30 Bài tập của Dãy hoạt động hóa học của kim loại (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu tóm tắt lý thuyết Hóa học lớp 9 Dãy hoạt động hóa học của kim loại hay, chi tiết cùng với câu hỏi trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa học lớp 9. Mời các bạn đón xem:

Bài tập của dãy hoạt động hóa học của kim loại

1. Lý thuyết và phương pháp giải

1.1 Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học :

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

1.2 Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại

Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải.

2. Những kim loại đứng trước Mg là những kim loại mạnh (K, Na, Ba,..), tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng H2.

3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch axit giải phóng khí H2.

4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K...) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

1.3 Phương pháp giải

- Kim loại mạnh: nhóm IA và IIA (trừ Be không khử được nước, Mg khử chậm). Các kim loại còn lại khử mạnh nước ở nhiệt độ thường, giải phóng khí H2 .

2M + 2nH2O → 2M(OH)n + nH2

Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

- Kim loại trung bình: Fe, Zn ... khử được hơi nước ở nhiệt độ cao.

Ví dụ:

3Fe + 4H2O Fe3O4 + 4H2

- Kim loại yếu: Cu, Ag, Au ... không khử được nước dù ở nhiệt độ cao.

+ Để giải các bài tập có thể viết phương trình và tính theo phương trình. Hoặc áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố,bảo toàn electron, bảo toàn khối lượng.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

A. CuSO4

B. Na2SO4

C. MgSO4

D. K2SO4

Lời giải

Al sẽ phản ứng được với dung dịch muối của kim loại yếu hơn Al

=> kim loại yếu hơn Al là Cu

PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Đáp án: A

Ví dụ 2: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe

B. Zn

C. Cu

D. Mg

Lời giải

Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Nếu dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Đáp án: B

Ví dụ 3: Có 1 mẫu dung dịch FeSO4 bị lẫn tạp chất CuSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại nào?

A. Zn

B. Mg

C. Fe

D. Cu

Lời giải

Có thể làm sạch mẫu dung dịch này bằng kim loại Fe vì

Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

Đáp án: C

3. Bài tập vận dụng

Bài 1: Các cặp sau cặp nào xảy ra phản ứng:

A. Cu + ZnCl2

B. Zn + CuCl2

C. Fe + ZnCl2

D. Zn + ZnCl2

Lời giải

Cặp xảy ra phản ứng là: Zn + CuCl→ ZnCl2 + Cu

Đáp án: B

Bài 2: Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. ZnSO4 và Mg

B. CuSO4 và Ag

C. CuCl2 và Al

D. CuSO4 và Fe

Lời giải

CuSO4 + Ag không xảy ra vì Ag là KL đứng sau Cu trong dãy điện hóa

Đáp án: B

Bài 3: Các cặp chất sau, cặp chất nào xảy ra phản ứng:

A. CuSO4   +   Fe

B. Ag   +    HCl

C. Au   +    HNO3

D. Cu   +    HCl

Lời giải

Ag, Cu đứng sau hidro trong dãy điện hóa do đó không phản ứng với axit không có tính oxi hóa => loại B, D

Au không tan trong axit, tan trong dd nước cường toan => loại C

Đáp án: A

Bài 4: Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Lời giải

Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

Đáp án: C

Bài 5: Dãy nguyên tố nào sau đây xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

A. Fe, Zn, Al, Mg, Na.

B. Zn, Fe, Al, Na.

C. Na, Mg, Al, Zn, Fe. 

D. Fe, Zn, Na, Al, Mg.

Lời giải

Thứ tự tính kim loại tăng dần là: Fe, Zn, Al, Mg, Na.

Đáp án: A

Bài 6: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. K, Al, Mg, Cu, Fe

B. Cu, Fe, Mg, Al, K

C. Cu, Fe, Al, Mg, K

D. K,Cu, Al, Mg, Fe.

Lời giải

Thứ tự chiều hoạt động hóa học tăng dần của kim loại là: Cu, Fe, Al, Mg, K.

Đáp án: C

Bài 7: Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là:

A. Ag+, Cu2+, Fe3+

B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+

C. Fe3+ ,Cu2+, Ag+

D. Ag+, Cu2+, Fe2+ ,Fe3+

Lời giải

Cho Al từ từ đến dư vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2; AgNO3; Fe(NO3)3 thứ tự các ion bị khử là : Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+ vì theo thứ tự với chất có tính oxi hóa cao nhất : Ag+ > Fe3+> Cu2+ > Fe2+

Đáp án: B

Câu 8: Nhóm kim loại nào có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. Cu, Ca, K, Ba

B. Zn, Li, Na, Cu

C. Ca, Mg, Li, Zn

D. K, Na, Ca, Ba

Nhóm kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là: K, Na, Ca, Ba

Đáp án: D

Câu 9: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường:

A. Na, Fe, Ca, Ba

B. K, Na, Ba, Ca

C. K, Na, Ca, Zn

D. Cu, Ag, Na, Fe

Fe, Zn, Ag, Cu không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

Đáp án: B

Câu 10: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường :

A. Na, Al

B. K, Na

C. Al, Cu

D. Mg, K

Nhớ các kim loại tan trong nước Khi Nào Cần tức K, Na, Ca phản ứng với nước ở đk thường

Đáp án: B

Câu 11: Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là:

A. Al

B. Ba

C. Fe

D. Zn

Kim loại tác dụng được với nước ở điều kiện thường là: Ba

Đáp án: B

Câu 12: Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2?

A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba

B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K

C. Mg, K, Fe, Al, Na

D. Zn, Cu, K, Mg, Ag, Al, Ba

Các kim loại phản ứng với HCl sinh ra khí H2 là: Mg, K, Fe, Al, Na

Đáp án: C

Xem thêm các dạng  bài tập Hóa học hay khác:

30 Bài tập về Tính chất hóa học của kim loại (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Tính chất vật lí của kim loại (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Nhôm (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Hợp kim sắt: Gang, thép (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!