu dưới dây, bức xạ nào thuộc tia tử ngoại?

A. f = 2.10l3Hz.    B. f = 6.1012Hz.

C. f = 3.1016Hz.    D. f = 3.10l9Hz.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 16: Tia tử ngoại có

A. Tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng trông thấy.

B. bước sóng lớn hơn bước sóng của tia hồng ngoại.

C. Tác dụng quang điện.

D. Tốc độ nhỏ hơn tốc độ của ánh sáng trông thấy.

Lời giải:

Đáp án C

Bài 17: Tính chất nào sau đây không thuộc tia Rơn-ghen?

A. Làm phát quang nhiều chất.

B. Có tác dụng sinh lí mạnh.

C. Làm ion hóa không khí.

D. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 18: Người ta không dùng tia Rơn-ghen trong công việc gì nêu sau đây?

A. Chụp ảnh trong đêm.

B. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm đúc.

C. Chữa bệnh ung thư.

D. Chụp, chiếu điện.

Lời giải:

Đáp án A

Bài 19: Trong một ống tia X, hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 20kV, dòng điện trong ống là 12mA. Giả sử chỉ có 0,5% động năng của chùm electron khi đập vào anôt được chuyển thành năng lượng của tia X. Chùm tia X có công suất là

A. 0,1W.    B. 1,2W.    C. 2,0W.    D. 240W.

Lời giải:

Đáp án B

Tổng động năng của các êlectron đập vào anôt trong 1 giây bằng công suất tiêu thụ UI của ống tia X. Vậy chùm tia X có công suất là:

50 bài tập trắc nghiệm Tia X có lời giải (phần 2)

Bài 20: Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai cực của ống phát tia Rơn-ghen thêm 2kV, thì tốc độ của các êlectron đến anôt tăng thêm 1.107m/s. Bỏ qua tốc độ ban đầu của các electron khi bắn ra khỏi catôt. Khi chưa tăng hiệu điện thế, tốc độ của các êlectron đến anôt là

A. 3.107m/s.    B. 8,0.107m/s.

C. 1,55.108m/s.    D. 1,0.108m/s.

Lời giải:

Đáp án A

Từ các phương trình:

50 bài tập trắc nghiệm Tia X có lời giải (phần 2)

Bài 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?

Một trong những điểm chung của các tia hồng ngoại, tử ngoại và Rơn-ghen là

A. đều có bản chất là sóng điện từ.

B. đều có tác dụng ion hóa không khí.

C. đều có tốc độ bằng nhau trong chân không.

D. đều có thể gây ra hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ.

Lời giải:

Đáp án B

Bài 22: Đáp án cách sắp xếp đúng các tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại theo chiều giảm của tần số

A. Tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại.

B. Tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy.

C. Tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.

D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại.

Lời giải:

Đáp án D

Bài 23: Các bức xạ có tần số từ 1014Hz đến 1017Hz đều có tính chất chung là

A. có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh.

B. không nhìn thấy.

C. có tác dụng sinh học rõ rệt.

D. có khả năng gây hiệu ứng quang điện đối với các kim loại.

Lời giải:

Đáp án A

Các bức xạ có bước sóng 50 bài tập trắc nghiệm Tia X có lời giải (phần 2) nằm trong khoảng 3.10-9 đến 3.10-6 thuộc tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại nên có tính chất chung là có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh.

Bài 24: Đáp án phát biểu đúng.

A. Tia tử ngoại không có tác dụng nhiệt.

B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại không có tác dụng hóa học.

C. Tia hồng ngoại không có tác dụng quang điện.

D. Cả A, B, C đều sai.

Lời giải:

Đáp án D

Nhờ tác dụng nhiệt mà ta phát hiện ra tia hồng ngoại.

Hai tia này có tác dụng lên phim, giấy ảnh; đó là tác dụng hóa học.

Tia hồng ngoại có tác dụng quang điện trong hiện tượng quang điện trong.

Bài 25: Đáp án phát biểu sai.

Người ta ứng dụng tia X để khám bệnh nhờ

A. Tính chất đâm xuyên.

B. Tác dụng hóa học.

C. Tác dụng phát quang.

D. Tác dụng sinh lí.

Lời giải:

Đáp án D

Dùng tác dụng đâm xuyên và tác dụng phát quang để chiếu điện. Dùng tác dụng đâm xuyên và tác dụng hóa học để chụp điện.

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập khác

30 bài tập về cách tính lượng chất phóng xạ, tuổi phóng xạ, độ phóng xạ (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Lý thuyết Con lắc lò xo (2024) có đáp án chi tiết nhất

Cách tính chiều dài con lắc lò xo, Lực đàn hồi, Lực phục hồi (hay, chi tiết)

40 Bài tập Thế năng con lắc lò xo (2024) có đáp án

Công thức tán sắc ánh sáng (2024) chi tiết và hay nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!