Bài tập về Nhiên liệu
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Khái niệm
Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: than, củi, dầu hỏa, khí than....
Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
2. Phân loại
Dựa vào trạng thái, người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: rắn, lỏng, khí.
a. Nhiên liệu rắn
Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ …
Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần trong hàng triệu năm. Gồm các loại: than gầy, than mỡ, than non và than bùn.
Trong đó than gầy là loại than già nhất, chiếm tới 90% cacbon khi cháy tỏa ra rất nhiều nhiệt nên được sử dụng làm nhiên liệu trong nhiều ngành công nghiệp.
Gỗ là loại nhiên liệu được dùng từ thời cổ xưa. Tuy nhiên việc sử dụng nhiên liệu gỗ gây lãng phí lớn nên hiện nay gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho công nghiệp giấy.
b. Nhiên liệu lỏng
Nhiên liệu lỏng gồm xăng, dầu hỏa, cồn...
Nhiện liệu lỏng được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, một phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng
c. Nhiên liệu khí
Nhiên liệu khí gồm: khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí than...
Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.
Nhiên liệu khí được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp
3. Cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu
Để sử dụng hiệu quả nhiên liệu, tránh gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường cần đảm bảo:
- Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy như: thổi thêm khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió …
- Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi như chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than khi đốt cháy…
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
4. Phương pháp giải
+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.
+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.
+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.
Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?
A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.
Lời giải
Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.
Đáp án: C
Ví dụ 2: Biết 1 mol cacbon khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 394 kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% cacbon.
A. 147750 kJ
B. 147570 kJ
C. 145770 kJ
D. 174750 kJ
Lời giải
Khối lượng cacbon là:
Đổi 4,5 kg = 4500 gam
Số mol cacbon đem đi đốt là:
Nhiệt lượng tỏa ra là: 375.394 = 147750 kJ
Đáp án: A
Ví dụ 3: Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?
A. 7115 kJ.
B. 246,8 kJ.
C. 264,8 kJ.
D. 284,6 kJ.
Lời giải
1 mol etilen tạo ra 1423kJ
0,2 mol etilen tạo ra = 284,6 kJ
Đáp án: D
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.
B. Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.
C. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, gỗ …
D. Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.
Đáp án: D
D sai vì Nhiên liệu khí có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn, ít gây độc hại cho môi trường.
Bài 2: Trong các loại than dưới đây, loại than già nhất có hàm lượng cacbon trên 90% là
A. than gầy.
B. than mỡ.
C. than non.
D. than bùn.
Đáp án: A
Bài 3: Khí nào sau đây khi cháy không gây ô nhiễm môi trường?
A. CH4.
B. H2.
C. C4H10.
D. CO.
Đáp án: B
Khí H2 khi cháy sinh ra nước nên không gây ô nhiễm môi trường.
Bài 4: Loại than nào sau đây có hàm lượng cacbon thấp nhất ?
A. than gầy.
B. than mỡ.
C. than non.
D. than bùn.
Đáp án: D
Bài 5: Để sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?
A. Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy .
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu rắn với với không khí hoặc oxi .
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả 3 yêu cầu trên.
Đáp án: D
Bài 6: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?
A. Nhiên liệu khí.
B. Nhiên liệu lỏng.
C. Nhiên liệu rắn.
D. Nhiên liệu hóa thạch.
Đáp án: A
Bài 7: Thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 kg than có chứa 4% tạp chất không cháy là
A. 1,792 m3.
B. 4,48 m3.
C. 3,36 m3.
D. 6,72 m3.
Đáp án: A
Khối lượng cacbon có trong 1kg than trên là:
Vậy VO2 = 80.22,4 = 1792 lít = 1,792 m3.
Bài 8: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nhiên liệu lỏng được dùng chủ yếu trong đun nấu và thắp sáng.
B. Than mỏ gồm than cốc, than chì, than bùn.
C. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn.
D. Sử dụng than khi đun nấu góp phần bảo vệ môi trường.
Đáp án: C
Bài 9: Đốt hoàn toàn 12 gam than chứa 98% cacbon. Tỏa ra nhiệt lượng là (Biết rằng khi đốt 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kj nhiệt lượng)
A. 788 kj.
B. 772,24 kj.
C. 386,12 kj.
D. 896 kj.
Đáp án: C
Khối lượng C trong 12 gam than là:
Nhiệt lượng tỏa ra là: Q = 0,98.344 = 386,12 kj.
Bài 10: Đốt một mẫu than (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 kg trong oxi dư thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Thành phần phần trăm khối lượng cacbon trong mẫu than trên là
A. 94,64.
B. 64,94.
C. 49,64.
D. 46,94.
Đáp án: A
Đổi 0,6 kg = 600 gam.
Đồi 1,06 m3 = 1060 lít → Vkhí = 1060 : 22,4 = 47,32 mol.
Bài 11: Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:
A. Vừa đủ.
B. Thiếu.
C. Dư.
D. cả B và C đều đúng.
Lời giải
Bài a đúng
Bài b sai vì nhiên liệu không cháy hết.
Bài c sai vì khi đó phải cung cấp năng lượng để làm nóng không khí dư
Đáp án: A
Bài 12: Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?
A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
B. Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
C. Vì than không cháy được trong phòng kín.
D. Vì giá thành than khá cao.
Lời giải
Không đun bếp than trong phòng kín vì khi than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
Đáp án: B
Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:
TOP 40 bài tập hay nhất về Benzen (2024)
30 Bài tập về Dầu mỏ và khí thiên nhiên (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Axit axetic (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic (2024) có đáp án chi tiết nhất