30 bài tập về các loại phản ứng alcohol 2024 (có đáp án)

1900.edu.vn xin giới thiệu bài tập và tóm tắt lý thuyết Hóa : Bài tập các loại phản ứng alcohol hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa 11. Mời các bạn đón xem:

Bài tập về các loại phản ứng alcohol

I. Lý thuyết

A. Khái niệm, danh pháp

1. Khái niệm

- Alcohol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm hydroxy (-OH) liên kết với nguyên tử carbon no.

- Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nhóm hydroxyl.

2. Danh pháp

Danh pháp thay thế

- Monoalcohol: Tên hydrocarbon (bỏ e ở cuối) + Vị trí nhóm –OH + ol.

- Polyalcohol: Tên hydrocarbon + Vị trí nhóm –OH + Độ bội nhóm –OH + ol.

B. Đặc điểm cấu tạo

- Alcohol thường bị phân cắt ở liên kết O-H hoặc liên kết C-O.

C. Tính chất vật lí

- Trạng thái:

+ C1 – C12: lỏng.

+ C13 trở lên: rắn.

- Nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon và dẫn xuất halogen.

- Dễ tan trong nước do chúng tạo liên kết hydrogen với nhau và với nước.

- Độ tan trong nước giảm dần khi phân tử khối tăng dần.

D. Tính chất hóa học

1. Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH

- Phản ứng với kim loại mạnh như sodium, potassium.

2R-OH + 2Na → 2RONa + H2

2. Phản ứng tạo ether

- Đun nóng alcohol với H2SO4 đặc ở 140oC tạo ether.

ROH + R’OH → RCOR’ + H2O

3. Phản ứng tạo alkene

- Acol đi qua H2SO4 đặc, H3PO4 đặc, Al2O3 thì alcohol bị tách nước tạo alkene.

- Quy tắc Zaitsev: Trong phản ứng tách nước của alcohol, nhóm –OH bị tách ưu tiên với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn.

4. Phản ứng oxi hóa

a, Oxi hóa không hoàn toàn

R-CH2-OH + CuO → R-CH=O + Cu + H2O

alcohol bậc I                aldehyde

R-CH(OH)-R’ + CuO →  R-CO-R’ + Cu + H2O

alcohol bậc II                  ketone

b, Phản ứng cháy của alcohol

CnH2n+1OH + 3n/2O2 → nCO2 + (n+1)H2O

5. Phản ứng riêng của polyalcohol với Cu(OH)2

- Các alcohol có nhóm –OH liên kề tác dụng được với copper(II)hydroxide tạo dung dịch màu xanh lam đậm.

→ Dùng để nhận biết polyalcohol có nhóm –OH liền kề.

E. Ứng dụng

- Dung môi.

- Rượu, bia.

- Nhiên liệu.

- Nguyên liệu tổng hợp hóa chất …

F. Điều chế

1. Hydrate hóa alkene

CH2=CH2 + H2O → C2H5OH

2. Điều chế ethanol bằng phương pháp hóa sinh

(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

3. Điều chế glycerol

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n-5OH.

B. CnH2n(OH)2.

C. CnH2n-1­OH.

D. CH2n+1OH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công thức tổng quát của alcohol no, đơn chức, mạch hở là  CH2n+1OH.

Câu 2. Chất nào sau đây là alcohol bậc II?

A. propan-1-ol.

B. propan-2-ol.

C. 2-methylpropan-1-ol.

D. 2-methylpropan-2-ol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hợp chất propan-2-ol có công thức là CH3CH(OH)CH3. Nhóm –OH gắn với carbon bậc 2 nên propan-2-ol là alcohol bậc II.

Câu 3. Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:

Cho alcohol có công thức cấu tạo sau

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là

A. 4-methylpentan-1-ol.

B. 2-methylbutan-3-ol.

C. 3-methylbutan-2-ol.

D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là 4-methylpentan-1-ol.

Câu 4. Nhiều vụ ngộ độc rượu do sử dụng rượu được pha chế từ cồn công nghiệp có lẫn methanol. Công thức phân tử của methanol là

A. CH3OH.

B. C2H5OH.

C. C3H7OH.

D. C2H4(OH)2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Công thức phân tử của methanol là CH3OH.

Câu 5. Cho các hợp chất hữu cơ sau:

(1) C3H8; (2) CH3Cl; (3) C2H5OH; (4) CH3OH.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi của các chất trên là

A. (1) > (2) > (3) > (4).

B. (1) > (4) > (2) > (3).

C. (3) > (4) > (2) > (1).

D. (4) > (2) > (1) > (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Alcohol có nhiệt độ sôi > dẫn xuất halogen > hydrocarbon.

Alcohol có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Câu 6.  Để pha chế một loại cồn sát trùng sử dụng trong y tế, người ta cho 700 mL ethanol nguyên chất vào bình định mức rồi thêm nước cất vào, thu được 1000 mL cồn. Hồn hợp trên có độ cồn là

A. 17o.

B. 7o.

C. 70o.

D. 170o

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Độ cồn (độ rượu) là số ml rượu nguyên chất có trong 100 mL rượu và nước.Vậy hỗn hợp trên có độ cồn là 70o.

Câu 7. Số hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H8O phản ứng được với Na là hợp chất thuộc alcohol.
Các công thức cấu tạo phù hợp là:

CH3CH2CH2OH; CH3CHOHCH3.

Câu 8. Oxi hoá propan-2-ol bằng CuO nung nóng, thu được sản phẩm nào sau đây?

A. CH3CHO.

B. CH3CH2CHO.

C. CH3COCH3.

D. CH3COOH.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

 CH3CHOHCH3CuO,toCH3COCH3+H2O

Sản phẩm thu được là CH3COCH3.

Câu 9. Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol nào sau đây?

A. Alcohol bậc I.

B. Alcohol bậc II.

C. Alcohol bậc III.

D. Alcohol đa chức.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol đa chức có nhiều nhóm -OH liền kề.

Câu 10. Khi đốt cháy hoàn toàn ethanol, thu được tỉ lệ mol nCO2:nH2O

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 2 : 3.

D. 3 : 2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

 C2H5OH+3O2to2CO2+3H2O

Tỉ lệ mol nCO2:nH2O = 2 : 3.

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

30 bài tập về Sulfuric acid và muối sulfate (2024) có đáp án chi tiết nhất 

30 Bài tập về etilen glicol (2024) có đáp án chi tiết nhất 

Công thức tính đồng phân ankan (2024) đầy đủ, chi tiết nhất 

30 Bài tập Đồng phân của Ankan (2024) có đáp án chi tiết nhất 

40 Bài tập về Anđehit - Xeton (2024) có đáp án chi tiết nhất 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!