Zn + HCl → ZnCl2 + H2 | Zn ra ZnCl2

1900.vn xin giới thiệu phản ứng Zn + HCl hay Zn ra ZnCl2 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử, phản ứng thế đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Zn có lời giải,... Mời các bạn đón xem:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

1. Phương trình phản ứng Zn tác dụng HCl

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Đây cũng là một trong các phương trình điều chế khí hiđro phản ứng thế

2. Điều kiện để phản ứng Zn tác dụng HCl

Nhiệt độ

3. Điều chế H2 trong phòng thí nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm để điều chế H2 thường sử dụng axit HCl (hoặc H2SO4 loãng) và kim loại Zn (hoặc Fe, hoặc Al).

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Khí H2 ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí nên ta có thể thu H2 theo 2 cách: Đẩy nước và đẩy không khí.

4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

4.1. Bản chất của Zn (Kẽm)

- Trong phản ứng trên Zn là chất khử.

- Zn là kim loại hoạt động có tính khử mạnh tác dụng được với các axit.

4.2. Bản chất của HCl (Axit clohidric)

- Trong phản ứng trên HCl là chất oxi hoá.

- HCl tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ( trừ Pb) tạo thành muối và khí hidro.

5. Tính chất hoá học của Zn

Kẽm là kim loại hoạt động có tính khử mạnh Zn → Zn2+ + 2e

5.1. Tác dụng với phi kim

Zn tác dụng trực tiếp với nhiều phi kim.

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + Cl2 → ZnCl2

5.2. Tác dụng với axit

- Với các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Zn + 4HNO3 đ → Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

5.3. Tác dụng với H2O

Phản ứng này hầu như không xảy ra vì trên bề mặt của kẽm có màng oxit bảo vệ.

5.4. Tác dụng với bazơ

Kẽm tác dụng với dung dịch bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2....

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

6. Tính chất hóa học của HCl

Dung dịch axit HCl có đầy đủ tính chất hoá học của một axit mạnh.

6.1. Tác dụng chất chỉ thị

Dung dịch HCl làm quì tím hoá đỏ (nhận biết axit)

HCl → H+ + Cl-

6.2. Tác dụng với kim loại

Tác dụng với KL (đứng trước H trong dãy Bêkêtôp) tạo muối (với hóa trị thấp của kim loại) và giải phóng khí hidrô (thể hiện tính oxi hóa)

Cu + HCl → không có phản ứng

6.3. Tác dụng với oxit bazo và bazo

Sản phẩm tạo muối và nước

NaOH + HCl → NaCl + H2 O

6.4. Tác dụng với muối (theo điều kiện phản ứng trao đổi)

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3

(dùng để nhận biết gốc clorua )

Ngoài tính chất đặc trưng là axit , dung dịch axit HCl đặc còn thể hiện vai trò chất khử khi tác dụng chất oxi hoá mạnh như KMnO4, MnO2, K2Cr2O7, MnO2, KClO3 ……

K2Cr2O7 + 14HCl → 3Cl2 + 2KCl + 2CrCl3 + 7H2O

Hỗn hợp 3 thể tích HCl và 1 thể tích HNO3 đặc được gọi là hỗn hợp nước cường toan ( cường thuỷ) có khả năng hoà tan được Au ( vàng)

3HCl + HNO3 → 2Cl + NOCl + 2H2O

NOCl → NO + Cl

Au + 3Cl → AuCl3

7. Bài tập vận dụng liên quan

Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo thành trong dung dịch là

A. 35,7 gam

B. 36,7 gam

C. 53,7gam

D. 63,7 gam

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

nCl- = nHCl = 2nH2 = 0,6 mol.

Ta có: mmuối = mKL + 35,5. nCl-

⇒ mmuối = 36,7 gam.

Bài 2: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?

A. Fe, Ni, Ag.

B. Zn, Cu, Mg.

C. Cu, Na, Ba.

D. Cr, Zn, Al.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Cr + 2AgNO3 → Cr(NO3)2 + 2Ag

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag

Bài 3: Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là?

A. Cu

B. Zn

C. Ag

D. Fe 

Hướng dẫn giải

Đáp án: B

Cu, Ag không phản ứng với HCl => Loại

Fe tác dụng Cl2 tạo FeCl3; Fe tác dụng HCl tạo FeCl2

Zn tác dụng với Cl2 và HCl đều tạo ZnCl2

Zn + Cl2 → ZnCl2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là:

A. 8,50.

B. 18,0.

C. 15,0.

D. 16,0

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Cu không phản ứng với dung dịch HCl. 2 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Cu.

nZn = nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol;

⇒ mZn = 65.0,2 = 13g;

⇒ m = 13 + 2 = 15g.

Câu 5. Trong những oxit sau: CuO, MgO, Fe2O3, CaO, Na2O. Oxit nào không bị Hidro khử:

A. CuO, MgO

B. Fe2O3, Na2O

C. Fe2O3, CaO

D. CaO, Na2O, MgO

Hướng dẫn giải:

Đáp án: D
Những oxit không bị hiđro khử là: CaO, Na2O, MgO

Bài 6: Cho m gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít H2 (đktc) và 2,0 gam kim loại không tan. Gía trị của m là:

A. 15g.

B. 14,35g

C. 8,5g

D. 13g 

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cu không phản ứng với dung dịch HCl. 2 gam chất rắn không tan chính là khối lượng của Cu.

nZn = nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol;

⇒ mZn = 65.0,2 = 13g;

⇒ m = 13 + 2 = 15g.

Câu 7. Sau phản ứng của CuO và H2 thì có hiện tượng gì:

A. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành xanh lam

B. Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ

C. Có chất khí bay lên

D. Không có hiện tượng

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B
Sau phản ứng, chất rắn màu đen chuyển thành đỏ

Câu 8. Sau phản ứng Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí , khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

A. Đỏ

B. Xanh nhạt

C. Cam

D. Tím

Hướng dẫn giải:

Đáp án: B

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

Zn + HNO3 (đặc) → Zn(NO3)2 + NO2 + H2O | Zn ra Zn(NO3)2

Zn + HNO3 loãng → Zn(NO3)2 + NH4NO3 + H2O | Zn + HNO3 ra NH4NO3

Zn + HNO3 → Zn(NO3)2 + N2 + H2O | Zn + HNO3 ra N2

Zn + H2SO4(đ) → ZnSO4 + SO2 + H2O | Zn ra ZnSO4

Phương trình điện li Zn(OH)2 | Zn(OH)2

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!