30 bài tập về Lực ma sát (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu bài viết gồm bài tập và lý thuyết Lực ma sát hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lực ma sát. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về lực ma sát

1.Lý thuyết

1. Lực ma sát trượt

    a) Sự xuất hiện của lực ma sát trượt

    - Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt.

    - Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, cản trở chuyển động của vật.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    b) Cách xác định độ lớn của lực ma sát trượt

    Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều. Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    c) Đặc điểm của độ lớn của ma sát trượt

    - Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

    - Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

    - Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

    d) Hệ số ma sát trượt

    Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực được gọi là hệ số ma sát trượt. Kí hiệu là Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

    e) Công thức của lực ma sát trượt

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    f) Vai trò của lực ma sát trượt

    * Có lợi

    - Khi hãm phanh (thắng), bộ phận hãm (thắng) sẽ được áp sát vào bề mặt bánh xe đang chuyển động. Lực ma sát sinh ra giữa má phanh và bánh xe làm cho quay chậm lại, cản trở bớt sự quay của bánh xe. Khi đó xuất hiện sự trượt trên mặt đường, lực ma sát trượt do mặt đường tác dụng sẽ làm xe đi chậm và dừng lại hẳn.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    - Ma sát trượt ứng dụng trong việc mài nhẵn các bề mặt cứng như kim loại hoặc gỗ. Đá mài là một loại vật liệu khá cứng, được làm sần sùi làm tăng ma sát. Khi đưa vào máy mài, nó chuyển động rất nhanh, gây ra ma sát với vật được tiếp xúc và chính lực ma sát này sẽ mài mòn các bề mặt các vật, làm cho bề mặt vật nhẵn hơn.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    - Ở vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    * Có hại:

    Ma sát trượt cản trở chuyển động, làm mòn các chi tiết máy. Vì vậy trong các chi tiết máy bao giờ cũng được tra dầu mỡ công nghiệp vào các bộ phận nhằm hạn chế ít nhất tác hại của ma sát trượt khi các chi tiết máy vận hành.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

2. Lực ma sát lăn

    - Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật.

    - Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn rất nhiều lần hệ số ma sát trượt.

    - Vai trò của lực ma sát lăn:

    Vì lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt nên để hạn chế tác hại của ma sát trượt, người ta tìm cách thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn nhờ các ổ bi, con lăn… Ma sát lăn giúp cho vật chuyển động dễ dàng hơn.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Sử dụng con lăn để di chuyển thùng hàng

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Chế tạo ổ bi, ổ trục giúp giảm thiểu sự mài mòn của trục bánh xe

3. Lực ma sát nghỉ

    a) Sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ

    Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật nằm yên trên bề mặt vật khác.

    b) Những đặc điểm của lực ma sát nghỉ

    - Lực ma sát nghỉ có:

        + Điểm đặt lên vật (sát bề mặt tiếp xúc).

        + Phương song song với mặt tiếp xúc.

        + Chiều ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc) hoặc chiều chuyển động của vật.

    - Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Như vậy:

    Fmsn max = Fmst

    Lực ma sát nghỉ cực đại xấp xỉ bằng lực ma sát trượt và có thể dùng công thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại

    c) Vai trò của lực ma sát nghỉ

    Lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động giúp các vật chuyển động. Khi bước đi, chân phía sau sẽ tác dụng vào đất một lực F. Ở chỗ đường tốt, mặt đường sẽ tác dụng lực Fmsn hướng về phía trước, giữ cho chân khỏi trượt trên mặt đất. Trường hợp thiếu ma sát nghỉ, lực từ chân người tác dụng vào đất về phía sau, mà không có lực nào giữ chân lại sẽ làm cho chân sau và cả thân người ngã nhào về sau.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Nhờ có ma sát nghỉ mà ta có thể sử dụng hệ thống bằng chuyền để đưa vật từ nơi này đến nơi khác. Bởi nếu không có ma sát nghỉ thì thành phần trọng lực nằm ngang sẽ kéo vật đi xuống chân mặt phẳng nghiêng.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Nhờ có ma sát nghỉ ta mới có thể cầm nắm được các vật trên tay, đinh mới giữ lại được ở tường…

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

    Để truyền chuyển động quay của động cơ ra ngoài làm quay các máy công cụ, người ta nối trục quay của động cơ với trục quay của máy bằng dây cua roa. Nhờ lực ma sát nghỉ giữa dây cua roa và vô lăng mà dây cua roa không bị trượt và làm máy công cụ quay theo động cơ.

