TOP 40 bài tập hay nhất về Benzen (2024)

Sau đây là bài tập tổng hợp về Benzen và cách giải môn Hóa lớp 9 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm Bài tập tổng hợp về Benzen. Mời các bạn đón xem:

Benzen

Kiến thức trọng tâm

Để làm được các bài tập về benzen học sinh cần nắm được các kiến thức cơ bản sau:

1. Tính chất vật lý

Benzen là chất lỏng, không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, hòa tan nhiều chất như: dầu ăn, cao su, nến, iot… Benzen độc.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 39: Benzen | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 1: Benzen không tan trong nước

2. Cấu tạo phân tử

Công thức cấu tạo của benzen:

Lý thuyết Hóa 9 Bài 39: Benzen | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

⇒ Trong phân tử benzen: Sáu nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành mạch vòng sáu cạnh đều, có ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 39: Benzen | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 2: Mô hình phân tử benzen dạng rỗng và dạng đặc.

3. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)

- Tương tự các hiđrocacbon khác, benzen cháy trong không khí tạo ra CO2 và H2O. Tuy nhiên, khi benzen cháy trong không khí còn sinh ra muội than.

- Phương trình hóa học:

2C6H6 +  15O2 t0 12CO2 + 6H2O

b) Benzen có phản ứng thế với brom khi mặt bột sắt

- Đun nóng hỗn hợp benzen và brom có mặt bột sắt, benzen phản ứng thế với brom.

- Hiện tượng: Màu đỏ nâu của brom mất đi, có khí hidrobromua bay ra.

- Phương trình hóa học:

C6H6 (l) + Br2 (l) Fe HBr (k) + C6H5Br (l) (brom benzen)

Như vậy, nguyên tử H trong vòng benzen được thay thế bởi nguyên tử brom.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 39: Benzen | Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Hình 3: Thí nghiệm benzen tác dụng với brom, có mặt bột sắt.

c) Phản ứng cộng

Do phân tử có cấu tạo đặc biệt nên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó hơn so với etilen và axetilen.

 Trong điều kiện thích hợp benzen có phản ứng cộng với một số chất như H2, Cl2

Ví dụ:

C6H6  + 3H2  Ni,t0 C6H12 

4. Ứng dụng

- Benzen là nguyên liệu sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm,...

- Benzen được sử dụng làm dung môi trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

Ví dụ minh hoạ

Câu 1: Tính chất hóa học của benzen là

A. Tác dụng với oxi.

B. Phản ứng thế với brom.

C. Phản ứng cộng.

D. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải: 

Đáp án: D

Giải thích:

Tính chất hóa học của benzen là

+ Tác dụng với oxi.

+ Phản ứng thế với brom.

+ Phản ứng cộng.

Câu 2: Trong phân tử benzen có

A. 9 liên kết đơn, 6 liên kết đôi

B. 9 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

C. 12 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

D. 6 liên kết đơn, 3 liên kết đôi

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Benzen có đáp án – Hóa học lớp 9 (ảnh 1)

Trong phân tử benzen có 9 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.

Câu 3: Đốt cháy benzen trong không khí tạo ra CO2 và H2O có tỉ lệ là

A. 1 : 2

B. 1 : 3

C. 3 : 1

D. 2 : 1

Lời giải:

Đáp án: D

Giải thích:

Phương trình phản ứng:

2C6H6 + 15O2t°12CO2 + 6H2O

Theo phương trình phản ứng ta có tỉ lệ

CO2 : H2O = 12 : 6 = 2 : 1

Câu 4: Cho benzen tác dụng với Cl2 (ánh sáng) ta thu được dẫn xuất clo X. Vậy X là

A. C6H5Cl

B. C6H4Cl2

C. C6H6Cl6

D. C6H3Cl3

Lời giải:

Đáp án: C

Giải thích:

Cho benzen tác dụng với Cl2 (ánh sáng) ta thu được dẫn xuất clo X

Phương trình phản ứng:

C6H6+3Cl2ánh sángC6H6Cl6

Câu 5: Benzen và etilen có những điểm giống nhau là

A. Các hóa chất độc hại.

B. Nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

C. Dung môi cho nhiều chất.

D. Các hiđrocacbon không no, có thể làm mất màu dung dịch brom.

Lời giải:

Đáp án: B

Giải thích: Benzen và etilen có những điểm giống nhau là nguyên liệu cho công nghiệp hóa học.

