ZnCl2 + NaOH → Zn(OH)2↓ + NaCl | NaOH ra NaCl | ZnCl2 ra Zn(OH)2

1900.edu.vn xin giới thiệu phương trình ZnCl2 + NaOH → Zn(OH)2↓ + NaCl gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

Phản ứng: ZnCl2 + NaOH → Zn(OH)2↓ + NaCl

1. Phương trình phản ứng hóa học:

    ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaCl

2. Cách thực hiện phản ứng

- nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnCl2

3. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Có kết tủa trắng xuất hiện.

4. Điều kiện phản ứng

- Điều kiện thường

5. Tính chất hóa học

5.1 Tính chất hóa học của NaOH

NaOH Là một bazơ mạnh nó sẽ làm quỳ tím chuyển màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein thành màu hồng. Một số phản ứng đặc trưng của Natri Hidroxit được liệt kê ngay dưới đây.

a) Phản ứng với axit tạo thành muối + nước:

NaOHdd + HCldd→ NaCldd + H2O

 b) Phản ứng với oxit axit: SO2, CO2

2 NaOH + SO2→ Na2SO3 + H2O

NaOH + SO2→ NaHSO3

c) Phản ứng với muối tạo bazo mới + muối mới (điều kiện: sau phản ứng phải tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi):

2 NaOH + CuCl2→ 2NaCl + Cu(OH)2↓

d) Tác dụng với kim loại lưỡng tính:

2 NaOH + 2Al + 2H2O→ 2NaAlO2 + 3H2

2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2

e) Tác dụng với hợp chất lưỡng tính:

NaOH + Al(OH)3 → NaAl(OH)4

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

5.2. Tính chất hóa học của ZnCl2

- Mang tính chất hóa học của muối:

a) Tác dụng với muối

ZnCl2 + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2AgCl

b) Tác dụng với kim loại

Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn

c) Tác dụng với dung dịch bazơ:

ZnCl2 + 2KOH → Zn(OH)2 + 2KCl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4Cl

d) Tạo phức với NH3

4NH3 + ZnCl2 → [Zn(NH3)4]Cl2

6. Bạn có biết

- Nếu NaOH dư, kết tủa Zn(OH)2 sẽ tan theo PTHH

2NaOH + Zn(OH)2↓ → Na2ZnO2(dd) + 2H2O

- Các dung dịch muối kẽm khác cũng có phản ứng với NaOH tương tự ZnCl2.

7. Bài tập liên quan

Bài 1: Cho dung dịch FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư , sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm

Top of Form

A. Fe2O3

B. FeO

C. FeO, ZnO

D. Fe2O3, ZnO Bottom of Form

 

 

 

 

 

Hướng dẫn giải

Cho dung dịch FeCl2 và ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư , sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn gồm Fe2O3.
Ta có các PTHH:
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
ZnCl2 + 4NaOH dư → Na2ZnO2 + 2NaCl + 2H2O
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Fe(OH)3 → {t⁰} Fe2O3 + H2O
Vậy chất rắn là Fe2O3

Bài 2: Hiện tượng thu được khi nhỏ từ từ NaOH đến dư vào dung dịch ZnCl2 là

A. có kết tủa keo trắng xuất hiện.

B. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan.

C. xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

D. Không có hiện tượng gì.

Hướng dẫn giải

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaCl

NaOH dư, kết tủa Zn(OH)2 tan theo PTHH: 2NaOH + Zn(OH)2↓ → Na2ZnO2(dd) + 2H2O

Đáp án B.

Bài 3: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 1,485g kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 1 lít    

B. 0,5 lít    

C. 0,3 lít    

D. 0,7 lít

Hướng dẫn giải

Ta có: nZn2+ = 0,02 mol; n↓ = 0,015 mol

Do n↓ < nZn2+ mà cần tính giá trị nhỏ nhất của V có nghĩa là cần tính số mol nhỏ nhất của OH-.

Vậy nOH- = 2. n↓ = 0,03 mol nên V = 0,3 lít.

Đáp án C.

Bài 4: Cho dung dịch chứa FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem toàn bộ lượng kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp rắn gồm         

A. FeO, CuO, ZnO

B. Fe2O3, ZnO, CuO

C. FeO, CuO

D. Fe2O3, CuO

Hướng dẫn giải

Đáp án:D

FeCl2, ZnCl2 và CuCl2 +NaOH dư → Fe(OH)2, Na2ZnO2, Cu(OH)2, NaOH dư

CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaOH

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Kết tủa thu được gồm Fe(OH)2, Cu(OH)2, đem nung trong không khí thu được Fe2O3 và CuO

4Fe(OH)2 + O2 to 2Fe2O3 + 4H2O

Cu(OH)2 to CuO + H2O

Bài 5: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 400 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,97g kết tủa. Giá trị của V là

A. 0,6 lít và 1 lít   

B. 0,6 lít và 0,15 lít   

C. 0,45 lít và 1 lít   

D. 0,5 lít và 1 lít

Hướng dẫn giải

Ta có: nZn2+ = 0,04 mol; n↓ = 0,03 mol do n↓ < nZn2+ nên có 2 khả năng:

+ Khả năng 1: Nếu nZn2+ dư thì nOH- = 2.n↓ = 0,06 mol. Vậy V = 0,6 lít.

+ Khả năng 2: Nếu nZn2+ hết thì nOH- = 4.nZn2+ - 2.n↓ = 0,1 mol. Vậy V = 1 lít.

Đáp án A.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!