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

2.Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Cho một vật có khối lượng 10kg đặt trên một sàn nhà. Một người tác dụng một lực là 30N kéo vật theo phương ngang, hệ số ma sát giữa vật và sàn nhà là μ = 0,2. Cho g = 10m/s2. Tính gia tốc của vật.

Lời giải:

 Công thức tính lực ma sát

Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ, chiều dương (+) Ox là chiều chuyển động 

Áp dụng định luật II Newton 

Ta có Công thức tính lực ma sát 

Chiếu lên trục Ox: F - fms = ma

Chiếu lên trục Oy: 

N - P = 0 => N = mg = 10.10 = 100N

=> fms = μ.N = 0,2.100 = 20N            

Thay vào (1) ta có: 30 - 20 = 10a => a = 1(m/s2

Ví dụ 2: Cho một vật có khối lượng m đang chuyển động với vận tốc 25m/s trên mặt phẳng nằm ngang thì trượt lên dốc. Biết dốc dài 50m, cao 14m và hệ số ma sát giữa vật và dốc là μ = 0,25. Lấy g=10m/s2. Xác định gia tốc của vật khi lên dốc?

Lời giải:

Công thức tính lực ma sát 

Chọn hệ quy chiếu Oxy như hình vẽ, chiều dương là chiều chuyển động

Vật chịu tác dụng của các lực Công thức tính lực ma sát 

Theo định luật II newton ta có: Công thức tính lực ma sát 

Chiếu Ox ta có:

-Px - fms = ma => -Psinα - μN = ma     (1)  

Chiếu Oy: N = Py = Pcosα           (2)

 Thay (2) vào (1):

=> -Psinα - μPcosα = ma => a = -gsinα - μgcosα  

 Công thức tính lực ma sát 

Công thức tính lực ma sát

3.Bài tập tự luyện

Câu 1. Một vật trượt được một quãng đường s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt bằng 0,06 lần trọng lượng của vật và g =10 m/s2. Cho chuyển động của vật là chuyển động thẳng chậm dần đều. Vận tốc ban đầu của vật

A. = 7,589 m/s.

B. = 75,89 m/s.

C. = 0,7589 m/s.

D. = 5,3666m/s.

Đáp án đúng: A

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Lực ma sát

Áp dụng biểu thức của định luật II Newton:

P+N+Fmst=ma (*)

Chọn hệ trục xOy như hình vẽ, chiếu (*) lên trục Ox:

Fmst=ma (1)

0,06mg=maa=0,06g=0,6m/s2

Áp dụng công thức liên hệ giữa v, a, s: v2v02=2asv0=2as=2.0,6.48=7,589m/s

Câu 2. Một người đẩy một vật trượt thẳng đều trên sàn nhà nằm ngang với một lực có phương ngang với độ lớn 300 N. Khi đó, độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật sẽ

A. lớn hơn 300 N.

B. nhỏ hơn 300 N.

C. bằng 300 N.

D. bằng trọng lượng

Đáp án đúng: C

Do vật chuyển động thẳng đều, lực ma sát trượt cân bằng với lực đẩy Fmst=Fd=300N

Câu 3. Trong cuộc sống, có những tình huống lực ma sát có lợi nhưng có những tình huống lực ma sát có hại. Tình huống nào lực ma sát xuất hiện có hại?

