Zn + O2 → ZnO | Zn ra ZnO

1900.edu.vn xin giới thiệu phương trình Zn + O2 → ZnO gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học của Kẽm. Mời các bạn đón xem:

Phương trình Zn + O2 → ZnO

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    2Zn + O2 → 2ZnO

2. Cách thực hiện phản ứng

- Cho kẽm tác dụng với oxi

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Kẽm cháy sáng trong không khí tạo muối màu trắng.

4. Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ

5. Tính chất hoá học

5.1. Tính chất hoá học của Kẽm

- Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

Tác dụng với phi kim

- Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

Tác dụng với H2O

- Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

Tác dụng với bazơ

- Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

5.2. Tính chất hoá học của O2

    Khi tham gia phản ứng, nguyên tử O dễ dàng nhận thêm 2e. Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ kém flo (3,98).

    Do vậy, oxi là nguyên tố phi kim hoạt động hoá học, có tính oxi hoá mạnh. Trong các hợp chất (trừ hợp chất với flo), nguyên tố oxi có số oxi hoá là -2.

    Oxi tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt, ...) và các phi kim (trừ halogen). Oxi tác dụng với nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.

Tác dụng với kim loại

    Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ au và Pt), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Tác dụng với phi kim

    Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

Tác dụng với hợp chất

    - Tác dụng với các chất có tính khử:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    - Tác dụng với các chất hữu cơ:

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

6. Bạn có biết

Kẽm là kim loại có tính khử mạnh nên dễ dàng tham gia phản ứng với các chất có tính oxi hóa mạnh như O2; Cl2 

7. Bài tập liên quan

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 13 gam Zn trong oxi thu được ZnO. Thể tích khí oxi đã dùng (đktc) là

A. 11,2 lít.

B. 3,36 lít.

C. 2,24 lít.

D. 4,48 lít.

Hướng dẫn giải:

Số mol Zn là:  nZn=1365=0,2mol

PTHH:               2Zn    +   O2  to  2ZnO

Tỉ lệ theo PT:   2mol       1mol      2mol

                          0,2mol     ? mol  

Số mol khí O2 đã dùng là: nO2=0,2.12=0,1mol

=> Thể tích O2 là: V = n.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg và Zn cần vừa đủ 2,8 lít khí O2 (đktc), thu được 9,1 gam hỗn hợp 2 oxit. Giá trị của m:

A. 3,9 g    

B. 6,7 g    

C. 7,1 g    

D. 5,1 g

Đáp án D

Hướng dẫn giải:

nO2 = 0,125 mol; ⇒ mO2 = 32.0,125 = 4 gam;

Ta có: mX + mO2 = m(oxit) ⇒ mX = 9,1 - 4 = 5,1 gam.

Bài 3: Đốt cháy kim loại 3,25 g M trong oxi thu được oxit kim loại. Oxit kim loại tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1 M. Kim loại M là:

A. Mg    

B. Zn    

C. Fe    

D. Al

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng: M + O2 → M2On

M2On + 2nHCl → 2MCln + nH2O

M = 3,25/(0,1/n) = 32,5 n ⇒ M là Zn

Bài 4: Đốt cháy m gam hỗn hợp kim loại Cu và Zn trong khí oxi dư thu được (m + 4,8) gam chất rắn X. Tổng số mol của hai kim loại là:

A. 0,1.

B. 0,3.

C. 0,6.

D. 0,5.

Hướng dẫn giải:

BTKL: mkim loại + moxi = mX ⟹ moxi = 4,8 ⟹ nO = 0,3 mol.

Gọi số mol Cu và Zn lần lượt là a, b

Cu0→ Cu2+ + 2e

a →                2a

Zn0→ Zn2+ + 2e

b →               2b

ne nhường = 2a + 2b.

O   +  2e → O-2.

0,3→0,6

ne nhường = ne nhận⟹ 2a + 2b = 0,6 ⟹ a + b = 0,3

Đáp án B

Bài 5: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường

A. Ag    

B. Zn    

C. Al    

D. Fe

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Bài 6: Đốt cháy hết m gam X gồm Mg, Al, Zn trong O2 dư ở nhiệt độ cao được 26,4 gam Y gồm các oxit kim loại. Hoà tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 dư được 8,96 lít H2 đktc .Tìm m:

A. 23,2g

В. 20g

C. 18,4g

D. 21,6g

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

nH2=8,9622,4=0,4(mol)

Ở cả 2 thí nghiệm, kim loại đều nhường e với số mol như nhau do cùng tăng số oxi hoá giống nhau ở 2 thí nghiệm.

Bảo toàn e: 

4nO2=2nH2

nO2=0,2(mol)

BTKL: m=26,40,2.32=20g

Xem thêm các phương trình hóa học liên quan khác:

Zn + HNO3 (đặc) → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O | Zn ra Zn(NO3)2

Zn + HNO3 loãng → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O | Zn + HNO3 ra NH4NO3

Zn ra ZnSO4 | Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Zn + H2SO4(đ) → ZnSO4 + SO2 + H2O | Zn ra ZnSO4

Zn + HCl → ZnCl2 + H2 | Zn ra ZnCl2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!