Bài tập tự luyện

Câu 1: Tính chất nào không phải của benzen

A. Tác dụng với Br2 (t0, Fe)

B. Tác dụng với HNO3 đặc/H2SO4 đặc

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4

D. Tác dụng với Cl2 (ánh sáng)

Câu 2: Ứng dụng nào benzene không có?

A. Làm dung môi

B. Tổng hợp monome

C. Làm thuốc nổ

D. Dùng trực tiếp làm dược phẩm

Câu 3: Cho các công thức           

Bài tập tổng hợp về Benzen và cách giải (ảnh 1)

Cấu tạo nào là của benzene?

A. (1) và (2)

B. (1) và (3)

C. (2) và (3)

D. (1), (2) và (3)

Câu 4: Công thức hóa học của benzen là:

A. C6H6                         

B. C6H5                         

C. C4H6                         

D. C2H6

Câu 5: Khẳng định nào sau đây về bezen không chính xác?

A. Benzen là chất lỏng, không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước

B. Benzen không tham gia phản ứng cộng với brom nhưng lại có phản ứng cộng với hiđro

C. Công thức cấu tạo của bezen có chứa 1 vòng 6 cạnh, 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn

D. Benzen là chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước, nặng hơn nước

Câu 6: Benzen phản ứng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. Cl2, N2, H2

B. H2, Cl2, HNO3 đặc

C. Dung dịch brom, Cl2, F2                                                                        

D. KMnO4, O2, CH3OH

Câu 7: Hiđrocacbon nào sau đây khi đốt cháy cùng số mol trong không khí tạo thành muội than nhiều nhất?
A. C6H6      

B. CH4                 

C. C2H4                        

D. C2H6

Câu 8: Trong các phản ứng sau, phản ứng hóa học đúng là
A. C6H6 + Br → C6H5Br + H

B. C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr

C. C6H6 + Br2 → C6H6Br2

D. C6H6 + 2Br → C6H5Br + HBr

Câu 9: Để chứng minh phản ứng của benzen với brom là phản ứng thế, người ta dùng
A. Dung dịch H2SO4

B. Phenolphtalein 

C. Dung dịch NaOH                  

D. Giấy quỳ tím ẩm

Câu 10: Lượng clobenzen thu được khi cho 15,6 gam C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột Fe) với hiệu suất phản ứng đạt 80% là
A. 14 gam  

B. 16 gam

C. 18 gam                                

D. 20 gam

Câu 11: Phân tử nào sau đây có cấu tạo mạch vòng sáu cạnh đều, ba liên kết đơn đôi xen kẽ nhau?

A. axetilen                              

B. propan

C. benzen                                         

D. xiclohexan

Câu 12: Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. Phản ứng cháy           

B. Phản ứng cộng

C. Phản ứng thế             

D. Phản ứng trùng hợp

Câu 13: Hỗn hợp C6H6 và Cl2 có tỉ lệ mol 1:1,5. Trong điều kiện có xúc tác bột Fe, t0, hiệu suất 100%. Sau phản ứng thu được chất gì? Bao nhiêu mol?

A. 1 mol C6H5Cl; 1 mol HCl; 1 mol C6H4Cl2                  

B. 1,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

C. 1 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

D. 0,5 mol C6H5Cl; 1,5 mol HCl; 0,5 mol C6H4Cl2

Câu 14: Hợp chất hữu cơ X có số nguyên tử hidro bằng số nguyên tử cacbon. X tham gia phản ứng thế brom, không tham gia phản ứng cộng brom. Hợp chất X là

A. metan

B. etilen                                  

C. axetilen                     

D. benzen

Câu 15: Phản ứng nào sau đây không xảy ra
A. benzene + Cl2 (ánh sang)

B. benzene + H2 (Ni, p, t0)

C. benzene + Br2 (dung dịch)    

D. benzene + HNO3 đặc/H2SO4 đặc

Xem thêm các dạng bài tập khác liên quan:

70 Bài tập về Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thuỷ điện (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (có đáp án năm 2023)

1000 Bài tập Chương 3: Quang học (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân (có đáp án năm 2023)

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!