A. viết bảng.

B. đi bộ trên đường nhựa.

C. đi trên đường đất trời mưa.

D. thêm ổ bi vào các trục quay.

Đáp án đúng là: C

A. viết bảng – lực ma sát nghỉ giữa phấn (hoặc bút) và mặt bảng giúp cho việc viết bảng dễ dàng hơn, phấn bám được trên bảng.

B. đi bộ trên đường nhựa – lực ma sát nghỉ giữa chân và mặt đất giúp cho con người đi lại được.

C. đi trên đường đất trời mưa – lực ma sát trượt xuất hiện làm cho việc đi lại khó khăn.

D. thêm ổ bi vào các trục quay – lực ma sát lăn xuất hiện giúp cho ổ trục quay dễ dàng hơn.

Câu 4. Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe và mặt đường là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là?

A. 1000 N.

B. 10000 N.

C. 100 N.

D. 10 N.

Đáp án đúng: B

Xe chuyển động trên đường nằm ngang nên N=P=mg=5000.10=50000N

Fmst=μtN=0,2.50000=10000N

Câu 5. Một ô tô đang chuyển động trên đường thẳng ngang với vận tốc 54 km/h thì tắt máy. Biết hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là μ = 0,01. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian từ lúc tắt xe máy đến lúc dừng lại là

A. 180 s. Fmst=μtN=0,01.mg

B. 90 s.

C. 100 s.

D. 150 s.

Đáp án đúng: D

Đổi v0=54km/h=15m/s .

Xe chuyển động trên đường nằm ngang N=P=mg

Fmst=μtN=0,01.mg

Áp dụng định luật II Newton Fmst=ma

Chọn chiều dương theo chiều chuyển động: 

Fmst=maa=Fmstm=0,01.mgm=0,01g=0,1m/s2

Thời gian xe đi từ lúc tắt máy cho đến khi dừng lại là: t=vv0a=0150,1=150s

Câu 6. Khi ôtô chuyển động thẳng đều thì

A. trọng lực cân bằng với phản lực.

B. lực kéo cân bằng với lực ma sát với mặt đường.

C. các lực tác dụng vào ôtô cân bằng nhau.

D. trọng lực cân bằng với lực kéo.

Đáp án đúng: C

Các lực tác dụng lên xe ôtô bao gồm: trọng lực, phản lực, lực kéo của động cơ, lực ma sát với đường, lực cản của không khí. Xe chuyển động thẳng đều khi các lực tác dụng vào xe cân bằng nhau.

Câu 7. Một vật trượt có ma sát trên một mặt phẳng nằm ngang. Nếu vận tốc của vật đó tăng lên 2 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ

A. tăng 2 lần.

B. tăng 4 lần.

C. giảm 2 lần.

D. không đổi.

Đáp án đúng: D

Lực ma sát  , không phụ thuộc vào vận tốc của vật.

Câu 8. Một vật lúc đầu nằm yên trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động được một đoạn sau đó chuyển động chậm dần vì

A. quán tính.

B. lực ma sát.

C. phản lực.

D. trọng lực

Đáp án đúng: D

Lực ma sát gây cản trở chuyển động của vật, làm cho vật chuyển động chậm dần.

Câu 9. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào những yếu tố nào?

A. Diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật.

B. Áp lực lên mặt tiếp xúc.

C. Bản chất của vật.

D. Điều kiện về bề mặt.

Đáp án đúng: A

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và vận tốc của vật

Câu 10: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.

B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.

C. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy.

D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.

Lời giải:

Đáp án: A

   Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng là lực đàn hồi của lò xo. Lực này không phải lực ma sát.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt:

A. Viên bi lăn mặt đất

B. Khi viết phấn trên bảng

C. Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường

D. Trục ổ bi ở quạt trần

Lời giải:

Đáp án: B

   Viên bi lăn mặt đất, Bánh xe đạp khi xe chạy trên đường, Trục ổ bi ở quạt trần trong ba trường hợp này lực ma sát xuất hiện là lực ma sát lăn. Chỉ có khi ta viết phấn trên bảng thì viên phấn trượt trên mặt bảng nên lực xuất hiện là lực ma sát trượt

Câu 12: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn?

