4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
1. Phương trình hoá học của phản ứng Zn tác dụng với HNO3 ra NH4NO3
4Zn + 10HNO3 → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng Zn tác dụng với HNO3 ra NH4NO3
- Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.
- HNO3 loãng.
3. Mở rộng kiến thức về kẽm (Zn)
3.1. Vị trí trong bảng tuần hoàn
- Kẽm ở ô số 30, thuộc chu kì 4, nhóm IIB của bảng tuần hoàn.
- Trong các hợp chất, kẽm có số oxi hóa là +2.
3.2. Tính chất
- Zn là kim loại có màu lam nhạt. Trong không khí ẩm, kẽm bị phủ một lớp oxit mỏng nên có màu xám.
- Kẽm là kim loại có khối lượng riêng lớn (D = 7,13g/cm3), có tonc = 419,5oC.
- Ở điều kiện thường, Zn khá giòn nên không kéo dài được, nhưng khi đun nóng từ 100 - 150oC lại dẻo và dai, đến 200oC thì giòn trở lại và có thể tán được thành bột.
- Zn ở trạng thái rắn và các hợp chất của kẽm không độc. Riêng hơi của ZnO thì rất độc.
- Zn là một kim loại khá hoạt động, có tính khử mạnh hơn sắt. Phản ứng với nhiều phi kim như O2, Cl2, S, ... và các dung dịch axit, kiềm, muối. Ví dụ:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
3.3. Ứng dụng
- Mạ (hoặc tráng) để bảo vệ bề mặt các dụng cụ, thiết bị bằng sắt, thép để chống gỉ, chống ăn mòn.
- Chế tạo hợp kim như hợp kim với Cu - Zn.
- Chế tạo pin điện hóa, phổ biến nhất là pin Zn - Mn ... .
- Một số hợp chất của Zn dùng trong y học, chẳng hạn như ZnO dùng làm thuốc giảm đau dây thần kinh, chữa bệnh eczema, bệnh ngứa,...
4. Mở rộng tính chất về HNO3
4.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrat. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
4.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).
+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
Tác dụng với phi kim: HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như: S, C, P, ...
Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
5. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Dãy oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. MgO, ZnO.
B. ZnO, CaO.
C. MgO, Al2O3.
D. ZnO, Al2O3.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
ZnO, Al2O3 có tính lưỡng tính.
Câu 2: Kim loại Fe thụ động bởi dung dịch
A. H2SO4 loãng
B. HCl đặc, nguội
C. HNO3 đặc, nguội
D. HCl loãng
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Fe thụ động trong dung dịch HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
Câu 3: Hòa tan 5,6g Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 2,24.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 6,72.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Bảo toàn số mol electron
→ 3nFe = 3nNO → nNO = nFe = 0,1 → V = 2,24 lít
Câu 4. Cho phương trình hóa học: Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O. Tổng hệ số cân bằng (là số nguyên, tối giản) của phương trình là
A. 22.
B. 24.
C. 25.
D. 26.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Phương trình phản ứng minh họa
4Zn + 10HNO3→ 4Zn(NO3)2+ NH4NO3 + 3H2O
Tổng hệ số của phương trình là 22.
Câu 5: Cho biết số hiệu nguyên tử của Zn là 30. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là?
A. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIA.
B. Ô 30, chu kì 5, nhóm IIB.
C. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIB.
D. Ô 30, chu kì 3 nhóm IIB.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cấu hình electron của Zn là: [Ar]3d104s2
Zn ở ô 30 (z = 30), chu kỳ 4 (4 lớp electron), nhóm IIB (2 electron hóa trị, nguyên tố d).
Câu 6: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng phương pháp điện hóa người ta dùng kim loại nào sau đây?
A.Cu.
B. Pb.
C.Zn.
D. Sn.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
Zn + H2SO4(đ) → ZnSO4 + SO2 + H2O | Zn ra ZnSO4
Zn + HCl → ZnCl2 + H2 | Zn ra ZnCl2
Phương trình điện li Zn(OH)2 | Zn(OH)2