A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe

B. Ma sát khi đánh diêm

C. Ma sát tay cầm quả bóng

D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường

Lời giải:

Đáp án: D

   Lực ma sát lăn sinh ra khi một lăn trên bề mặt của vật khác. Trong các trường hợp kể trên thì chỉ có bánh xe với mặt đường xuất hiện lực ma sát lăn.

Câu 13: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Quả dừa rơi từ trên cao xuống

B. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà

C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi

D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc

Lời giải:

Đáp án: D

   Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị vật bị tác dụng của lực khác. Khi nằm trên mặt dốc, chiếc xe bị trọng lực kéo xuống, nhưng nó không chuyển động là do có lực ma sát nghỉ giữ nó nằm yên.

Câu 14: Cách nào sau đây làm giảm được ma sát nhiều nhất?

A. Vừa tăng độ nhám vừa tăng diện tích của bề mặt tiếp xúc

B. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

C. Tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc

D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc

Lời giải:

Đáp án: B

- Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật. Lực ma sát phụ thuộc vào độ lớn của áp lực, bề mặt tiếp xúc.

- Vì vậy muốn giảm lực ma sát thì ta tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc

Câu 15: Khi ta cầm bút để viết, lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay?

Cách giải bài tập về Lực ma sát cực hay

Lời giải:

   Lực nào giúp chiếc bút không trượt khỏi tay là lực ma sát nghỉ. Lực này giúp cho chiếc bút không bị trượt khỏi tay khi có tác dụng của các lực khác như: trọng lực…

Câu 16: Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp lực ma sát xuất hiện giữa các vật là có lợi. Hãy kể 3 ví dụ lực ma sát có lợi? và chỉ rõ đó là loại lực ma sát gì?

Lời giải:

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi viết phấn lên bảng.

- Lực ma sát trượt xuất hiện khi ta phanh xe.

- Lực ma sát nghỉ giúp ta cầm được các đồ vật mà không bị trượt, rơi.

Câu 17: Móc lực kế vào vật nặng đặt trên mặt bàn rồi kéo từ từ lực kế theo phương ngang. Ta thấy vật nặng vẫn nằm im và lực kế chỉ 100N. Khi đó có xuất hiện lực ma sát không? Nếu có thì lực ma sát xuất hiện là lực gì? Độ lớn là bao nhiêu?

Lời giải:

   Khi đó xuất hiện lực ma sát nghỉ ngăn cản vật không trượt trên mặt bàn. Lực ma sát nghỉ này cân bằng với lực kéo nên nó có độ lớn là 100N.

Câu 18: Một đoàn tàu đang giảm tốc độ khi vào ga, biết lực kéo của đầu máy là 20000N. Em có nhận xét gì về độ lớn của lực ma sát khi đó?

Lời giải:

Lực ma sát lớn hơn 20000N.

- Vì tàu đang giảm tốc nên lực kéo của đầu máy nhỏ hơn lực ma sát ngăn cản chuyển động. Nên lực ma sát lúc đó phải lớn hơn 20000N

Câu 19: Một xe máy chuyển động thẳng đều, lực kéo của động cơ là 500N. Độ lớn của lực ma sát là bao nhiêu?

Lời giải:

-Xe máy đang chuyển động thẳng đều nên lực tác dụng vào xe máy cân bằng nhau. Vì vậy độ lớn của lực ma sát bằng với độ lớn của lực kéo.

Do đó lực ma sát có độ lớn là 500N.

Xem thêm các bài tập và câu hỏi liên quan khác

30 bài tập về định luật II Newton (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Động lượng và năng lượng trong va chạm (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Sự rơi tự do (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!